Sỏi mật là bệnh lý gây tổn thương nghiêm trọng tới túi mật và lá gan. Việc nhận biết nguyên nhân sỏi túi mật chính xác sẽ hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Nội dung bài viết
Sỏi túi mật là các tinh thể rắn hình thành ở bên trong túi mật do tình trạng bão hòa quá mức của 1 trong 3 thành phần của dịch mật, bao gồm cholesterol, sắc tố mật (bilirubin) và muối canxi. Sỏi có thể có kích thước nhỏ như hạt cát hoặc to hơn quả bóng bàn. Người bệnh có khi chỉ có một viên sỏi mật nhưng có khả năng có nhiều viên sỏi cùng lúc.
Sỏi bùn túi mật
Cơn đau thường âm ỉ, kéo dài ở mạn sườn phải, xuyên qua lưng và đau lên hai bả vai. cơn đau dữ dội, quặn thắt thì thường ít xảy ra. Tùy theo mỗi loại sỏi, cơn đau có thể có những dấu hiệu đặc biệt để nhận biết như
Vàng da
Mức độ vàng da của người bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào tiến triển của sỏi mật. Các hiện tượng kèm theo triệu chứng này có thể là ngứa ngáy, đi ngoài ra máu… Vàng da thường xuất hiện ở những người mắc sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan còn với sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.
Người bị sỏi túi mật có thể bị sốt do nhiễm trùng đường mật hoặc viêm túi mật. Có trường hợp sẽ có sốt cao, kèm ớn lạnh, vã mồ hôi, tim đập nhanh, dùng thuốc không đỡ nhưng cũng có khi sốt nhẹ, âm ỉ, kéo dài. Sốt thường đi kèm với những cơn đau vùng mạn sườn phải.
Rối loạn tiêu hóa cũng là một triệu chứng của bệnh sỏi thận thường gặp. Một số trường hợp thường sợ đồ ăn dầu mỡ, hay ợ hơi khó tiêu, nhất là khi ăn no. Những triệu chứng không rõ ràng này khiến nhiều người lầm tưởng bản thân bị dạ dày.
Sỏi túi mật
Có rất nhiều những yếu tố tác động khiến chúng ta mắc căn bệnh sỏi túi mật, tuy nhiên nguyên nhân sỏi túi mật hình thành phổ biến nhất gồm:
Chế độ ăn không lành mạnh là nguyên nhân sỏi túi mật hình thành
Tiêu thụ quá nhiều cholesterol trong chế độ ăn uống hàng ngày, cũng sẽ dẫn tới dư thừa cholesterol ở trong dịch mật và tạo nên sỏi. Tiêu thụ ít calo, nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ và rau xanh dễ gây ra sỏi mật vì điều này sẽ khiến cơ thể hoạt động không ổn định.
Uống ít nước: Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật có thể do nhiều người không uống đủ 2 lít nước mỗi ngày trong thời gian dài sẽ khiến chức năng gan suy giảm, dịch mật tiết ra ít đi.
Thức khuya, stress kéo dài: Những căng thẳng, lo âu về công việc, học hành dồn nén trong thời gian dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý khiến dịch mật tiết ra kém chất lượng.
Sỏi mật do lười vận động: Với những người làm nghề lái xe, văn phòng… thường ngồi nhiều, ít hoạt động làm dịch mật bị ứ trệ tạo điều kiện cho cholesterol kết tủa.
Bệnh về máu
Bệnh tiểu đường
Bị sỏi mật do thừa cân, béo phì
Nếu bạn mắc một số bệnh lý như thiếu máu tán huyết hay bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, sẽ làm cho các tế bào hồng cầu bị vỡ hàng loạt, dẫn đến giải phóng một lượng lớn bilirubin vào dịch mật và hình thành nên sỏi sắc tố mật.
Gan là nơi sản xuất ra dịch mật. Bình thường, trong dịch mật chứa acid mật và lecithin với một lượng vừa đủ để hòa tan cholesterol. Nhưng nếu lá gan của bạn làm việc không tốt, tạo ra quá nhiều cholesterol hoặc ngược lại quá ít lecithin và acid mật, khi đó cholesterol sẽ không được hòa tan hết và lâu dần kết tụ lại thành sỏi.
Ăn đủ bữa: Thực hiện ăn uống đầy đủ 3 bữa 1 ngày, đặc biệt là ăn bữa sáng vì thói quen này làm tăng đáng kể nguy cơ mắc sỏi túi mật.
Dinh dưỡng hợp lý: nên có chế độ ăn hợp lý, cân đối dinh dưỡng và người bị sỏi mật cần hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ; ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi và uống đủ nước mỗi ngày.
Giữ cân nặng hợp lý: không nên nôn nóng trong việc giảm cân phải thực hiện giảm từ từ vì sụt cân nhanh có thể làm tăng nguy cơ sỏi túi mật. Tốt nhất là nên giảm khoảng 0,5 - 1kg mỗi tuần.
Thường xuyên tập thể dục với những bài tập đơn giản nhẹ nhàng mỗi ngày, hạn chế ngồi nhiều.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguyên nhân sỏi túi mật hình thành phổ biến. Nếu có nhu cầu thăm khám với bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, quý khách vui lòng liên hệ 19001806.
Xem thêm: