Táo bón thường xảy ra phổ biến ở trẻ em, đây là tình trạng các bé đi ngoài ít thường xuyên hơn bình thường, phân của trẻ sẽ khô, cứng, khiến trẻ khó đi ngoài, dẫn đến tình trạng bị đau hay chảy máu hậu môn. Tuy tình trạng này chỉ là tạm thời, nhưng nếu biết cách điều trị cho bé thì vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn. Cùng tham khảo những cách trị táo bón cho trẻ dưới đây để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé yêu nhà mình nhé!
Táo bón là căn bệnh về đường tiêu hóa, là tình trạng đi ngoài không thường xuyên (số lần đi ngoài ít hơn hoặc từ 3 lần/tuần), khó khăn khi đi ngoài, đi ngoài không hết. Tình trạng thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có nhiều cách để khắc phục. Tuy nhiên, nếu để táo bón kéo dài có thể trở thành mạn tính.
Làm thế nào để biết bé đang bị táo bón?
Táo bón ở trẻ nhỏ thường xảy ra khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm hay dùng sữa công thức. Khi trẻ bị táo bón mà không được xử lý kịp có thể sẽ gặp nguy hiểm. Vậy làm như thế nào để biết bé đang bị táo bón? Theo tiêu chuẩn của NICE 2010, táo bón ở trẻ em được xác định nếu có từ 2 triệu chứng sau:
Dưới đây là một số mẹo nhỏ chữa táo bón ở trẻ đơn giản mà bạn nên biết:
Thường xuyên uống ít nước cũng có thể gây tình trạng táo bón ở trẻ em. Vì thế, bạn phải cho trẻ uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể. Khi trẻ bị táo bón, bạn thử cải thiện tình trạng bằng cách cho con uống một ít nước khoáng có gas.
Theo một số nghiên cứu thì nước có gas có hiệu quả hơn nước lọc trong việc làm giảm táo bón. Tuy nhiên, không sử dụng nước ngọt có gas vì chúng không tốt cho sức khỏe và có thể khiến chứng táo bón ở trẻ trở nên tồi tệ hơn.
Nếu bé gặp vấn đề về tiêu hóa thì nguyên nhân có thể do sự mất cân bằng của vi khuẩn ở đường ruột. Vì thế, bạn có thể bổ sung lợi khuẩn từ thực phẩm hay thuốc cho bé như sữa chua, men tiêu hóa, Enterogermina,...
Nhiều trẻ có thể bị đầy bụng, chướng hơi do hàm lượng chất đạm khó tiêu hóa trong sữa bột, dẫn đến tình trạng bị táo bón. Vì thế, bạn nên hạn chế sữa hoặc các sản phẩm làm từ sữa khỏi chế độ ăn uống của bé để tình trạng táo bón được cải thiện.
Việc bổ sung chất xơ cho cơ thể sẽ hỗ trợ khả năng tiêu hóa của đường ruột, khiến phân dễ đi qua hơn. Thực tế cho thấy, nhiều tình trạng bị táo bón mạn tính có thể được cải thiện khả nhiều chỉ nhờ vào việc bổ sung thêm chất xơ.
Mặc dù chất xơ có thể làm tăng tần suất đi vệ sinh nhưng lại không giúp giảm các triệu chứng táo bón khác, như phân quá rắn, đau bụng, đầy hơi. Điều này do các loại chết xơ mà bạn bổ sung hàng ngày, có 2 loại chất xơ phổ biến như:
Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ
Một số chất xơ hòa tan lên men cũng có thể không có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng táo bón. Vì đôi khi chất xơ này được lên men bởi loại vi khuẩn trong ruột , làm mất khả năng giữ nước. Bạn hãy bổ sung chất xơ không lên men vào chế độ ăn uống của trẻ để điều trị bệnh táo bón, loại thuốc khuyên sử dụng là Psyllium.
Mận và nước ép mận được biết đến là phương thuốc tự nhiên để điều trị táo bón. Ngoài chất xơ, quả mận còn chứa chất Sorbitol giúp nhuận tràn. Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón, hãy cho con dùng khoảng 50g (tầm 7 quả mận) 2 lần mỗi ngày, đây là phương pháp tự nhiên đơn giản và an toàn nhất trong việc điều trị táo bón ở trẻ em.
Vận động giúp ruột của trẻ được chuyển động nhiều hơn, điều này có thể làm giảm các triệu chứng của táo bón. Vì vậy, bạn nên để con vận động từ 30 – 60 phút mỗi ngày.
Động tác đạp xe là cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả
Hãy khuyến khích con đi vệ sinh vào những thời điểm cố định trong ngày, đặc biệt là sau bữa ăn và bất cứ khi nào bé có cảm giác muốn đi. Bạn nên đặt một chiếc ghế nhỏ dưới chân bởi tư thế này sẽ giúp việc đi ngoài dễ dàng hơn.
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, bạn có thể tạo thói quen đi vệ sinh hàng ngày cho con bằng cách nói: “Đến giờ đi vệ sinh rồi” thay vì hỏi bé có muốn đi vệ sinh không.
Khi trẻ bị táo bón, bạn có thể massage bụng cho bé như sau:
Ngoài ra, bạn có thể đặt bé nằm ngửa, nắm 2 chân bé và làm động tác đạp xe, đây cũng là cách giúp bé dễ đi ngoà hơn.
Khi sử dụng thuốc làm mềm phân, bạn nên thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh việc dùng không đủ liều hay dừng thuốc quá sớm.
Trên đây là những biện pháp bố mẹ có thể thực hiện ở nhà để trị táo bón cho trẻ hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng khi bé nhà mình bị táo bón nhẹ, trường hợp bị nặng thì bạn nên đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám và được sự tư vấn của bác sĩ nhé!