Bạch cầu cấp không phải bệnh lý đơn lẻ mà nó bao gồm nhiều bệnh. Bệnh gây ra bởi các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra các tế bào máu, do đó mà nó còn được gọi nôm na với cái tên là ung thư máu. Bệnh lý này không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng gần đây, với sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp điều trị tiên tiến đã cho kết quả điều trị tốt hơn nhiều.
Bạch cầu cấp hay ung thư máu là bệnh lý do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra tế bào, những tế nào này nhân lên rất nhanh và nếu không được điều trị sẽ gây ứ đọng trong tủy xương, cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường tiếp theo. Do đó, các tế bào ung thư có thể chạy đi rất xa trong cơ thể gây ra hàng loạt triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.
Bệnh bạch cầu cấp tiến triển nhanh và có thể gây tử vong trong vòng vài tuần đến vài tháng nếu không được điều trị. Tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu được điều trị sớm và đúng cách thì có thể đẩy lùi được bệnh.
Như đã nói ở trên thì đây là phải là bệnh lý đơn lẻ mà gồm nhiều loại bệnh, hiện nay có 5 loại bệnh bạch cầu được ghi nhận đó là:
Ung thư máu cũng do tổn thương gen gây nên, có đến hơn 80% nguyên nhân gây tổn thương gen là do những tác động bên ngoài gây ra. Bệnh có thể di truyền, tuy nhiên tỷ lệ không cao (chỉ khoảng 5%) còn lại hầu hết các trường hợp ung thư máu không phải do di truyền. Vì vậy, ung thư máu không lây nhiễm.
Cho đến nay, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh bạch cầu là gì. Tuy nhiên bệnh có thể hình thành khi các gen trong tế bào máu bị tổn thương bởi các tác nhân như tia phóng xạ.
Triệu chứng của bệnh biểu hiện ra thường là khi cơ thể không sản xuất đủ các loại tế bào máu bình thường trong cơ thể. Ngoài ra thì khi các tế bào ung thư lan truyền ra khắp cơ thể cũng gây ra triệu chứng của bệnh.
Các nhóm triệu chứng thường gặp của bệnh phải kể đến như là:
Ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, tuy nhiên những nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn phải kể đến đó là:
Bạch cầu cấp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị phù hợp.
Bệnh bạch cầu cấp được chẩn đoán, xác định dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng.
Phương pháp điều trị bệnh được bác sĩ dựa vào tuổi, trình trạng sức khỏe người bệnh, loại bệnh bạch cầu và khả năng di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh trung ương.
Ghép tủy xương còn gọi là ghép tế bào gốc là phương án duy nhất có khả năng chữa khỏi bệnh bạch cầu. Tuy nhiên phương pháp này thường chỉ áp dụng cho bệnh nhân đã điều trị bằng những phương pháp khác mà không đạt hiệu quả.
Ghép tủy xương tiềm ẩn nguy cơ và tỷ lệ biến chứng cao. Trong quá trình phẫu thuật cấy ghép sẽ sử dụng thuốc hóa trị liều cao để tiêu diệt các tế bào tạo máu trong tủy xương. Tiếp đến là truyền tế bào gốc của người hiến tặng vào dòng máu người bệnh. Những tế bào mới này sẽ tạo ra tế bào máu mới khỏe mạnh thay thế tế bào bệnh.
Là phương pháp sử dụng chính hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể áp dụng sớm nhằm hạn chế biến chứng của các phương pháp truyền thống. Trị liệu sinh học tác động đến tế bào ung thư theo 2 cơ chế:
Hóa trị là phương pháp điều trị bệnh ung thư bằng cách dùng thuốc có chứa những hóa chất mạnh để tiêu diệt các tế bào tăng sinh nhanh trong cơ thể. Trong điều trị bạch cầu cấp, người bệnh sẽ được cho dùng kết hợp nhiều loại thuốc gồm đường tiêm, uống hoặc truyền theo chu kỳ.
Đây được coi là giải pháp đặc biệt cho bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu và có thể chỉ định trước khi tiến hành cấy ghép tế bào gốc.
Là phương pháp sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư. Đây không phải phương pháp điều trị chính và hiếm khi áp dụng cho bệnh nhân bệnh bạch cầu.
Xạ trị được chỉ định trước khi ghép tế bào gốc, khi bệnh bạch cầu đã lan đến não, dịch tủy sống hoặc tinh hoàn, ngoài ra thì có trong trường hợp cần giảm đau hoặc giảm sự khó chịu.
Người bị bệnh bạch cầu sẽ phải sống chung với bệnh, quá trình điều trị có thể kéo dài nhiều năm nên ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh cũng nên chủ động chăm sóc sức khỏe tại nhà:
Một số ung thư có thể phòng ngừa bằng cách giảm thiểu tiếp xúc với rủi ro gây bệnh như tránh xa khói thuốc lá, sống lành mạnh, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nhưng với riêng ung thư bạch cầu thì không có rủi ro rõ rệt để có thể phòng tránh.
Biện pháp phòng ngừa chủ yếu là cách ly môi trường sống khỏi các tác nhân gây đột biến gen như phóng xạ, hóa chất độc đồng thời duy trì lối sống khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc ít nhất là 1 năm 1 lần. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần chú trọng đến sức khỏe, khi có dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay tại cơ sở y tế để thăm khám và xác định nguyên nhân.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh bạch cầu cấp. Quý khách hàng có nhu cầu khám bệnh, khám sức khỏe tổng quát, liên hệ ngay tới số Hotline 1900 1806 của bệnh viện đa khoa Phương Đông để được đặt lịch nhanh chóng.