Bệnh bạch tạng là một căn bệnh di truyền. Theo ước tính, cứ 70 người thì có khoảng 1 người mang gen liên quan đến căn bệnh này. Không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ, bạch tạng còn khiến người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như rối loạn thị giác, giảm thị lực, sợ ánh sáng và ung thư da.
Bạch tạng thuộc nhóm bệnh rối loạn di truyền hiếm gặp có liên quan đến việc không sản xuất hoặc ít sản xuất huyết sắc tố melanin. Đây là một loại sắc tố do các tế bào hắc tố tạo ra, mang lại màu sắc cho da, tóc hoặc mắt.
Bệnh bạch tạng xuất hiện trong hầu hết chủng tộc trên toàn thế giới với tỷ lệ khoảng 1:20000. Tuy nhiên, theo khảo sát, bệnh phổ biến hơn cả ở Châu Phi với tỉ lệ mắc khoảng 1:10000. Đáng chú ý, bạch tạng cũng xảy ra ở các loài động vật.
Dù xuất hiện ở độc vật có vú hay con người thì bệnh bạch tạng đều có biểu hiện đặc trưng ở mắt, da, tóc hoặc lông có màu nhạt. Đối với các nhóm động vật khác, chẳng hạn như chim, ngoài melanin còn có các sắc tố khác, do vậy biểu hiện bệnh sẽ không giống nhau.
Bạch tạng là căn bệnh di truyền thường gặp
Bệnh bạch tạng sẽ được phân loại dựa trên cách thức di truyền và gen bị ảnh hưởng. Cụ thể:
Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh bạch tạng. Cụ thể, bệnh là kết quả của đột biến liên quan đến các gen có nhiệm vụ sản xuất hoặc phân phối melanin. Các đột biến này đã cản trở enzyme tyrosinase (tyrosine 3-monooxygenase) tổng hợp sắc tố melanin từ axit amin tyrosine. Hậu quả cuối cùng là quá trình sản xuất melanin bị chậm lại hoặc ngừng hoàn toàn.
Các triệu chứng bệnh bạch tạng thường xuất hiện ở các vị trí như da, tóc, mắt. Cụ thể:
Chú ý: Bạn có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng bệnh bạch tạng khác không được đề cập trong bài viết. Ngoài ra, cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau:
Thật đáng buồn khi bạch tạng là bệnh tương đối phổ biến. Nó có thể gặp ở mọi lứa tuổi không phân biệt giới tính.
Bạch tạng thuộc nhóm bệnh di truyền. Do đó nếu một người trong gia đình bạn bị bệnh bạch tạng thì chắc chắn bạn sẽ là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Hầu hết các dạng bạch tạng đều gây không ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ của người bệnh. Tuy nhiên hội chứng Hermansky-Pudlak hay Chediak-Higashi do bạch tạng có thể gây ra các biến chứng sức khỏe đồng thời gia tăng nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, nếu người bệnh bạch tạng thường xuyên phải hoạt động ngoài trời và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì các tia UV có thể gây ra bệnh ung thư da. Từ đó tuổi thọ của họ cũng bị suy giảm đáng kể.
Theo các bác sĩ, bạch tạng sẽ không chuyển biến xấu dần theo tuổi tác, do vậy việc một đứa trẻ mắc bệnh vẫn có thể phát triển về thể chất và trí óc một cách bình thường. Đây là một tin vui cho những gia đình có con không may mắc căn bệnh này.
Một số biến chứng của bệnh bạch tạng có thể khởi phát khi gặp điều kiện thuận lợi là:
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bạch tạng dựa trên những phương pháp sau:
Vì nguyên nhân bệnh bạch tạng là do di truyền nên có thể khẳng định chắc chắn rằng không có cách để chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Người bệnh chỉ có thể điều trị tập trung nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng và theo dõi những thay đổi trên cơ thể, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Với người bệnh có triệu chứng rung giật nhãn cầu, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cơ mắt để khắc phục. Ngoài ra, các thủ thuật giúp giảm lác mắt cũng giúp cải thiện tính thẩm mỹ, tuy nhiên phương pháp không giúp cải thiện thị lực. Mức độ thành công trong việc giảm các triệu chứng bạch tạng sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp mắc bệnh.
Một số biện pháp hữu ích giúp bạn kiểm soát tốt bệnh bạch tạng bao gồm:
Nếu không may một thành viên trong gia đình mắc bệnh bạch tạng, con bạn chính là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Do vậy, để phòng ngừa hiệu quả bệnh, tốt nhất bạn hãy thăm khám bác sĩ để hiểu hơn về bệnh bạch tạng và nguy cơ sinh con trong tương lai bị bệnh bạch tạng.
Khi con bạn chào đời, nếu như nhận thấy sự thiếu hụt sắc tố ở tóc hoặc da của bé làm ảnh hưởng đến lông mi và lông mày, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu khám mắt. Bên cạnh đó, mọi sự thay đổi về sắc tố và thị lực của bé cũng sẽ được theo dõi sát sao.
Trường hợp đã quan sát thấy các dấu hiệu của bệnh bạch tạng ở con mình, tốt nhất bạn hãy đưa bé đến khám bác sĩ ngay. Nhất là khi bé thường xuyên bị chảy máu cam, dễ bị bầm tím hoặc nhiễm trùng mãn tính.
Như vậy, bệnh bạch tạng là một bệnh lý di truyền gây các tác động xấu lên da, tóc và mắt. Dù chưa thể chữa trị khỏi, nhưng việc can thiệp y khoa sẽ giúp triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể, bên cạnh đó các biến chứng nguy hiểm cũng được đẩy lùi. Nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh, bạn hãy nhanh tay liên hệ với BVĐK Phương Đông theo số hotline 19001806 để được tư vấn thăm khám và điều trị kịp thời.