Hội chứng bàn chân phẳng là một dị tật đặc trưng bởi triệu chứng vòm bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mắt đất khi đứng thẳng. Bệnh lý này nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề tại mắt cá chân, đầu gối hoặc gót chân.
Trong điều kiện bình thường, vòm bàn chân của con người luôn có một khoảng trống nhỏ khi đứng thẳng, cũng vì lý do này mà bàn chân thường được nâng cao hơn một chút. Vòm bàn chân hoạt động giống như một lò xo để phân bố trọng lượng cơ thể và hỗ trợ bước đo. Đặc biệt, cấu trúc vòm chân còn quyết định bước chân và tư thế bước đi của một người.
Hội chứng bàn chân phẳng hay bàn chân bẹt là tình trạng không có vòm bàn chân hoặc vòm bàn chân rất thấp. Bệnh lý này có thể khiến gan bàn chân lõm vào trong khi đi và đứng, từ đó làm mũi bàn chân hướng ra bên ngoài khi di chuyển.
Người mắc hội chứng bàn chân phẳng không có vòm bàn chân
Bàn chân phẳng là một tình trạng phổ biến, không gây đau đớn và thường do bẩm sinh. Ngoài ra, một số tác động khác cũng có thể gây ra hội chứng này, chẳng hạn như chấn thương. Một số trường hợp bàn chân bẹt gây rối loạn liên kết ở chân, dẫn đến gây đau mắt cá chân và đầu gối. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện bằng một số bài tập chuyên sâu hoặc sử dụng các thiết bị đơn giản để giảm đau.
Các dạng bàn chân phẳng:
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàn chân phẳng phụ thuộc vào độ tuổi và các vấn đề sức khỏe liên quan. Cụ thể:
Nguyên nhân gây hội chứng bàn chân phẳng ở trẻ em
Bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi là hiện tượng bình thường. Nguyên nhân là do lúc này vòm bàn chân của trẻ vẫn chưa phát triển. Hầu hết trẻ em đều bắt đầu phát triển vòm bàn chân khi được khoảng 3 tuổi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp trẻ bị chậm phát triển hoặc bị dị dạng cấu trúc gây ảnh hưởng đến sự liên kết bình thường của xương bàn chân.
Ở trẻ em, hội chứng bàn chân bẹt thường có liên quan mật thiết đến các rối loạn di truyền, chẳng hạn như:
Các triệu chứng của hội chứng bàn chân phẳng có thể biến mất khi trẻ phát triển. Trong quá trình tăng trưởng, các thay đổi về độ căng cơ bắp thường là yếu tố dẫn đến bàn chân bẹt tạm thời. Tình trạng này thường gặp ở trẻ từ 2 – 5 tuổi và được điều chỉnh ở độ tuổi vị thành niên.
Tuy nhiên ở một số trẻ, hội chứng bàn chân phẳng sẽ không tự khỏi. Mặc dù nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, tình trạng béo phì có thể gây căng thẳng cho bàn chân đang phát triển.
Trẻ mắc hội chứng bàn chân phẳng có một số bất thường về dáng đi và giọng nói. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ tiến triển và trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến một số ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây hội chứng bàn chân phẳng ở người lớn
Bàn chân phẳng ở người lớn là hiện tượng sụp đổ các xương và mô liên kết ở giữa bàn chân. Bệnh lý này thường là do thoái hóa gân xương chày, chạy dọc theo mắt cá chân khi cơ thể con người lão hóa. Ngoài ra, sự thay đổi cấu trúc cơ học của bàn chân theo thời gian cũng có thể là yếu tố gây ảnh hưởng đến cấu trúc của vòm bàn chân, từ đó khiến các dây chằng hỗ trợ xương bàn chân bị mất độ căng. Hậu quả cuối cùng của tình trạng trên là mất vòm bàn chân.
Bàn chân phẳng ở người lớn là hiện tượng sụp đổ các xương và mô liên kết ở giữa bàn chân
Hội chứng bàn chân phẳng ở người trưởng thành phổ biến ở những đối tượng sau:
Bàn chân phẳng ở người lớn thường liên quan mật thiết đến sự lão hóa thời gian. Trong một số trường hợp, bệnh lý này cũng khởi phát do một số yếu tố rủi ro, chẳng hạn như:
Thông thường, bàn chân bẹt ở người lớn thường là tình trạng vĩnh viễn. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp sở hữu bàn chân phẳng linh hoạt. Điều này có nghĩa là vòm chân có thể được quan sát thấy khi nhấc chân lên và biến mất khi chân đứng trên mặt đất.
Đau bàn chân chính là dấu hiệu nhận biết hội chứng bàn chân bẹt phổ biến nhất. Triệu chứng này có thể là do các cơ và dây chằng kết nối bị căng quá mức. Ngoài ra, bàn chân bẹt cũng có thể gây căng thẳng bất thường lên đầu gối và hông, dẫn đến đau khớp. Bên cạnh đó, áp lực tác động lâu dài lên đầu gối cũng khiến cổ chân xoay vào bên trong cơ thể.
Ngoài ra, cơn đau liên quan đến bàn chân phẳng còn có thể ảnh hưởng đến một số bộ phận khác trong cơ thể, chẳng hạn như mắt cá chân, vòm bàn chân, bắp chân, hông, cẳng chân. Ngoài ra, bệnh lý này cũng gây ra tình trạng phân bổ trọng lượng cơ thể không đồng đều dẫn đến giày mòn không đều hai bên chân hoặc mòn nhanh hơn bình thường.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dị tật bàn chân phẳng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh cột sống và sự phát triển của trẻ. Do đó, khi nhận thấy trẻ gặp tình trạng này, phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Theo các chuyên gia, bác sĩ, các đối tượng có nguy cơ cao mắc dị tật bàn chân phẳng thường bao gồm:
Bàn chân phẳng là một dạng dị tật phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể khỏi hoàn toàn và sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngược lại, nếu chậm trả áp dụng các biện pháp khắc phục, dị tật này có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng đến thần kinh cột sống và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ sau này. Do vậy, các bác sĩ luôn khuyến khích phụ huynh khám bệnh sớm cho trẻ, giúp cho việc phục hồi chức năng của bàn chân bé trở nên đơn giản hơn.
Ở người trưởng thành, nếu không được điều trị dị tật bàn chân thẳng phù hợp, người bệnh có thể gặp một số vấn đề về bàn chân, mắt cá chân và các vấn đề ở lưng, trong đó, phổ biến nhất là tình trạng đau lưng dưới. Ngoài ra, đôi khi dị tật này còn dẫn đến một số biến chứng liên quan, chẳng hạn như:
Hội chứng bàn chân bẹt có thể được chẩn đoán tương đối chính xác thông qua các dấu hiệu và đặc trưng cơ bản. Tuy nhiên nguyên nhân và các yếu tố rủi ro của bệnh cần được xác định bởi bác sĩ có chuyên môn. Do đó, khi nghi ngờ hoặc nhận thấy dấu hiệu bàn chân phẳng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
Các biện pháp chẩn đoán bàn chân phẳng bao gồm:
Bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán hội chứng bàn chân bẹt thông qua việc nhìn vào chân khi người bệnh đang đứng. Bên cạnh đó, một số thử nghiệm trực quan khác cũng được chỉ định chẳng hạn như:
Nếu các triệu chứng bàn chân bẹt trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh kiểm tra hình ảnh để xác định các nguyên nhân cơ bản. Các xét nghiệm phổ biến thường được áp dụng bao gồm:
Điều trị bàn chân phẳng phụ thuộc vào từng độ tuổi của người bệnh. Phương pháp chữa trị được ưu tiên hàng đầu luôn là bảo tồn, không xâm lấn. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật nên được chỉ định để ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
Bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới biết đi thường không cần điều trị. Ở đa số các trường hợp, bệnh sẽ được cải thiện hoàn toàn khi trẻ đến tuổi vị thành niên hoặc thiếu niên.
Ngoài ra, để khắc phục các triệu chứng bệnh, trẻ em đi chân trần trên nhiều địa hình khác nhau, chẳng hạn như sàn nhà hoặc sân vườn. Đây là biện pháp giúp trẻ có nhiều khả năng phát triển vòm bàn chân bình thường. Ngược lại trẻ đi giày bít mũi, nhất là trẻ có ngón chân hẹp thường có nguy cơ phát triển bàn chân bẹt cao.
Chú ý, nẹp định hình chân thường không được chỉ định ở trẻ em, ngoại trừ những trẻ dị tật bàn chân bẩm sinh. Khi trẻ đến tuổi thiếu niên, nếu các triệu chứng của bệnh không được cải thiện, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật bằng cách đặt dụng cụ chỉnh hình bàn chân để cấu trúc xương có thể phát triển đúng vị trí.
Bàn chân bẹt ở người lớn thường là tình trạng vĩnh viễn do vậy việc điều trị chỉ nhằm mục đích cải thiện triệu chứng. Những người bị đau đớn dữ dội, dai dẳng, có thể sử dụng thuốc giảm đau, tập thể dục chân, thậm chí sử dụng dụng cụ chỉnh hình chân.
Sử dụng giày chuyên dụng hoặc dụng cụ chỉnh hình giúp cải thiện tình trạng bàn chân bẹt ở người lớn. Do đó, người bệnh có thể được bác sĩ yêu cầu mang dụng cụ chỉnh hình hoặc thay đổi cấu trúc bàn chân tạm thời trong thời gian vài tuần hoặc vài tháng. Điều này cũng khiến bàn chân thích nghi dần với các thay đổi đồng thời hạn chế cảm giác khó chịu.
Sau khi xác định được dụng cụ chỉnh hình phù hợp nhất, người bệnh có thể cần phải mang chúng suốt đời. Ngoài ra, một số bài tập bàn chân còn có khả năng làm tăng tính linh hoạt và sức mạnh ở vòm bàn chân. Tuy nhiên, các kỹ thuật này cần được hướng dẫn bởi chuyên gia vật lý trị liệu.
Các biện pháp vật lý trị liệu giúp khắc phục triệu chứng bàn chân phẳng ở người lớn bao gồm:
Trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật cũng có thể được bác sĩ đề nghị để hỗ trợ giảm đau do hội chứng bàn chân phẳng, thậm chí là tạo ra một vòm bàn chân mới.
Bởi vị trí của các cơn đau do bàn chân phẳng thường khác nhau, nên sẽ không có phẫu thuật thống nhất cho tất cả trường hợp. Ngoài ra, biện pháp điều trị này còn thực hiện dựa trên độ tuổi, các triệu chứng và mức độ dị dạng cấu trúc ở bàn chân.
Có hai loại phẫu thuật chính được áp dụng đề điều trị hội chứng bàn chân bẹt là:
Chú ý, phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân bàn chân phẳng cải thiện các triệu chứng hiệu quả tuy nhiên cần nhiều thời gian để hồi phục. Bên cạnh đó, cách điều trị này cũng có thể dẫn đến một số biến chứng, mặc dù hiếm, chẳng hạn như:
Chúng ta có thể phòng ngừa hiệu quả hội chứng bàn chân phẳng bằng cách áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
Dị tật bàn chân phẳng có thể được điều trị khỏi và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng vận động nếu được phát hiện sớm. Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý này, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ ngay để tìm hướng khắc phục phù hợp.