Chấn thương dây chằng chéo trước

Khi bị chấn thương dây chằng chéo trước, đầu gối người bệnh sẽ sưng lên, lỏng lẻo khớp gối và đau khi đứng dậy. Nguyên nhân và triệu chứng để chẩn đoán căn bệnh như thế nào, bài viết sau sẽ cung cấp thông tin làm rõ. 

Tổng quan về bệnh chấn thương dây chằng chéo trước

Bác sĩ chuyên khoa cho biết chấn thương dây chằng chéo trước là tình trạng bong gân hoặc xuất hiện vết rách ở dây chằng chéo trước. Chấn thương này xảy ra phổ biến nhất khi tập luyện thể dục thể thao liên quan tới việc đang di chuyển, hoạt động và đột ngột dừng lại. 

Chấn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra khi tham gia các hoạt động thể thao, vận động

Chấn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra khi tham gia các hoạt động thể thao, vận động

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng trong chấn thương dây chằng chéo trước của bệnh nhân việc điều trị có thể bao gồm các bài tập nghỉ ngơi, phục hồi chức năng nhằm giúp người bệnh lấy lại sức khỏe. Trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật thay thế dây chằng bị rách sau đó. 

Nguyên nhân gây bệnh chấn thương dây chằng chéo

Theo bác sĩ chuyên khoa dây chằng dạng mô liên kết sợi giúp kết nối xương xương này với xương khác. Dây chằng chéo trước nằm ở giữa đầu gối, có tác dụng kết nối xương đùi với xương chày. Như đã nói ở trên chấn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra khi tham gia các hoạt động thể thao vận động. Các trường hợp có thể dẫn tới tình trạng chấn thương này như sau:

  • Đang chạy nhanh thì đổi hướng hoặc dừng lại đột ngột. 
  • Nhảy và bất ngờ tiếp đất, không có bất kỳ sự chuẩn bị nào. 
  • Bị va chạm trực tiếp tại đầu gối. 

Trong đó có thể chia nguyên nhân thành 2 nhóm chính như sau:

  • Nguyên nhân trực tiếp: Chấn thương xảy ra khi va chạm trực tiếp tại vùng đầu gối thường gặp khi vui chơi hoặc tập luyện thể thao như bóng chuyền, bóng đá,...
  • Nguyên nhân gián tiếp: Chấn thương khi đang hoạt động và dừng, chuyển hướng đột ngột.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chấn thương dây chằng chéo trước

Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, bệnh nhân có thể nhận biết chấn thương dây chằng chéo trước thông qua dấu hiệu ban đầu là có tiếng lục cục ở đầu gối. Tuy vậy không phải toàn bộ các trường hợp đều xuất hiện triệu chứng này. Bệnh nhân thậm chí có thể đi lại ngay sau khi bị đứt dây chằng chéo. Do đó có trường hợp bệnh nhân không nhận ra mình đang bị chấn thương. 

Bên cạnh đó có thể căn cứ vào một số dấu hiệu khác sau đây để phát hiện chấn thương dây chằng chéo trước:

  • Hiện tượng đau nhức: Sau khi bị chấn thương, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức dọc đường khớp gối. Nếu cố gắng đứng thẳng chân tình trạng đau nhức dữ dội có thể diễn ra do dây chằng chéo khi ấy gặp phải nhiều áp lực hơn. 
  • Đầu gối sưng tấy: Biểu hiện xảy ra trong vòng 24 tiếng đầu tiên kể từ khi gặp chấn thương. 
  • Đi lại và di chuyển gặp khó khăn: Bệnh nhân có thể cảm thấy khớp gối lỏng lẻo hơn so với bình thường, việc di chuyển khi ấy gặp rất nhiều khó khăn. 

Bệnh nhân chủ quan, xem nhẹ biểu hiện sau chấn thương và không có phương pháp điều trị đúng cách có thể làm gia tăng nguy cơ gây teo cơ, theo đùi. Vì thế ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị kịp thời. 

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc chấn thương dây chằng chéo trước bao gồm:

  • Nữ giới: Đối tượng này có nguy cơ mắc các loại chấn thương nói chung và chấn thương dây chằng chéo nói riêng cao hơn so với nam giới do sự khác biệt về mặt giải phẫu và ảnh hưởng của nội tiết tố nữ. 
  • Người thường xuyên tham gia thể thao: Các môn thể thao dễ xảy ra chấn thương dây chằng chéo là bóng rổ, bóng đá, trượt tuyết, thể dục dụng cụ.
  • Người có thể trạng kém. 
  • Đối tượng đi giày dép không vừa chân, có thể quá chật hoặc quá rộng. 
  • Người sử dụng thiết bị chơi thể thao không chắc chắn, không được bảo trì, dễ hỏng và dẫn tới chấn thương trong quá trình tập luyện. H2: Biến chứng của bệnh chấn thương dây chằng chéo trước

Biện pháp chẩn đoán căn bệnh

Khi nghi ngờ bị chấn thương dây chằng chéo trước, bệnh nhân nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám lâm sàng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra xem đầu gối có bị sưng hay không. Tiếp đến sẽ thực hiện so sánh đầu gối bị thương và bên không bị thương. Ngoài ra có thể di chuyển đầu gối với nhiều hướng khác nhau để đánh giá chức năng khớp và phạm vi vận động.

Việc khám thể chất có thể giúp phát hiện các chấn thương dây chằng chéo trước tuy nhiên vẫn cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm để loại trừ những lý do khác, đồng thời kiểm tra mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Những xét nghiệm này thường sẽ bao gồm:

  • Chụp X-quang: Kiểm tra xem có gãy xương hay không, tuy nhiên cần lưu ý tia X sẽ không cho thấy rõ và chi tiết các mô mềm như gân và dây chằng. 
  • Cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp sẽ cho thấy mức độ chấn thương cùng với các dấu hiệu tổn thương liên quan tại mô của đầu gối, trong đó bao gồm cả sụn.
  • Siêu âm: Thực hiện nhằm kiểm tra các chấn thương xảy ra ở dây chằng, đầu gối và gân. 

Như vậy có thể thấy để chẩn đoán chấn thương dây chằng chéo trước, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng kết hợp với các phương pháp khác để đảm bảo thu được kết quả chính xác nhất phục vụ việc điều trị sau đó. 

Phương pháp điều trị bệnh chấn thương dây chằng chéo trước

Khi phát hiện bị chấn thương dây chằng chéo trước, người bệnh cần được sơ cứu, chăm sóc đúng cách nhằm giúp giảm sưng đau. Hãy sơ cứu cho người bệnh theo các cách sau:

  • Bệnh nhân ngồi nghỉ ngơi và hạn chế đè nặng lên trên đầu gối. 
  • Sử dụng túi nước đá để chườm vào vị trí đang bị đau 2 giờ mỗi lần. Thời gian chườm là khoảng 20 phút.
  • Quấn băng thun quanh phần đầu gối bị đau của người mắc. 
  • Nên kê cao đầu gối bằng cách đặt gối hoặc chăn dưới vị trí bị thương.

Các phương pháp phục hồi chức năng

Mục tiêu của việc tập phục hồi chức năng là nhằm giảm sưng, đau, giúp phục hồi hoàn toàn khả năng vận động của đầu gối đồng thời tăng cường sức mạnh của cơ bắp. Phương pháp có thể giúp điều trị thành công chấn thương dây chằng chéo trước với những trường hợp không thường xuyên vận động hoặc chỉ luyện tập ở mức vừa phải. 

Thực hiện phẫu thuật

Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật nếu như đối tượng bị chấn thương là:

  • Vận động viên bị chấn thương và muốn tiếp tục tập luyện với môn thể thao của mình. 
  • Đối tượng bị tổn thương cả dây chằng và sụn đầu gối. 
  • Người bị chấn thương dây chằng chéo trước khiến việc di chuyển và hoạt động hàng ngày gặp nhiều khó khăn.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ phẫu thuật loại bỏ phần dây chằng đã bị tổn thương đồng thời thay thế bằng một đoạn mô tương tự. Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ sử dụng một phần gân từ vị trí khác của đầu gối người bệnh. Sau cuộc phẫu thuật bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị phục hồi chức năng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh chấn thương dây chằng chéo trước

Chuyên gia cho biết việc tập luyện thể dục thể thao đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ mắc chấn thương dây chằng chéo trước. Ngoài ra với những vận động viên thể thao, đội ngũ bác sĩ cùng với chuyên gia trị liệu sẽ xem xét, đánh giá nguy cơ có thể dẫn tới chấn thương cho người tập. Sau đó lên các phương án nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình tập luyện. 

Một số phương án giúp giảm nguy cơ bị chấn thương dây chằng chéo trước bao gồm:

  • Thực hiện các bài tập nhằm tăng cường cơ bắp chân. 
  • Tập luyện các động tác nhằm tăng cường vùng xương chậu, bụng dưới, hông. 
  • Tập luyện động tác đúng kỹ thuật, đồng thời chú ý tư thế đầu gối khi nhảy và tiếp đất. 
  • Chú ý luyện tập cải thiện kỹ thuật khi thực hiện xoay và chuyển hướng. 
  • Luôn mang giày dép vừa vặn, phù hợp, tránh tình trạng quá rộng hoặc quá chật. 

Chấn thương dây chằng chéo trước gây ảnh hưởng tới khả năng đi lại của người mắc. Vì thế vận động phù hợp và thực hiện các biện pháp phòng tránh là hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn cho khớp gối. 

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám