Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm rất dễ gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt những năm gần đây, dị ứng thực phẩm ở trẻ em xuất hiện ngày càng nhiều. 

Tổng quan về dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là sự phản ứng của hệ miễn dịch xảy ra ngay sau khi người bệnh ăn một loại thức ăn nhất định. Dù lượng thức ăn là nhiều hay rất ít khi gây dị ứng đều có thể dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, sưng đường hô hấp, thậm chí gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.  

Bệnh lý dị ứng thực phẩm có thể xảy ra ở nhiều đối tượng không phân biệt độ tuổi, tuy nhiên, hiện nay đang xuất hiện nhiều ở trẻ em. Theo điều tra, có khoảng 6-98% trẻ em dưới 3 tuổi bị dị ứng thực phẩm. Trẻ dị ứng dễ kèm theo biến chứng nguy hiểm nên cần được theo dõi sát sao, điều trị kịp thời.  

Nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm

Nguyên nhân căn bản gây dị ứng thực phẩm là do hệ thống miễn dịch của cơ thể xác định nhầm một số loại thực phẩm hoặc các chất có trong thực phẩm như là tác nhân gây hại. Chính vì thế, hệ thống miễn dịch sẽ ngay lập tức sản sinh ra các tế bào giải phóng các kháng thể immunoglobulin E (IgE) để trung hòa các thực phẩm gây dị ứng hay tác nhân thực phẩm (chất gây dị ứng).

Tiếp tục các lần sau đó, nếu người bệnh ăn phải chính thực phẩm đó dù lượng nhỏ thôi thì các kháng thể IgE cũng sẽ cảm nhận được và đưa tín hiệu đến hệ thống miễn dịch để tạo ra histamine cùng các hóa chất khác vào máu. Và các hóa chất này sẽ gây ra một loạt dấu hiệu dị ứng.  

Triệu chứng của dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm gây ra rất nhiều triệu chứng đặc trưng. Nếu vừa ăn xong một món ăn lạ và gặp các biểu hiện dưới đây cần chú ý theo dõi dị ứng thực phẩm: 

  • Cảm thấy ngứa ran toàn thân hoặc ngứa trong miệng.
  • Bị sưng môi, lưỡi, mặt và nhiều bộ phận khác của cơ thể.
  • Toàn thân bị phát ban, ngứa khó chịu.
  • Có cảm giác nghẹt mũi, khó thở hoặc thở khò khè. 
  • Bị đau bụng kèm tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.
  • Chóng mặt, thấy choáng váng thậm chí bị ngất xỉu.  

Hình ảnh mô tả các biểu hiện điển hình của dị ứng thực phẩm.

Hình ảnh mô tả các dấu hiệu điển hình của dị ứng thực phẩm.

Một số trường hợp bị dị ứng với các thực phẩm đặc biệt gây khó chịu nhưng triệu chứng nhẹ, không quá nghiêm trọng. Ngược lại, có những trường hợp dị ứng nặng dẫn đến sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Các biểu hiện dị ứng thực phẩm kèm nguy cơ bị sốc phản vệ như: Đường hô hấp bị thắt lại, bị thu hẹp; cổ họng sưng, cảm giác có khối u trong cổ, mạch đập nhanh,... 

Đặc biệt, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay nếu có các triệu chứng dị ứng thực phẩm sau đây:  

  • Khản giọng, có khối u trong cổ họng.
  • Bị thở khò khè, khó thở.  
  • Cảm thấy tức ngực.  
  • Ngứa ran ở bàn tay, bàn chân hoặc da đầu.
  • Bị hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp đột ngột, ngất xỉu.  
  • Mạch đập nhanh.

Đối tượng nguy cơ cao bị dị ứng thực phẩm 

Như đã nói ở trên, bệnh dị ứng thực phẩm không phân biệt đối tượng. Mọi giới tính, độ tuổi đều có thể bị dị ứng thực phẩm. Và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh được kể đến là: 

  • Trong gia đình có người bị hen suyễn, dị ứng cơ địa, phát ban.  
  • Bản thân đã từng bị dị ứng thực phẩm, bị tái phát dị ứng sau đó.  
  • Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi dễ bị dị ứng hơn.   

Biện pháp chẩn đoán dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm được chẩn đoán nhờ các biện pháp dưới đây:

  • Bệnh nhân miêu tả lại các triệu chứng, kể rõ tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình.  
  • Người bệnh ghi lại các loại thực phẩm đã ăn, thói quen ăn uống.
  • Bác sĩ kiểm tra thể chất, thăm khám da.
  • Xét nghiệm máu (kiểm tra lượng kháng thể immunoglobulin E ) để đo lường phản ứng của hệ miễn dịch. 
  • Thử nghiệm một vài thực phẩm để kiểm tra. 

Phương pháp điều trị dị ứng thực phẩm  

Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khi đã thăm khám và xác định được chính xác dấu hiệu, nguyên nhân và triệu chứng bệnh. Thực tế, hiện chưa có cách chữa khỏi dị ứng thực phẩm, phương pháp điều trị chính là giảm nhẹ triệu chứng của phản ứng dị ứng thực phẩm gây ra.

  • Thuốc không kê toa hoặc các thuốc kháng histamin (như chlopheniramin, alimerazin, cyclizin, meclizin, terfenadin, astemizol…): Giúp làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng thực phẩm dạng nhẹ.  
  • Thuốc giãn phế quản (như salmeterol, salbutamol dạng hít): Mục đích nhằm giảm tình trạng co thắt phế quản, giúp người bệnh dễ thở hơn.  
  • Thuốc corticoid (Dạng hít: beclomethazon, fluticazon; dạng xịt: mometason, budesonide): Mục đích kháng viêm, giảm phù nề, giảm các cơn co thắt ở phế quản.  
  • Thuốc Epiephrin: Chống suy tim mạch cấp, nâng huyết áp (Áp dụng với trường hợp suy hô hấp). Thuốc này thường được dùng trong các trường hợp dị ứng thực phẩm có triệu chứng nghiêm trọng.

Phòng tránh dị ứng thực phẩm

Để phòng tránh dị ứng thực phẩm, điều quan trọng nhất là bạn cần trang bị những hiểu biết về các nhóm thực phẩm, từ đó tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng. Đồng thời hãy chú ý: 

  • Tuyệt đối tránh thực phẩm đã từng gây ra cho bạn các dấu hiệu của dị ứng. 
  • Khi sử dụng các sản phẩm ăn uống nên đọc kỹ nhãn mác, đặc biệt, xem kỹ thành phần của sản phẩm. Bởi có một số chất gây dị ứng như đậu phộng, trứng, sữa có thể xuất hiện trong các sản phẩm bình thường không liên quan với những chất này.  
  • Giữ gìn vệ sinh cho bản thân, trẻ nhỏ để loại bỏ các chất gây dị ứng trong môi trường (Ví dụ lông mèo, phấn hoa,...). 

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám