Bệnh dịch hạch được xem là cái chết đen khi cướp đi 1/3 dân số châu Âu từ năm 1347 - 1351 và biến những khu thành thị thành bỏ hoang. Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis hình que thuộc họ Enterobacteriaceae. Ở Việt Nam, bệnh thường phát triển vào mùa khô bởi đây là thời điểm các loài gặm nhấm phát triển thuận lợi.
Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và tiến triển cấp tính với biểu hiện nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao và được xếp vào diện phải kiểm dịch, khai báo quốc tế.
Bệnh gây ra bởi trực khuẩn Yersinia Pestis, vi khuẩn này chết ở nhiệt độ 550C trong khoảng 30 phút, ở 1000C là 1 phút và bị tiêu diệt bởi thuốc sát khuẩn thường dùng.
Dịch hạch từng lưu hành và là nỗi ám ảnh của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Là nguyên nhân gây ra trận đại dịch khủng khiếp nhất vào thời Trung cổ tại châu Âu.
Dịch hạch biến chứng gây hoại tử đầu chi
Con người nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ các loài động vật gặm nhấm như thỏ, chuột… thông qua vật trung gian là bọ chét nhiễm khuẩn. Dựa trên triệu chứng lâm sàng thì có nhiều thể của bệnh gồm: thể hạch, thể phổi, thể não, thể nhiễm khuẩn huyết. Thể hạch chiếm tỷ lệ đến 90%.
Theo thống kê, từ năm 1989 – 2003, tại 25 quốc gia trên thế giới, có hơn 38.000 trường hợp mắc bệnh dịch hạch, trong đó có hơn 2.800 ca tử vong. Còn tại Việt Nam vào giai đoạn 1960 – 1970, mỗi năm có khoảng 10.000 trường hợp mắc bệnh. Những năm sau đó, số ca nhiễm giảm xuống còn khoảng 140 ca mỗi năm. Trong những năm trở lại đây, hầu như không ghi nhận bất cứ trường hợp nào tại các cơ sở y tế.
Tuy thời gian dịch bùng phát mạnh nhất là lúc thời tiết hanh không nhưng cũng không loại bỏ việc vẫn ghi nhận dịch hạch trong các khoảng thời gian khác nhau trong năm.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ nhưng chủ yếu là ở người dưới 20 tuổi, xả ra ở nơi đông đúc, chật chội, điều kiện vệ sinh kém (điều kiện thuận lợi để chuột sinh sống và phát triển) hoặc vùng có nền đất cá (bọ chét sinh sống).
Sau khi khỏi bệnh dịch hạch, người bệnh vẫn có thể miễn dịch nhưng tình trạng này chỉ mang tính chất tương đối, nếu vi khuẩn tấn công với số lượng lớn thì miễn dịch này không thể bảo vệ được.
Theo từng thể lâm sàng mà dấu hiệu của bệnh cũng khác nhau, cụ thể như sau:
Đây là thể bệnh phổ biến nhất, 2-5 ngày là khoảng thời gian trung bình của giai đoạn ủ bệnh, có thể kéo dài từ vài giờ đến 8-10 ngày và lúc này người bệnh chưa có dấu hiệu lâm sàng.
Khi sang giai đoạn khởi phát, người bệnh sẽ có những triệu chứng như: đang khỏe mạnh đột ngột thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, sốt cao, rét run, đau nhức người, đặc biệt đau nhiều ở vị trí sắp sưng hạch.
Ở giai đoạn toàn phát, xuất hiện sau giai đoạn khởi phát khoảng vài giờ hoặc 1-2 ngày, triệu chứng đặc trưng là viêm hạch ở những vị trí liên quan đến khu vực bị bọ chét đốt và nhiễm trùng, nhiễm độc nặng nề.
Hạch viêm sẽ sưng to, có mủ, nếu không được điều trị sớm thì sẽ tự vỡ và chảy máu lẫn mủ. Vết thương này rất lâu lành và thường sẽ để lại sẹo co rúm, mất thẩm mỹ. Các vị trí thường gặp là vùng cổ, dưới hàm, nách, dọc cơ ức đòn chũm, bẹn.
Khi ở giai đoạn toàn phát, toàn thân người bệnh sẽ có biểu hiện nhiễm độc nhiễm trùng nặng:
Thể nhiễm khuẩn huyết khác với thể hạch, tình trạng này người bệnh nhiễm trùng nhiễm độc ngay cả khi hạch ngoại vi chưa viêm.
Triệu chứng lâm sàng gồm:
Dịch hạch gây tỷ lệ tử vong cao, trong 1-2 ngày đầu có thể tử vong thì được gọi là "dịch hạch tối cấp". Thể nhiễm khuẩn huyết có thể tiên phát hoặc thứ phát sau thể hạch, thể phổi tiên phát không được điều trị.
Ở thể dịch này, thời gian ủ bệnh ngắn, khởi phát đột ngột, chỉ sau vài giờ, các triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc bắt đầu xuất hiện và dần nặng lên.
Dịch hạch thể phổi thứ phát sau thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết thường gặp hơn thể phổi tiên phát, có tiên lượng nặng hơn với tỷ lệ tử vong cao trong vòng 1 đến 2 ngày đầu nhiễm bệnh.
Biểu hiện của thể này chỉ lâm sàng tại chỗ đó là: vị trí vi khuẩn xâm nhập, các nốt dát xuất hiện, sau tiến triển thành mụn nước rồi mụn mủ có lẫn máu, khi chạm vào sẽ thấy rất đau. Vùng da xung quanh xung huyết, thâm nhiễm và có gờ cao.
Khi vỡ mụn mủ nó để lại vết loét với đáy thâm nhiễm vàng, phủ vảy đen. Các vết loét lâu lành và chậm liền sẹo.
Nguy cơ mắc bệnh dịch hạch sẽ tăng cao nếu có các yếu tố như:
Bệnh dịch hạch có 2 con đường lây nhiễm là qua trung gian bọ chét và lan truyền trực tiếp
Qua trung gian bọ chét là con đường lây nhiễm phổ biến nhất. Bọ chét hút máu vật chủ (chuột), vi khuẩn gây dịch hạch sẽ nhân lên lên trong tiền dạ dày của bọ chét làm tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Khi bọ chét đốt người, vi khuẩn theo vết đốt vào cơ thể vật chủ mới (con người) và gây bệnh. Sự lan truyền bệnh sang người chủ yếu từ các loài động bệnh gặm nhấm như thỏ, chuột,... Ở Nam Phi, sự lây lan từ người sang người vẫn xảy ra thông qua bọ chét có tên Pulex irritans.
Không cần sự có mặt của trung gian truyền bệnh như bọ chét thì bệnh vẫn có thể lây lan từ vận chủ bệnh sang vậy chủ lành được. Đường lan truyền bao gồm:
Một số biến chứng của dịch hạch có thể gặp như:
Những triệu chứng lâm sàng kể trên sẽ góp phần vào việc chẩn đoán bệnh, tuy nhiên không thể chỉ dựa vào các triệu chứng đó mà cần phối hợp các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định sự tồn tại của vi khuẩn gây bệnh.
Các bác sĩ sẽ tiến hành thu thập các bệnh phẩm gồm mủ từ hạch viêm, máu, đờm và chất tiết vùng họng, huyết thanh của chuột, bọ chét.
Các phương pháp xét nghiệm có thể được chỉ định như:
Nguyên tắc điều trị:
Một số biện pháp điều trị nâng đỡ:
Để phòng chống bệnh dịch hạch thì mọi người nên thực hiện một số điều như sau:
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về bệnh dịch hạch mà Bệnh viện Đa khoa Phương Đông muốn gửi tới bạn đọc. Hãy liên hệ Hotline 1900 1806 khi cần tư vấn về các gói khám bệnh tại Phương Đông.