Trẻ ho sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trần Hồng Nụ

24-02-2021

goole news
16

Trẻ ho sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì? Hiện tượng này chính là biểu hiện cho thấy bé đang mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp. Cụ thể là cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi dị ứng và viêm xoang...

Trẻ ho sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì?

Ho, sổ mũi là phản ứng bình thường của cơ thể con người. Khi bị các tác nhân bên ngoài tấn công như virus, vi khuẩn gây bệnh. Ho thường có những biểu hiện khác nhau và được chia thành hai loại chính là ho khan và ho có đờm. Trong đó:

  • Ho khan: Thường gặp khi con người bị viêm mũi, viêm họng
  • Ho có đờm: Là triệu chứng thường thấy nhất của bệnh nhiễm trùng thanh quản, khí quản.

Trẻ ho sổ mũi
Trẻ ho sổ mũi là triệu chứng của một số bệnh lý về đường hô hấp

Khi trẻ bị ho có đờm kèm hiện tượng sổ mũi kéo dài thường là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

  • Cảm lạnh: Thời điểm giao mùa là lúc mà trẻ dễ bị cảm lạnh nhất trong năm. Nếu ba mẹ có thói quen ủ ấm con quá mức khi ngủ. Điều này rất dễ khiến bé bị nhiễm lạnh do mồ hôi không thể thoát ra ngoài. Khi bị mắc bệnh này, họng chính là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên với biểu hiện ho, có đờm. Và sau đó các triệu chứng sổ mũi hay nghẹt mũi.
  • Cảm cúm: Cảm cúm có các triệu chứng khiến nhiều người dễ nhầm lẫn với cảm lạnh. Điểm khác biệt là những dấu hiệu bất thường do bệnh cảm cúm gây ra thường dồn dập và tăng nhanh hơn. Như: Trẻ sốt cao 38-39 độ C, bị sổ mũi, đau họng và luôn mệt mỏi trong người. Bệnh này có thể tự khỏi sau khoảng 5-7 ngày. Hiện tại, Y học hiện đại vẫn chưa có thuốc đặc trị nguyên nhân.
  • Viêm phế quản, viêm phổi: Trẻ em là độ tuổi đặc biệt nhạy cảm với sự xâm nhập của các tác nhân vi khuẩn, virus. Bởi lúc này, hệ thống hô hấp của bé còn khá non nớt. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi là triệu chứng trẻ ho sổ mũi; khó thở, sốt cao, quấy khóc và lười bú.
  • Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Viêm xoang hay viêm mũi dị ứng chủ yếu khởi phát khi thời tiết thay đổi. Hay do một số tác nhân bên ngoài môi trường như phấn hoa hay lông có mèo. Triệu chứng phổ biến của bệnh này là hắt hơi, sổ mũi. Dịch nhầy tiết từ mũi nếu không được hút ra kịp thời sẽ chảy xuống cổ họng và gây viêm tại chỗ gây nên hiện tượng ho.

Cách điều trị ho sổ mũi cho trẻ hiệu quả

Để điều trị tình trạng trẻ ho sổ mũi. Các ba mẹ có thể áp dụng các cách sau:

Điều trị không dùng thuốc

Thuốc Tây y trong bất cứ trường hợp nào cũng đều ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy khi trẻ ho sổ mũi nhẹ, ba mẹ nên thử áp dụng cách cách điều trị tại nhà đơn giản; an toàn mà không cần dùng thuốc.

Trẻ ho sổ mũi
Xịt rửa mũi là phương pháp điều trị ho sổ mũi cho trẻ rất hiệu quả

Một số cách điều trị ho, sổ mũi cho trẻ tại nhà được bác sĩ khuyên dùng gồm:

Xịt mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng làm lỏng chất nhầy trong mũi và sát khuẩn vô cùng tốt; mà không hề gây ra tác dụng phụ. Chính vì vậy ba mẹ có thể áp dụng dung dịch này để trị ho sổ mũi cho trẻ. Bạn nên sử dụng máy hút mũi để thực hiện thao tác dễ dàng và ít gây cảm giác đau, khó chịu cho bé.

Cho trẻ uống trà chanh mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn sẽ giúp giảm tình trạng đau họng, ho khan, ho có đờm. Còn chanh lại là loại quả có chứa nhiều vitamin C; mang tác dụng tăng khả năng miễn dịch của cơ thể đồng thời kháng viêm cho vòm họng.

Chính vì vậy một cốc trà chanh ấm mật ong ấm sẽ phát huy tác dụng làm dịu cổ họng; giảm triệu chứng ho, sổ mũi cho trẻ vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần chú ý, mật ong chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi để tránh gây ngộ độc.

Xông mũi cho trẻ bằng sả và gừng

Khi trẻ ho sổ mũi, ba mẹ cũng có thể xông mũi cho bé bằng tinh dầu từ sả và gừng. Cách làm này sẽ giúp ngăn chặn tác động của nhiều loại nấm và vi khuẩn lên niêm mạc của đường hô hấp. Bên cạnh đó, việc xông tinh dầu cũng hạn chế những triệu chứng của tình trạng viêm mũi, viêm xoang và làm đầu óc bé được thư giãn hơn. Tuy nhiên, cách làm này không nên áp dụng cho trẻ nhỏ. Bởi dễ khiến bé bị bỏng nếu không cần thận.

Cách xông mũi cho trẻ bằng sả và gừng khá đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch và đun sôi gừng cùng với xả. Sau đó xông trực tiếp cho bé. Quá trình xông sẽ giúp làm thông các xoang. Qua đó giảm độ đặc của các chất dịch nhầy có trong họng, khoang mũi. Làm giảm đáng kể triệu chứng đờm, sổ mũi, ngạt mũi.

Dùng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà là sản phẩm có chứa các hoạt chất có khả năng giảm viêm nhiễm. Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, nó cũng mang tác dụng khắc phục tình trạng phù nề tại niêm mạc hô hấp và giúp thông thoáng đường thở.

Như vậy ba mẹ có thể xông tinh dầu tràm bằng máy xông để giảm thiểu triệu chứng ho sổ mũi cho trẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể xông trực tiếp cho bé bằng cách đun sôi tràm trà với nước. Tuy nhiên phải tuyệt đối cẩn thận khi áp dụng cho trẻ nhỏ.

Điều trị bằng thuốc

Nếu đã áp dụng những biện pháp điều trị trên mà không hiệu quả. Thậm chí tình trạng trẻ ho sổ mũi còn tiến triển nặng hơn. Thì lúc này bạn cần sử dụng thuốc Tây y. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp này gồm:

Thuốc kháng Histamin H1

Đây là loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh viêm họng, viêm mũi dị ứng hay viêm xoang. Tác dụng của nó là giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát; ngứa ngáy tại vùng cổ họng, giảm sổ mũi hay tình trạng ho….

Trẻ ho sổ mũi
Ba mẹ nên cẩn thận khi sử dụng thuốc Tây y cho trẻ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn

Một số tác dụng phụ của thuốc kháng Histamin H1 mà bạn cần lưu ý gồm: buồn ngủ, chóng mặt và giảm độ tập chung. Chính vì vậy, thuốc này cần được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc kháng sinh

Các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến khi trẻ ho sổ mũi gồm Amoxicillin và Penicillin. Hai loại thuốc này đều có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng. Bảo vệ vùng họng và mũi nếu được áp dụng đúng cách. Bên cạnh đó, thuốc cũng có khả năng làm giảm triệu chứng ho, sưng đau họng, sổ mũi, nhức mũi,..

Thuốc corticoid dạng xịt

Thuốc corticoid dạng xịt như Naphazolin hay Xylometazolin… cũng có thể được sử dụng để điều trị khi trẻ bị ho sổ mũi. Tác dụng của chúng là giảm tình trạng viêm niêm mạc mũi, ngứa, nghẹt và sổ mũi do dịch đờm. Những bệnh nhân gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm xoang cũng thường được bác sĩ chỉ định loại thuốc này.

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Nếu trẻ ho, sổ mũi, sốt, kèm theo hiện tượng đau đầu mệt mỏi. thì ba mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc Paracetamol. Các thành phần có trong thuốc sẽ giúp bé mau chóng chóng hạ sốt; giảm tình trạng đau, nhức đầu hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu bé uống quá liều lượng và thời gian cho phép.

Trẻ ho sổ mũi là căn bệnh phổ biến có thể xuất hiện bất cứ lúc nào,đặc biệt là thời điểm giao mùa. Chính vì vậy, ba mẹ cần tìm hiểu kỹ về cách điều trị cũng như các biện pháp phòng tránh tốt nhất. Nếu nhận thấy trẻ có bất cứ một dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, tốt nhất bạn hãy cho bé tới bệnh viện để được thăm khám và khắc phục kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,688

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám