Viêm da cơ địa dị ứng là một bệnh lý ngoài da thường gặp ở mọi đối tượng. Bệnh lý này có thể đi kèm các triệu chứng như: sốt, ngứa, khô da, khó chịu gây nhiều phiên toái đến chất lượng cuộc sống. Vậy viêm da cơ địa dị ứng có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Viêm da cơ địa dị ứng là tình trạng bệnh lý khiến da ửng đỏ và ngứa. Bệnh thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, là bệnh lý mạn tính kéo dài, có xu hướng bùng phát thành nhiều đợt khác nhau.
Thay đổi thời tiết là nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa dị ứng
Viêm da cơ địa dị ứng có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Đa phần, viêm da cơ địa dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị sớm có thể để lại những hậu quả sau:
Da đóng vảy, ngứa mãn tính: Khi ngứa, thói quen gãi chỉ làm cho tình trạng ngứa nặng nề hơn. Điều này kéo dài sẽ làm thay đổi màu sắc da, dày và sạm từ đó gây mất thẩm mỹ.
Nhiễm trùng da: Khi gãi các vùng da tổn thương và tạo ra các vết thương hở. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, vi rút tăng lên, nhất là nhóm virus herpes.
Rối loạn giấc ngủ: Ngứa ngáy khiến người bệnh khó ngủ từ đó làm suy giảm chất lượng giấc ngủ.
Lưu ý: Trường hợp do bệnh lý mạn tính kéo dài nhiều năm, nếu điều trị sai, lạm dụng thuốc bôi hoặc uống có thể dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân, có những đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên… Viêm da cơ địa dị ứng quanh vùng mắt nếu gây chảy nước mắt, viêm mí mắt và viêm kết mạc cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Viêm da cơ địa dị ứng gây ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Mục đích của điều trị viêm da cơ địa dị ứng là để giảm ngứa, giảm viêm và ngăn chặn các cơn bùng phát trong tương lai, tránh biến chứng. Cụ thể các loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định chi tiết như sau:
Kem chống ngứa: Dùng thuốc bôi vào vùng da khi có triệu chứng. Trong trường hợp bệnh nhân bị ngứa quá nặng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, có thể phải cần đến thuốc kháng histamine đường uống. Các thuốc này thường gây buồn ngủ, bác sĩ thường kê cho uống buổi tối.
Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm kết hợp với kem chống ngứa làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu. Loại kem này không chỉ làm mềm da mà con tránh để da nứt nẻ khô gây ngứa ngáy.
Kem kháng viêm: Hạn chế phản ứng viêm tại chỗ khiến triệu chứng thuyên giảm hơn, da bớt sưng, ngứa mẩn, đỏ. Tuy nhiên, nên hạn chế bôi kem kháng viêm vì nếu dùng lâu sẽ gây tác dụng phụ như làm mỏng da, mọc lông, đổi màu da và dễ làm da nhiễm trùng hơn. Các loại kem kháng viêm có corticoid chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Kháng sinh: Cần bổ sung thêm kháng sinh trong một thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng. Nếu vết thương hở và chảy dịch, người bệnh cần vệ sinh và thay băng mỗi ngày để tránh viêm nhiễm.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ giúp phòng tránh viêm da cơ địa dị ứng
Hy vọng qua bài viết trên người bệnh đã giải đáp được thắc mắc viêm da cơ địa dị ứng có nguy hiểm không? Để biết chính xác mình có gặp phải bệnh lý này không người bệnh cần đến các chuyên khoa da liễu để được khám từ đó bác sĩ có thể đánh giá cụ thể về tính trạng bệnh đồng thời tư vấn các biện pháp giúp phòng tránh bệnh tái phát. Hiện nay, bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ khám và điều trị bệnh viêm da cơ địa cho nhiều khách hàng, khi đến sử dụng dịch vụ tại đây người bệnh sẽ được khám với chuyên khoa Da liễu có nhiều năm kinh nghiệm. Thực hiện các xét nghiệm như: vi nấm soi tươi, định lượng IgE đặc hiệu với các dị nguyên dị ứng hô hấp – thức ăn… từ đó sẽ tìm ra được nguyên nhân và có phương án xử lý kịp thời.
Để được thăm khám và điều trị với các chuyên gia Da liễu đầu ngành tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, Quý khách vui lòng liên hệ 1900 1806.