Điện cơ (EMG) là phương pháp hiện đại giúp đánh giá chức năng của hệ thần kinh ngoại biên và cơ vân thông qua phân tích hoạt động điện học khi thần kinh bị kích thích hoặc khi cơ co. Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, kỹ thuật điện cơ được triển khai bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, ứng dụng hiệu quả trong nhiều bệnh lý thần kinh – cơ.
Khi nào nên thực hiện đo điện cơ (EMG)?
Khám điện cơ thường được chỉ định trong các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tổn thương thần kinh hoặc rối loạn dẫn truyền cơ, bao gồm:
- Cảm giác tê bì, châm chích, đau mỏi tay chân không rõ nguyên nhân
- Triệu chứng yếu cơ, teo cơ, chuột rút thường xuyên
- Rối loạn vận động: méo miệng, liệt cơ mặt, sụp mí, rung giật cơ
- Chấn thương vùng chi, cột sống nghi ngờ tổn thương thần kinh
- Đánh giá phục hồi sau phẫu thuật thần kinh, chỉnh hình, cơ – xương – khớp
Các kỹ thuật điện cơ phổ biến hiện nay
Tùy theo mục đích chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều kỹ thuật điện cơ như:
- Đo dẫn truyền vận động và cảm giác: kiểm tra tốc độ và chất lượng tín hiệu thần kinh
- Sóng F: phát hiện tổn thương rễ thần kinh hoặc thần kinh ngoại biên
- Phản xạ H: đánh giá tổn thương rễ thần kinh S1, phát hiện hội chứng Guillain-Barre
- Test kích thích lặp lại liên tiếp: thường áp dụng trong chẩn đoán bệnh nhược cơ
- Điện cơ kim: dùng kim điện cực nhỏ để đánh giá bệnh lý cơ và các rối loạn thần kinh – cơ sâu hơn
Ứng dụng điện cơ trong lâm sàng
Kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán:
- Tổn thương dây thần kinh do chèn ép: ống cổ tay, rãnh trụ, cổ chân...
- Đa dây thần kinh do tiểu đường, lupus ban đỏ
- Bệnh lý rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm
- Liệt dây thần kinh sọ (dây V, dây VII)
- Bệnh lý do khối u chèn ép thần kinh
- Đánh giá trước, trong và sau điều trị thần kinh – cơ
Ưu điểm kỹ thuật
- An toàn, ít xâm lấn, không gây tổn thương mô
- Dễ thực hiện, thao tác nhanh
- Cho kết quả khách quan, chính xác
- Hỗ trợ tiên lượng phục hồi, định hướng điều trị chuyên sâu
Quy trình thực hiện
- Bác sĩ tư vấn, hỏi bệnh, định hướng chỉ định
- Vệ sinh và sát khuẩn vùng cần đo
- Đặt điện cực hoặc cắm kim (nếu cần)
- Ghi lại tín hiệu điện, phân tích dữ liệu
- Bác sĩ đọc kết quả và kết luận