Bà bầu bị mất vị giác là tình trạng khá thường gặp trên lâm sàng sản khoa, đặc biệt khi các mẹ bước vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Điều này có thể xuất phát từ sự thay đổi của hormone trong thai kỳ, ảnh hưởng của tình trạng ốm nghén,... Dù không gây nguy hiểm trực tiếp nhưng nếu kéo dài, nó có thể khiến mẹ bỏ bữa, chán ăn và thai nhi không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển.
Bà bầu bị mất vị giác có nguy hiểm không?
Trên thực tế, tình trạng bà bầu bị mất vị giác cần được quan tâm và có cách xử lý kịp thời vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Các bác sĩ sản khoa cho hay: Đây là hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ, trung bình cứ 4 mẹ bầu thì có 1 người gặp tình trạng này trong 3 tháng đầu và có đến 2/3 thai phụ từng bị chán ăn ít nhất một lần trong suốt thai kỳ.
Dù không phải bệnh lý nặng, nhưng mất vị giác sẽ khiến mẹ ăn uống không ngon, chán ăn, thậm chí sụt cân, cơ thể luôn mệt mỏi và thiếu năng lượng.

Mẹ bầu bị mất vị giác ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng của cả mẹ và bé
Ngoài ra, nghiên cứu mới của Hiệp hội Dinh dưỡng Sản khoa (2025) cho thấy, khoảng 4/10 mẹ bầu bị mất vị giác có nguy cơ thiếu các vi chất quan trọng như sắt, canxi và acid folic – những dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé. Điều này làm tăng nguy cơ chậm phát triển cân nặng, chiều dài và mắc các dị tật khác ở thai nhi. Đồng thời, dinh dưỡng không đảm bảo trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến tình trạng thai nhỏ hơn tuổi thai, tăng nguy cơ sinh non hoặc bé sinh ra nhẹ cân.
Do đó, để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra, nếu các biểu hiện chán ăn, mất vị giác kéo dài hơn 2 tuần hoặc kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, sụt cân,... thì bạn nên sắp xếp thời gia gặp bác sĩ càng sớm càng tốt!
Nguyên nhân khiến bà bầu bị mất vị giác trong thai kỳ
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu bị mất vị giác là do hormone thay đổi. Khi mang thai, lượng estrogen và progesterone trong cơ thể tăng cao đột ngột khiến mẹ nhạy cảm hơn so với bình thường. Lúc này, một số biểu hiện thường thấy là buồn nôn, chán ăn và mệt mỏi hay khẩu vị thay đổi và ăn không còn thấy ngon miệng như trước.
Hơn nữa, tình trạng ốm nghén, đặc biệt trong 3 tháng đầu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến vị giác. Rất nhiều mẹ chia sẻ rằng họ bị nghén nặng, sợ đồ ăn và sợ ngửi thấy mùi đồ ăn ngay khi đưa thức ăn vào trong miệng khiến họ ăn được rất ít và thường có xu hướng bỏ bữa.

Biểu đồ về sự thay đổi của hormone progesterone trong thai kỳ (Nguồn: Theo National Reproductive Hormone Laboratory)
Trong nhiều trường hợp, bà bầu mất vị giác còn có thể do thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, vitamin B12… Khi mang thai, nhu cầu về các chất này tăng lên nên nếu mẹ không bổ sung đầy đủ từ chế độ ăn hoặc viên uống, vị giác cũng có thể bị ảnh hưởng ngược trở lại, tạo thành vòng lặp chán ăn - thiếu chất - mất vị giác.
Cuối cùng, khi thai nhi càng phát triển lớn, đè lên dạ dày cũng có thể khiến mẹ bầu bị khó tiêu, ợ chua do trài ngược dạ dày và gián tiếp mất cảm giác thèm ăn.
Cách xử lý khi bà bầu bị mất vị giác
Tùy tình trạng sức khỏe của từng mẹ bầu, thời điểm mất vị giác và tiền sử bệnh lý mà bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh lập chế độ dinh dưỡng theo các cách khác nhau. Dưới đây là gợi ý về các cách chăm sóc sức khỏe chung:
Giai đoạn thai kỳ
|
Gợi ý cải thiện vị giác
|
Lưu ý đặc biệt
|
Tam cá nguyệt đầu tiên
(3 tháng đầu)
|
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh để đói
- Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu, vị thanh nhẹ (cháo, súp, trái cây mềm)
- Dùng gừng, trà gừng hoặc chanh mật ong để giảm buồn nôn và kích thích vị giác
- Bổ sung vitamin B6 (có trong chuối, hạt hướng dương)
|
- Tránh mùi nồng, thực phẩm chiên xào dầu mỡ gây ngấy
- Hạn chế dùng thuốc không kê đơn khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
|
Tam cá nguyệt thứ hai
(3 tháng giữa)
|
- Bổ sung thực phẩm giàu kẽm (thịt đỏ, hàu, hạt bí)
- Tăng cường protein thực vật (đậu hũ, đậu lăng, yến mạch)
- Thử các món ăn có hương thơm tự nhiên (rau thơm, gia vị nhẹ)
- Bổ sung các loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ: canxi, sắt, protein, folate,...
|
- Có thể bắt đầu bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu nếu cần (theo hướng dẫn bác sĩ)
- Duy trì uống đủ 2-2,5 lít nước/ngày
|
Tam cá nguyệt thứ ba
(3 tháng cuối)
|
- Bổ sung Omega-3 (có trong cá hồi, hạt chia, hạt lanh)
- Ăn nhiều rau xanh đậm màu (cải bó xôi, bông cải xanh)
- Thực hành kỹ thuật thở sâu, thư giãn trước bữa ăn để giảm stress
- Chia nhỏ bữa ăn để tránh đầy bụng do thai lớn
|
- Tránh thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ hoặc có mùi quá mạnh
- Ưu tiên món hấp, luộc, nướng nhẹ – dễ tiêu hóa, ít ngấy
|

Minh hoạ thực đơn cho bà bầu vào tam cá nguyệt đầu tiên
Cách phòng ngừa mất vị giác trong thai kỳ
Mặc dù các biểu hiện bà bầu bị mất vị giác là điển hình và không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta có thể cải thiện tình trạng này bằng cách chủ động thực hiện:
- Rèn thói quen ăn uống đúng bữa và đa dạng các nhóm chất – đặc biệt là các thực phẩm giàu kẽm, sắt và vitamin B12 để hỗ trợ vị giác hoạt động tốt.
- Uống đủ nước: Nhiều mẹ không để ý nhưng mất nước nhẹ cũng có thể làm khô miệng, giảm cảm giác ngon miệng. Mỗi ngày, mẹ nên uống từ 2,5–3 lít nước bao gồm cả nước lọc, nước ép, canh, súp...
- Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng: Đánh răng sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là sau khi ăn đồ ngọt, chua. Việc giữ khoang miệng sạch sẽ không chỉ giúp ăn ngon miệng mà còn phòng tránh nhiều bệnh lý khác.
- Giữ tinh thần thoải mái: Stress cũng là một “thủ phạm” gây giảm vị giác. Mẹ có thể thử yoga nhẹ nhàng, nghe nhạc, thiền hoặc đi dạo để thư giãn để giữ tâm trạng thoải mái, ổn định suốt thai kỳ

Ngoài điều chỉnh chế độ ăn, các mẹ bầu cũng nên tích cực tham gia các lớp yoga cho bà bầu nhẹ nhàng
Có thể nói, bà bầu bị mất vị giác có thể bắt gặp ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Các mẹ bầu đang gặp tình trạng này cần được theo dõi kỹ và áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe kịp thời như thay đổi chế độ ăn đa dạng, giữ gìn vệ sinh mũi họng, uống đủ nước, bổ sung vi chất theo hướng dẫn,.... Đặc biệt, nếu thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác, bạn hãy sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ để được áp dụng các biện pháp y tế nếu cần thiết.