Nạo VA là giải pháp loại bỏ hiệu quả các ổ viêm nhiễm tại amidan, thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên bé nạo VA xong vẫn bị sổ mũi, ngủ ngáy, thay đổi giọng nói,... khiến nhiều phụ huynh lo lắng, tình trạng này có nguy hiểm không? Mọi thắc mắc sẽ được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp cụ thể trong bài viết này.
Nguyễn nhân bé nạo VA xong vẫn bị sổ mũi
Bé nạo VA xong vẫn bị sổ mũi là hiện tượng bình thường hậu phẫu, sẽ kéo dài sau một khoảng thời gian. Kèm theo đó là các triệu chứng ngủ ngáy, thay đổi giọng nói, hơi thở có mùi.

Bé nạo VA xong vẫn bị sổ mũi là hiện tượng thường thấy, không hiếm gặp
Nếu mũi trẻ chảy dịch nhầy màu xanh, vàng, có thể do niêm mạc mũi họng vẫn đang bị bội nhiễm. Trong trường hợp dịch mũi xuất hiện màu hồng, có thể chẩn đoán vết thương còn tươi, chưa thực sự lành dẫn đến dịch mũi có máu.
Với trẻ nhỏ bị nghẹt mũi, nguyên nhân có thể xuất phát từ tình trạng phù nề niêm mạc hoặc xung huyết sau nạo VA. Trong thời gian này, trẻ sẽ gặp ít nhiều khó khăn trong ăn uống, hít thở, phụ huynh hướng dẫn trẻ hít thở thông qua đường miệng.
Các triệu chứng khác sau khi nạo VA
Như đã chia sẻ ở trên, sau quá trình nạo VA trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng thông thường khác như chảy máu, ngủ ngáy, sốt,... Đây là những biểu hiện đi kèm tình trạng sổ mũi, không đáng lo ngại nhưng cần chú ý chăm sóc.
- Chảy máu là biểu hiện điển hình nhất sau khi nạo VA. Để giảm ngừa tình trạng này, phụ huynh nên bổ sung nước ấm, đồ ăn dạng lỏng, nguội, mềm cho trẻ, tránh gây áp lực lên vết mổ.
- Ngủ ngáy xảy ra do tình trạng phù nề hậu phẫu, tình trạng này có thể tự biến mất sau khoảng 7 ngày.
- Sốt nhẹ hoặc vừa, dưới 38.5 độ do cơ thể thiếu nước, vết thương bên trong họng đang trong quá trình lành lại.
- Choáng váng là một tác dụng phụ của thuốc gây mê trong quá trình nạo VA, phụ huynh cải thiện tình hình bằng các cho trẻ uống nước ấm.
- Họng đau, cứng cổ thường xuất hiện trong vài ngày đầu hậu phẫu. Cha mẹ hỗ trợ giảm đau cho con bằng cách chườm ấm, dùng thuốc hoặc tập một vài động tác xoay.
- Chảy nước dãi trong quá trình vết thương liền lại, trẻ có thể bị đau ở sau tai và miệng.
- Thay đổi giọng nói do kích thước, hình dạng miệng bị thay đổi tạm thời.
- Hôi miệng trong một vài tuần đầu sau nạo VA, tình trạng này tự động biến mất sau khi vết thương lành lại.

Nhóm triệu chứng sau nạo VA kèm theo sổ mũi
Trẻ nạo VA xong vẫn bị sổ mũi có nguy hiểm không?
Sổ mũi sau khi nạo VA là triệu chứng phổ biến, là tình trạng thường thấy nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Hiện tượng này sẽ chấm dứt sau khi bong lớp vảy giả mạc (7 ngày sau nạo), tổng thời gian hồi phục hoàn toàn dao động 10 - 15 ngày.
Hiện tượng chảy máu chỉ xuất hiện một vài lần, không thường xuyên sau nạo VA. Cha mẹ cần lưu tâm, tập trung chăm sóc trẻ như bình thường và theo dõi các biểu hiện.
Cách khắc phục bé nạo VA xong vẫn bị sổ mũi
Sau khi nạo VA, để giảm thiểu tình trạng sổ mũi phụ huynh cần đều đặn nhỏ nước muối sinh lý vào hai bên mình trẻ. Sử dụng dụng cụ hút mũi, giúp hốc mũi trẻ thông thoáng, giúp quá trình ăn uống dễ dàng, hít thở tốt hơn.
Đặc biệt khi vào mùa đông, cần giữ ấm cho trẻ để phòng tránh cảm cúm. Một cách khác, chủ động cách ly trẻ với nguồn lây nhiễm, người đang mắc bệnh. Đồng thời tái khám sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe sát sao ngừa biến chứng nguy hiểm.
Cha mẹ cũng có thể tham khảo một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng, giúp con sớm phục hồi:
- Ưu tiên thực phẩm dạng lỏng cho trẻ như súp, canh, cháo xay nhuyễn,...
- Cho trẻ uống nước thường xuyên giúp cấp ẩm cổ họng, tránh mất nước hậu phẫu thuật, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Chuyển thức ăn dạng đặc, chế độ ăn bình thường khi trẻ không còn cảm giác buồn nôn.
- Nói không với thức ăn quá cứng, tránh gây xước ở vị trí nạo VA, gây chảy máu và kéo dài thời gian bình phục.
Xem thêm: Chăm sóc trẻ sau khi cắt Amidan và nạo VA như thế nào?

Lưu ý về dinh dưỡng và chăm sóc hậu phẫu cho trẻ nạo VA
Cẩn trọng với những biểu hiện bất thường
Nạo VA là phương pháp điều trị an toàn với trẻ nhỏ, ít gây biến chứng nguy hiểm nhưng cha mẹ vẫn cần lưu tâm. Nếu phụ huynh nhận thấy các vấn đề dưới đây, cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế can thiệp điều trị:
- Trẻ nhỏ sốt cao trên 39 độ C, không dứt dù đã được dùng thuốc hạ sốt.
- Trẻ nhỏ chảy lượng máu lớn, không thể cầm máu.
- Trẻ buồn nôn, nôn mửa liên tục, không có tín hiệu ngừng lại.
- Trẻ đau nhức dữ dội, chán ăn, bỏ ăn.
- Trẻ nôn ra nhiều máu.
- Trẻ mất giọng trên 24 tiếng.

Những triệu chứng nguy hiểm sau nạo VA cần cẩn trọng
Đây là những triệu chứng nguy hiểm mà cha mẹ tuyệt đối không được bỏ qua, cần được cấp cứu kịp thời. Trong trường hợp khẩn cấp, phụ huynh liên hệ hotline cấp cứu Bệnh viện Phương Đông 0833015115 để được hỗ trợ kịp thời.
Kết luận
Bé nạo VA xong vẫn bị sổ mũi là hiện tượng thường gặp, không quá nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên phụ huynh không được chủ quan, cần theo dõi sát sao trong 1 - 2 tuần đầu hậu phẫu, nếu bé có biểu hiện bất thường cần thăm khám nhanh chóng.