Những thói quen sai lầm khiến cơ thể dễ mắc bệnh lý gan mật nhiều người vẫn mắc phải

Nguyễn Thu Hà

29-04-2021

goole news
16

[Theo báo giadinh.net.vn] Theo các chuyên gia, tỷ lệ mắc các bệnh gan mật hiện nay ngày càng gia tăng. Chức năng gan suy yếu do nhiều yếu tố và những thói quan sai lầm khiến cơ thể dễ mắc bệnh lý gan, mật dưới đây nhiều người vẫn mắc phải.

[Theo báo giadinh.net.vn] Theo các chuyên gia, tỷ lệ mắc các bệnh gan mật hiện nay ngày càng gia tăng. Chức năng gan suy yếu do nhiều yếu tố và những thói quan sai lầm khiến cơ thể dễ mắc bệnh lý gan, mật dưới đây nhiều người vẫn mắc phải.

Nhằm hưởng ứng Ngày sức khỏe Thế giới và góp phần nâng cao ý thức phòng bệnh hơn chữa bệnh trong cộng đồng, ngày 24/4 Bệnh viện đa khoa Phương Đông đã tổ chức "Ngày hội sức khỏe cộng đồng" với hai hội thảo sức khỏe lớn là "Chăm sóc sức khỏe toàn diện thời 4.0" và hội thảo "Bước tiến mới trong tầm soát và điều trị ung thư". Các bác sĩ đã có những giải đáp thắc mắc về các vấn đề sức khỏe với nhiều bệnh lý, từ đó giúp cho người dân biết cách tự chăm sóc sức khỏe của mình.

TTND.TS.BSCC Hoàng Văn Tuyết – Trưởng khoa Khám bệnh (BVĐK Phương Đông) - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã chia sẻ về các bệnh lý đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng, gan mật.

Các bệnh lý gan mật như viêm gan, gan nhiễm mỡ, rối loạn chức năng gan, ung thư gan, bệnh đường mật… không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh mà có thể nguy hiểm đến tính mạng. Một số bệnh lý về gan như ung thư gan, xơ gan cổ trướng… hiện được xếp vào các bệnh lý đặc biệt nguy hiểm và nhiều người đã bị cướp đi mạng sống.

Điều đáng nói là hầu hết các bệnh lý về gan, mật ở giai đoạn đầu của bệnh hầu như không có triệu chứng rõ rệt. Bởi vậy mà người bệnh thường có tâm lý chủ quan, chỉ khi bệnh đã ở giai đoạn nặng mới biết, thậm chí nguy cơ tử vong cao vì phát hiện muộn.

BS Tuyết cho biết, gan là một nhà đặc biệt chịu trách nhiệm giải độc máu, chuyển hóa trong cơ thể. Khi chức năng gan suy yếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Dấu hiệu gợi ý mở đầu của bệnh về gan mật nói chung có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, đau, sốt… Đôi khi có dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, đi tiểu sẫm màu, đi ngoài phân bạc màu hoặc phân xanh. Với những dấu hiệu sớm, phát hiện được thì ta ngăn chặn được. Bệnh gan khi tiến triển tới giai đoạn nặng thường có những biểu hiện như chướng bụng, phù, chân tay run…

bệnh lý gan mật

TTND.TS.BSCC Hoàng Văn Tuyết – Trưởng khoa Khám bệnh (BVĐK Phương Đông)

Chuyên gia cũng cho biết, các nguyên nhân khiến cho chức năng gan suy yếu làm gia tăng tỷ lệ người bệnh mắc bệnh lý gan, mật ngày càng nhiều hiện nay là do vấn đề ăn uống không hợp lý, dư thừa các chất dinh dưỡng, ăn ít rau xanh… dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ (bệnh phổ biến trong nhóm bệnh lý về gan); Sinh hoạt thiếu khoa học khi lạm dụng đồ uống có ga, rượu bia dùng quá nhiều, thường xuyên thức khuya, stress…; Chủ quan với bệnh nhiễm trùng như viêm gan B, C do virus. Viêm gan virus nếu không được kiểm soát có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Hoặc ký sinh trùng, bệnh do giun chui ống mật gây tắc gan mật, thậm chí gây nhiễm trùng đường mật trầm trọng dẫn tới chất người... Ngoài ra, nhiều người có thói quen tự ý mua dùng các loại thuốc kháng sinh, dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc làm ảnh hưởng chức năng gan.

"Để phòng tránh bệnh lý gan mật, mọi người nên ăn uống tiết chế, cân bằng các nhóm dinh dưỡng và hạn chế các thói quen xấu ở trên. Cùng với đó, người bệnh cần tăng cường luyện tập thể dục thể thao. Với những người mắc viêm gan virus cần phải uống thuốc. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ là điều rất quan trọng để mọi người sớm phát hiện các bất thường về gan cũng như các bệnh lý khác" – BS Tuyết khuyên.

Ngoài bệnh lý về gan mật, ung thư, trong Ngày hội sức khỏe cộng đồng, nhiều người bệnh cũng đặc biệt quan tâm đến bệnh tiểu đường. Ths.BSCKI Nguyễn Thị Tường Vân – Trưởng khoa Nội (BVĐK Phương Đông) cho biết, các dấu hiệu của bệnh tiểu đường là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và gầy nhiều. Khi bệnh nhân có 2 dấu hiệu hoặc 1 trong 4 dấu hiệu là cần nên đi kiểm tra xem có bị tiểu đường không.

Nhiều người bệnh thường bỏ quan giai đoạn sớm của bệnh, khi xuất hiện các biến chứng mới phát hiện được. Bệnh nhân hay gặp các viêm da, tê buốt đầu chi hoặc thường xuyên có biểu hiện viêm phế quản, dấu hiệu nhiễm trùng… Đó là những dấu hiệu biến chứng của tiểu đường. Bởi vậy, lứa tuổi ngoài 35 nên đi kiểm tra đường huyết định kỳ 6 tháng/ lần.

Khi biết tiểu đường cần phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân có thể tiêm hoặc uống thuốc. Phần lớn hiện nay có một số người cho rằng điều trị tiểu đường là tốt nhất và cứ áp dụng tiêm, uống là lạc hậu. Thế nhưng theo quy chuẩn của Bộ Y tế, điều trị tiểu đường đối với người Type 2, tiểu đường do béo, rối loạn hệ nội tiết trong cơ thể vẫn phải dùng thuốc uống. Sau đó, nếu không có kết quả mới chuyển sang tiêm để khỏi ảnh hưởng đến nếp sống hàng ngày.

bệnh lý gan mật

Người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ

Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người cần chủ động trong việc tiết chế chế độ ăn. Một chế độ đối với những người tiểu đường là hạn chế ăn tinh bột, ăn trái cây ngọt. Thay vào đó ăn những thực phẩm làm giảm khả năng đói nhưng không có nhiều tinh bột như ăn nhiều rau, đậu phụ, khoai sọ,... Hoa quả nên ưu tiên thanh long, ổi, táo xanh, táo chua thay vì táo ngọt, bưởi da xanh... Không phải là cấm hoàn toàn mà mọi người nên hạn chế ăn những trái cây quá ngọt như mít, vải…

Để kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình, các chuyên gia khuyến cáo, điều quan trọng mọi người cần lưu ý là nên đi khám sức khỏe định kỳ. Hiện nay, tỷ lệ đi khám sức khỏe định kỳ hiện nay đã tăng lên nhưng vẫn còn nhiều người chủ quan, sợ bệnh mà không đi khám nên khi đi khám đã phát hiện ở giai đoạn muộn của bệnh. Từ đó, việc điều trị rất khó khăn, tốn kém.

1,320

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám