Bệnh thổ tả ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bích Ngọc

05-10-2024

goole news
16

Trẻ em có hệ thống miễn dịch còn non nớt nên dễ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa và đường ruột. Trong đó, bệnh thổ tả ở trẻ là một trong những bệnh về đường ruột mà nhiều trẻ gặp phải. Vậy nguyên nhân do đâu? Triệu chứng của bệnh như thế nào? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về bệnh thổ tả ở trẻ em qua bài viết sau. 

Bệnh thổ tả ở trẻ em là gì?

Bệnh thổ tả hay bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng gây ra. Bệnh gây ra tình trạng tiêu chảy nặng kèm mất nước. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau 12 giờ đến 5 ngày khi bị nhiễm khuẩn qua thực phẩm hoặc sử dụng nguồn nước không đảm bảo. 

Mỗi năm, có khoảng gần 4 triệu người mắc bệnh và có hàng chục nghìn đến trăm nghìn người tử vong do dịch thổ tả trên toàn thế giới. Đặc biệt, trẻ em luôn là đối tượng dễ mắc bệnh vì có hệ đường ruột còn non nớt.

Bệnh tả xuất hiện từ lâu và cho đến nay vẫn luôn là mối nguy hiểm đối với người nhiễm bệnh. Tại Việt Nam, bệnh tả vẫn ghi nhận hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh tả. Nhất là người dân vùng cao, vùng ô nhiễm, vùng thường xuyên bão lũ,... Trong và sau thời điểm mưa, lũ lụt, các loài vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào nguồn nước từ đất, bụi, rác thải,... gây bệnh và lây lan thành dịch. 

Bệnh thổ tả ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng gây raBệnh thổ tả ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng gây ra

Nguyên nhân gây ra bệnh thổ tả ở trẻ

Trẻ mắc bệnh thổ tả do tiếp xúc với thực phẩm hoặc nguồn nước nhiễm khuẩn Vibrio-Cholerae, gây ra tình trạng tiêu chảy kèm mất nước. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhi có thể tử vong trong vài giờ do mất nước. 

Các nguyên nhân chính gây ra bệnh thổ tả ở trẻ em: 

  • Do ăn thực phẩm nhiễm khuẩn Vibrio-Cholerae. 
  • Thời tiết thay đổi khiến trẻ nhiễm lạnh làm rối loạn chức năng ruột. Nếu nóng đột ngột, axit dạ dày và men tiêu hóa sản sinh ra ít hơn khiến trẻ bị tiêu chảy. 
  • Trẻ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài khiến vi khuẩn đường ruột không hoạt động bình thường hoặc gặp các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm họng gây tháo dạ ở trẻ. 

Các triệu chứng của bệnh tả ở trẻ

Phần lớn người bệnh khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh tả không biết mình nhiễm bệnh, vì các triệu chứng của bệnh thường khá giống với bệnh tiêu chảy bình thường. Mặc dù vậy, vi khuẩn Vibrio cholerae có thể tồn tại ở phân người trong 7-14 ngày nên có thể lây nhiễm sang người khác. 

Các triệu chứng của bệnh tả ở trẻ em, gồm:

  • Thời gian ủ bệnh: Trẻ sẽ ủ bệnh từ vài giờ đến 5 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng. 
  • Giai đoạn khởi phát: Trẻ sốt nhẹ, gai rét, đau bụng lâm râm, buồn nôn, nôn và đi ngoài phân lỏng. 
  • Giai đoạn toàn phát: Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng trắng đục, lợn cợn vảy trắng, có mùi tanh nồng. Ngoài ra, trẻ bị khô môi, khô da, mắt lờ đờ, cảm thấy buồn ngủ, thậm chí co giật và hôn mê. 

Trẻ đi ngoài nhiều lần gây mất nướcTrẻ đi ngoài nhiều lần gây mất nước

Các biến chứng của bệnh tả ở trẻ

Một trong biến chứng thường gặp là hạ đường huyết. Trẻ sẽ bị mất sức vì đi ngoài nhiều lần và không được nạp thêm glucose trong máu khiến lượng đường huyết trong máu giảm, có thể gây co giật. 

Ngoài ra, bệnh tả có thể làm hạ hàm lượng kali trong máu. Nếu đi ngoài nhiều lần, trẻ sẽ mất lượng lớn kali và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nếu lượng kali xuống quá thấp, trẻ sẽ gặp những ảnh hưởng liên quan đến hệ thần kinh. 

Ngoài ra, bệnh tả còn khiến cơ thể của trẻ mất lượng lớn chất lỏng và chất điện giải, gây ra tình trạng tử vong. 

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

Vì bệnh thổ tả ở trẻ em thường có những triệu chứng tương tự tiêu chảy thông thường nên nhiều cha mẹ chủ quan. Tuy nhiên, việc phát hiện tình trạng quá muộn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ thu thập mẫu bệnh phẩm như phân, chất nôn, thực phẩm, nước,... Sau đó tiến hành các xét nghiệm như: 

  • Soi tươi: Soi tươi phân hoặc chất nôn để phát hiện khuẩn tả. 
  • Phân lập vi khuẩn: Nuôi cấy là phân lập vi khuẩn, từ đó hỗ trợ trong phác đồ kháng sinh về sau. 
  • Kỹ thuật di truyền phân tử: Sử dụng kỹ thuật phản ứng chuỗi men polymerase để xác định gen đặc hiệu của khuẩn tả. 
  • Xét nghiệm huyết thanh học: Phát hiện kháng thể ngưng kết. 

Soi tươi là phương pháp giúp phát hiện khuẩn tả trong các mẫu bệnh phẩmSoi tươi là phương pháp giúp phát hiện khuẩn tả trong các mẫu bệnh phẩm

Phương pháp điều trị bệnh

Theo bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể bị sốc hoặc tử vong nếu mất >10% lượng nước trong cơ thể. Do đó, với bệnh nhi bị tiêu chảy, cần thực hiện bù nước và chất điện giải để bù nước. 

Ngoài ra, khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị. Phương pháp điều trị bệnh thổ tả: 

  • Cách ly bệnh nhân nhiễm khuẩn tả. 
  • Bù nước, chất điện giải qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch tùy thuộc tình trạng bệnh. 
  • Sử dụng kháng sinh phù hợp dựa trên kết quả kháng sinh đồ. 
  • Cho bệnh nhân ăn sớm, thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu. Đối với trẻ còn bú, tăng cường bú mẹ. 

Nếu khách hàng có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Biện pháp phòng tránh bệnh thổ tả ở trẻ em

Bệnh thổ tả ở trẻ em có thể phòng tránh bằng nhiều biện pháp khác nhau. Cha mẹ có thể chú ý một số điều sau để giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho trẻ: 

  • Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh tả hoặc hạn chế tiếp xúc khi dịch đang diễn ra. 
  • Không cho trẻ có thói quen cắn, mút ngón tay. 
  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên cho bé. 
  • Hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh ở trẻ. 
  • Lựa chọn thực phẩm an toàn với sức khỏe, nên khử trùng định kỳ dụng cụ nấu nướng. 
  • Luôn ăn chín uống sôi. 
  • Ưu tiên nuôi con bằng sữa bé để giúp trẻ luôn khỏe mạnh. Nếu có ý định cai sữa nên tránh vào mùa hè. 

Hình thành thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻHình thành thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ

Bệnh thổ tả ở trẻ em là một bệnh về nhiễm trùng đường ruột do khuẩn Vibrio-Cholerae gây ra. Trẻ mắc bệnh thường ủ bệnh sau đó bắt đầu đi ngoài liên tục, các triệu chứng của bệnh thường khá giống tiêu chảy thông thường nên nhiều cha mẹ chủ quan. Chính vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị, tránh những biến nguy hiểm. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng cha mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về bệnh thổ tả ở trẻ em. Chủ động phòng tránh giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc bệnh, đồng thời cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có những triệu chứng bất thường. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
117

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám