Đau bụng giữa - cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm không thể bỏ qua

Triệu Thị Kim Anh

16-10-2020

goole news
16

Đau bụng giữa đôi khi là đau nhẹ đầy hơi, hoặc đau quặn thắt rất có thể là triệu chứng của viêm dạ dày, viêm ruột do virus. Nếu đau bụng giữa nhưng không đau liên tục lại có các biểu hiện của các bệnh ung thư đại tràng hay viêm ruột thừa ở giai đoạn sớm thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.

Đau bụng giữa là bị làm sao?

Đau bụng giữa bên phải và trái

Đau giữa bụng bên phải hay đau giữa bụng bên trái có thể là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến bệnh thận hoặc ruột già. Thông thường các cơn đau sẽ lan dần ra sau lưng kèm theo sốt, ớn lạnh, buồn nôn và tiêu chảy. Khi đó rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng thận.

Đau bụng giữa bên phải và trái có thể là dấu hiện bệnh thận hoặc vấn đề về ruột giàĐau bụng giữa bên phải và trái có thể là dấu hiện bệnh thận hoặc vấn đề về ruột già

Trường hợp cơn đau lan xuống vùng bụng, đau dữ dội theo từng đợt thì đây có thể là triệu chứng của sỏi thận. Cùng với đó là các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn, sốt, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn máu, đau bụng cùng với chứng đầy hơi, táo bón.

Đau bụng chính giữa

Đau bụng giữa là bị gì? Khi ruột non và ruột già gặp vấn đề sẽ gây ra cảm giác đau chính giữa bụng:

  • Nếu bụng đau ở giữa kèm theo chuột rút, tiêu chảy nặng, mệt mỏi, sốt và sụt cân không rõ lý do thì rất có thể đó là triệu chứng của viêm ruột.

Nếu đau bụng chính giữa thì có thể ruột già hoặc ruột non đang gặp vấn đềNếu đau bụng chính giữa thì có thể ruột già hoặc ruột non đang gặp vấn đề

  • Nếu đau bụng kèm theo cảm giác nôn mửa, tiêu chảy và khó xì hơi hay khí đại tiện thì có thể là dấu hiệu của chứng tắc nghẽn ruột non.
  • Còn nếu cơ đau sưng phình ở gần rốn hoặc gây khó chịu ở vùng bụng thì là dấu hiệu của thoát vị rốn.

Đau bụng giữa bên trái

Đau bụng giữa là bệnh gì? Bụng giữa bên trái là vị trí ngoài của thận trái và là khu vực chứa đại tràng. Nếu bị đau giữa bụng bên trái thì có thể bạn bị nhiễm trùng đại tràng hoặc viêm đại tràng do chế độ ăn uống không khoa học, lão hóa...

Nếu cơn đau xuất hiện liên tục, kéo dài kèm theo biển hiện đau bụng, sốt, buồn nôn thì chính là biểu hiện điển hình của chứng viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng.

Đau giữa bụng bên trái cũng có thể là biểu hiện ban đầu của hội chứng ruột kích thích- tình trạng rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột, 

Đau bụng giữa dưới rốn

Đau bụng ở giữa vùng dưới rốn có thể là dấu hiệu của bệnh về cơ quan sinh dục, đường tiết niệu hoặc đường ruột. Cụ thể như sau:

  1. Đau do ruột già (đại tràng): Đây là triệu chứng khi bị các bệnh lý như
  • Viêm túi thừa: xuất hiện cơn đau dữ dội kèm theo triệu chứng co thắt phía bên trái dạ dày, phân có máu, sốt.
  • Viêm ruột thừa: đau âm ỉ rồi nặng dần từ phần bụng trên xuống bụng dưới, kèm theo triệu chứng chướng bụng, chán ăn, buồn nôn, ói mửa, sốt, đau mỗi khi tiểu tiện.
  • Hội chứng ruột bị kích thích (IBS): ngoài đau bụng thì sẽ đi kèm với các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, ợ chua, nhu động ruột từng cơn.
  • Viêm ruột (IBD): đau bụng dưới kèm dấu hiệu đầy hơi, phân có máu, sụt cân. Viêm ruột là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh Crohn và loét kết tràng.
  • Thoát vị bẹn: ngoài việc đau bụng giữa dưới rốn theo từng hơn thì nó sẽ có thêm dấu hiệu như sưng rõ rệt, khi di chuyển sẽ có cảm giác nặng nề ở bụng và ợ hơi nóng.

Đau bụng giữa dưới rốn có thể là bệnh về cơ quan sinh dục, đường tiết niệuĐau bụng giữa dưới rốn có thể là bệnh về cơ quan sinh dục, đường tiết niệu

  1. Đau do tiết niệu: Khi bị bệnh về đường tiết niệu sẽ bị đau bụng giữa dưới rốn như: 
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): người bệnh sẽ đau ở giữa bụng vùng dưới cùng dấu hiệu nước tiểu đục hoặc sẫm màu, đau hoặc rát khi đi tiểu, tiểu liên tục.
  • Bí tiểu cấp: là tình trạng bàng quang không thải được nước tiểu ra ngoài nên sẽ gây đau bụng dưới, không đi tiểu được, nước tiểu rò rỉ nhưng vẫn không đi được.
  • Sỏi bàng quang: đau bụng kèm biểu hiện đái ra máu, đau hoặc nóng rát mỗi khi đi tiểu, khó đi tiểu hoặc dòng nước không đều, có màu đục hoặc sẫm.
  • Ung thư bàng quang: ngoài đau bụng thì người bệnh sẽ thấy thêm các dấu hiệu khác như nước tiểu có màu hồng, cam hoặc đỏ sẫm, đau hoặc nóng rát khi tiểu, đi tiểu thường xuyên, không thể đi tiểu, bàn chân sưng và đau nhức.
  1. Do mắc bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục.

Đối với nữ: đây có thể là triệu chứng của 

  • U nang buồng trứng: đau bụng xung quanh u nang, đầy hơi hoặc chướng bụng, chóng mặt, mệt mỏi.
  • U xơ tử cung: sẽ có biểu hiện như chảy máu nhiều bất thường trong kỳ kinh nguyệt, chảy máu giữa các kỳ kinh, bụng phình to gây đau hoặc đau khi quan hệ.
  • Lạc nội mạc tử cung: đau bụng dưới ở giữa kèm chảy máu nhiều trong kỳ kinh, đau bụng dữ dội, đau nửa đầu, nhu động ruột, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Viêm vùng chậu: (PID): đau bụng kèm triệu chứng khó chịu khi tiết dịch, dịch nhiều bất thường, sốt, ớn lạnh, đau khi quan hệ, tiểu tiện.
  • Mang thai ngoài tử cung: đau vùng chậu dữ dội, có cảm giác co cứng 1 bên thành bụng kèm theo triệu chứng chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt.
  • Viêm vòi trứng: đau bụng, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, kinh nguyệt không đều, các triệu chứng này sẽ tăng lên sau khi có kinh.
  • Sa sinh dục: tăng áp lực đối với thành âm đạo, căng tức bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng, đau khi quan hệ tình dục.
  • Tắc nghẽn vùng chậu: vùng chậu sưng lên và đau, cơn đau sẽ tăng lên mỗi khi người bệnh cử động lên xuống.

Đối với nam: có thể là do 

  • Xoắn tinh hoàn: đau bụng dưới đột ngột, dữ dội đi kèm các triệu chứng khác như tinh hoàn sưng to, bầm tím, vùng tinh hoàn trở nên nhạy cảm.
  • Viêm tuyến tiền liệt: ngoài đau bụng thì người bệnh còn bị đau lưng, đau quanh gốc dương vật, tiểu khó, ớn lạnh, sốt, buồn nôn, đau nhức, trong tinh dịch có máu.

Đau bụng giữa từng cơn

Giữa bụng là khu vực tập trung nhiều cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể. Rốn chính là nơi giao nhau của nhiều cơ quan. Do đó, nếu bạn bị đau bụng chính giữa theo từng cơn thì có thể là bạn đang mắc một trong những bệnh lý sau:

Bụng giữa là nơi tập trung nhiều cơ quan nội tạng quan trọng nên nếu bị đau thì nó là triệu chứng của nhiều bệnh lýBụng giữa là nơi tập trung nhiều cơ quan nội tạng quan trọng nên nếu bị đau thì nó là triệu chứng của nhiều bệnh lý

  • Bệnh về gan: ngoài các triệu chứng như đau bụng quặn từng cơn, đau ở vùng trên rốn thì sẽ kèm theo triệu chứng vàng da.
  • Bệnh về dạ dày: chẳng hạn như đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày… 
  • Rối loạn tiêu hóa: là do ruột non gặp vấn đề, nó sẽ có các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy,...
  • Các bệnh phụ khoa: đau bụng quặn từng cơn ở nữ giới có thể biểu hiện của u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,…

Cần làm gì khi xuất hiện các cơn đau bụng giữa?

Bị đau bụng ở giữa có thể chỉ đơn giản là do đầy hơi, ăn uống không lành mạnh nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết cơ thể đang mắc bệnh lý nguy hiểm nào đó. Do vậy, nếu cơ đau âm ỉ, kéo dài hoặc đau dữ dội, đau quặn thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình.

Nếu đau bụng giữa kéo dài không dứt thì nên đi khám bác sĩ ngayNếu đau bụng giữa kéo dài không dứt thì nên đi khám bác sĩ ngay

Tránh việc tự ý dùng thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian, những bài thuốc chưa được kiểm chứng sẽ không giảm được đau mà còn có thể khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Những biện pháp phòng đau bụng giữa

Đau vùng giữa bụng sẽ khiến bạn khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống. Do đó, ngay từ bây giờ hãy áp dụng những biện pháp phòng đau bụng giữa đơn giản mà hiệu quả dưới đây:

Chia nhỏ bữa ăn là một trong những cách đơn giản để phòng đau bụng giữaChia nhỏ bữa ăn là một trong những cách đơn giản để phòng đau bụng giữa

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh việc ăn quá nhiều cùng đồ ăn cùng lúc.
  • Đảm bảo cân đối bữa ăn, đủ chất dinh dưỡng, nên ăn nhiều chất xơ.
  • Bổ sung vitamin tự nhiên bằng cách ăn nhiều rau củ quả.
  • Hạn chế những thực phẩm khiến đầy hơi.
  • Bổ sung thêm nước, mỗi ngày uống 2- 2,5 lít.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao.

Ngoài ra để tránh bị ợ nóng, trào ngược dạ dày, thực quản thì bạn nên:

  • Cai thuốc lá.
  • Giảm cân nếu cần.
  • Không ăn ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ.
  • Duy trì tư thế ngồi thẳng lưng sau khi ăn ít nhất 30 phút.

Trên đây là thông tin đầy đủ nhất về chứng đau bụng giữa và những cảnh báo về các bệnh lý nguy hiểm khi đau bụng chính giữa. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là điểm đến tin cậy của rất nhiều khách hàng tại Hà Nội và những tỉnh thành lân cận. Với đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến đảm bảo thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác, đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh. 

Có bất kỳ thắc mắc nào, chị em có thể liên hệ với Bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ nhé. Để đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng điền thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
41,181

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám