Những dấu hiệu thai nhi bị nóng mà mẹ nên biết và cách khắc phục hiệu quả

Bích Ngọc

24-07-2024

goole news
16

Dấu hiệu thai nhi bị nóng là một trong những dấu hiệu mà mẹ bầu thường bỏ qua và không chú ý đến. Thai nhi bị nóng là do nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vậy dấu hiệu của thai nhi bị nóng là gì? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân khiến thai nhi bị nóng 

Dấu hiệu thai nhi bị nóng kéo dài mà không được can thiệp xử lý có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vây nguyên nhân nào khiến thai nhi bị nóng?

  • Cơ thể mẹ thiếu nước: Nếu mẹ không uống đủ nước hoặc không duy trì cân bằng cơ thể đúng cách có thể gây ra tình trạng nóng bức. 
  • Do tác động từ bên ngoài: Khi tiếp xúc quá lâu trong môi trường có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mạnh sẽ khiến cơ thể tăng nhiệt độ. 
  • Tham gia các hoạt động thể chất: Các hoạt động mạnh hoặc làm việc với cường độ cao sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. 
  • Hormone thay đổi: Sự thay đổi hormone của cơ thể mẹ trong quá trình mang thai có thể là một phần khiến cơ thể nóng hơn so với bình thường. 
  • Các vấn đề khác: Khi mẹ bị sốt, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác cũng có thể khiến cơ thể nóng bức. 

Việc nhận biết và xử lý các dấu hiệu thai nhi bị nóng là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Nếu mẹ bầu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào đến tình trạng nóng trong thai kỳ, hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi bị nóngCó nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi bị nóng

Những dấu hiệu thai nhi bị nóng

Thai nhi bị nóng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khoẻ của mẹ đang gây ảnh hưởng đến bé. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục mà không xử lý sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến thai nhi. Vậy những dấu hiệu thai nhi bị nóng là gì? Dưới đây là những dấu hiệu thai nhi bị nóng trong bụng mẹ:

  • Da ửng đỏ: Đây là dấu hiệu của hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng lên. Chúng xảy ra khi cơ thể mẹ đang điều chỉnh nhiệt độ để làm mát cho mẹ và bé. Da ửng đỏ thường xuất hiện ở khu vực mặt, cổ, ngực, vai,... 
  • Rôm sảy: Khi nhiệt độ cơ thể tăng hoặc nội tiết và hormone thay đổi. Chúng sẽ gây mẩn đỏ do dị ứng trên da ở vùng lưng, ngực, bụng. 
  • Cảm giác buồn nôn: Đây là dấu hiệu phổ biến trong quá trình mang thai, đây cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu nước và cơ thể quá nóng. 
  • Toát mồ hôi: Khi ánh nắng chiếu quá lâu vào cơ thể mẹ sẽ khiến vùng tay, chân, trán đổ mồ hôi. Mẹ nên tránh ánh nắng và giữ nhiệt độ cơ thể ổn định để tránh ảnh hưởng đến bé. 
  • Khát nước: Khi cơ thể quá nóng sẽ khiến thai nhi khó chịu, cơ thể mẹ có sự thoát nhiệt nên mẹ khát nước liên tục. 
  • Tim đập nhanh: Tình trạng nóng bức sẽ khiến nhịp tim đập nhanh hơn so với bình thường. Từ đó gây tình trạng khó thở, chóng mặt và thai nhi bị nóng.

Khi có những dấu hiệu trên, mẹ cần lưu ý và thực hiện một số biện pháp giúp cơ thể giảm nhiệt nhanh chóng. Mẹ nên nghỉ ngơi, duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ, uống đủ nước,... 

Nổi rôm sảy khi mang thai thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng caoNổi rôm sảy khi mang thai thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao

Nếu những dấu hiệu này kéo dài hoặc khiến mẹ không thoải mái, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp cải thiện tình trạng phù hợp. Việc theo dõi các triệu chứng và chăm sóc sức khỏe thường xuyên là điều quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.

Xem thêm:

Một số cách khắc phục tình trạng thai nhi bị nóng

Khi thai nhi bị nóng, mẹ nên thực hiện một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Một số cách khắc phục tình trạng thai nhi bị nóng như:

Chế độ ăn uống thường ngày để tránh thai nhi bị nóng

Nóng trong người có thể là yêu tố nội tiết bên trong lẫn tác động bên ngoài, do đó mẹ có thể cải thiện chế độ ăn hàng ngày

  • Uống đủ nước: Trong thời gian mang thai, mẹ cần bổ sung nước đầy đủ khoảng 2-2,5 lít nước/ngày. Nước là nguồn nguyên liệu thanh mát và thanh lọc cơ thể tốt. 
  • Ăn nhiều rau củ quả: Bổ sung rau xanh, trái cây hàng ngày sẽ giúp cơ thể mát hơn. Mẹ cũng có thể uống các loại nước ép hoa quả như bưởi, cam,... Đặc biệt, cần tránh những loại trái cây nóng như: Nhãn, chuối, mít,...
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo: Một số loại thực phẩm khiến cơ thể nóng trong, mụn nhọt như khoai tây chiên, bánh kẹo, nước ngọt,... 
  • Nên sử dụng các loại thực phẩm an thần, làm mát cơ thể: Một số loại thực phẩm làm dịu dây thần kinh và thanh lọc cơ thể giúp giải nhiệt tốt như củ sen, hạt sen, đậu xanh, đậu đen,... 

Ngoài ra, mẹ nên sử dụng uống thêm viên sắt và canxi giúp cung cấp đủ vi chất cần thiết cho cơ thể giúp tạo điều trị cho bé phát triển toàn diện. 

Mẹ nên bố sung nhiều loại rau củ qua mỗi ngày để cơ thể mát hơnMẹ nên bố sung nhiều loại rau củ qua mỗi ngày để cơ thể mát hơn

Một số loại đồ uống giúp thanh lọc cơ thể khi mang thai

Bên cạnh những loại thực phẩm giúp mẹ giải nhiệt cơ thể, có một số loại đồ uống giúp thanh lọc cơ thể tốt như: 

  • Nước chanh mật ong: Nên uống vào buổi sáng, vừa giúp thanh lọc cơ thể, giảm tình trạng nóng trong vừa giúp làm đẹp da. 
  • Nước nha đam: Cắt lá nha đam bỏ vỏ và lấy ruột để ép, thêm mật ong để giải nhiệt. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý khi sử dụng để tránh gây dị ứng. 
  • Nước bí đao: Bí đao giúp thanh nhiệt, giải độc tốt nên mẹ có thể pha nước uống như trà hàng ngày. 

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Mẹ nên thực hiện và duy trì một số thói quen sinh hoạt lành mạnh như: 

  • Ngủ nghỉ khoa học, ngủ đủ giấc (7-10 tiếng/ngày) và nên để nhiệt độ phòng thích hợp để tránh cảm giác khó chịu. 
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng và stress vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày như: Tập yoga, đi bộ, bơi lội,... 

Nhiệt độ phòng thích hợp giúp mẹ cảm thấy dễ chịu, thoải máiNhiệt độ phòng thích hợp giúp mẹ cảm thấy dễ chịu, thoải mái

Việc nhận biết những dấu hiệu thai nhi bị nóng và có hướng khắc phục phù hợp là điều rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Bằng những biểu hiện và nguyên nhân, mẹ có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời. Việc này không chỉ giúp giảm nguy cơ các biến chứng cho mẹ và thai nhi mà tạo điều kiện tốt cho quá trình phát triển của thai nhi. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về những dấu hiệu thai nhi bị nóng. Từ đó hỗ trợ việc theo dõi sát sao và thực hiện một số biện pháp phù hợp giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Mẹ để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
182

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám