Khi thực hiện động tác nuốt, một số người có thể cảm nhận được cơn đau từ cổ họng và vị tanh của máu trong cổ họng. Một số người tự hỏi đau họng nước bọt có màu có sao không? Nên xử lý như thế nào?... Chi tiết mời bạn theo dõi bài viết của đội ngũ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông dưới đây!
Đau họng nước bọt có máu có nguy hiểm không?
Cảm thấy đau họng nước bọt có máu không phải là triệu chứng thường thấy và có thể khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng khi phát hiện. Máu lẫn trong nước bọt có thể là máu từ cổ họng, mũi, miệng hay đường hô hấp tuỳ thuộc tình trạng sức khoẻ của từng ca bệnh khác nhau.
Mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp đau họng và có nước bọt dính máu là khác nhau
Đau họng nước bọt có máu là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Một số nhân tố dưới đây có thể khiến bạn đau họng nhổ nước bọt ra máu, có thể kể đến như:
Bệnh lý nha khoa
Nước bọt dính màu và cổ họng sưng đau có thể là biến chứng của các bệnh lý bao gồm:
- Nhiễm trùng khoang miệng do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Các tác nhân gây hại sẽ tấn công lớp niêm mạc và gây ra các bất thường về mặt sức khoẻ như viêm, sưng và chảy máu
- Viêm nướu là bệnh nha khoa khá phổ biến, bắt gặp ở những người có thói quen đánh răng mạnh, có thói quen nhai nhanh, nhai không kỹ và thích ăn các món cứng,... khiến nướu chịu nhiều tác động chủ quan và chảy máu. Khi đó màu hoà lẫn cùng nước bọt chảy ra ngoài
- Nhổ răng hoặc làm chân răng nhạy cảm hơn và dễ gây chảy máu. Với trường hợp này thường là chảy máu chân răng
Viêm nướu có thể khiến chúng ta có nước bọt dính máu
Thiếu vitamin C
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết cơ thể bị thiếu hụt vitamin C sẽ có sức đề kháng yếu hơn, đồng thời thiếu ảnh hưởng đến sự liên kết của mạch máu và các mô liên kết xương. Kết quả là các mạch máu niêm mạc miệng hoặc mạch máu ở hàm dễ suy yếu và chảy máu. Lúc này, nếu bạn thấy đau họng nước họt chảy máu thì đây là một trong các biểu hiện thiếu vitamin của cơ thể.
Bệnh tiêu hoá
Trên thực tế, đây là một trong số những nguyên nhân khiến nước bọt của bạn có dính máu như sau:
- Loét miệng với các vết loét trong má môi hay gần nướu gây chảy máu có thể do thiếu vitamin B12, ăn quá nhanh nên vô tình cắn vào má, đồ ăn cứng giòn có nhiều góc nhọn hay ăn đồ chua có tính acid cao,...
- Viêm thực quản là tình trạng niêm mạc thực quản bị tổn thương, sưng đau và dễ chảy máu. Khi đó, máu chảy từ thực quản có thể hoà cùng nước bọt khiến bạn khạc nhổ ra lẫn máu
- Viêm dạ dày hay viêm loét tá tràng thường gây xuất huyết trong dạ dày, máu theo dịch tiết đường tiêu hoá đi lên thực quản và hoà vào nước bọt ra ngoài
Lớp niêm mạc sung huyết dễ chảy máu và khiến nước bọt có lẫn máu
Bệnh lý đường hô hấp
Như đã nhắc đến ở trên, ngoài các vấn đề sức khoẻ ở hệ tiêu hoá, các bất thường ở hệ hô hấp cũng có thể gây ra biểu hiện đau họng nước bọt có máu như sau:
- Họng bị đồ ăn có cạnh sắc nhọn, đồ ăn chứng hoặc mắc xương cá, mắc dị vật nên chảy máu
- Các chấn thương nặng khi làm việc, gặp tai nạn giao thông sẽ khiến bạn ho ra máu và có nước bọt lẫn máu
- Ho kéo dài kích thích khiến lớp niêm mạc cổ họng bị tổn thương, dễ chảy máu khi ho dữ dội và tiết ra nước bọt có máu
- Các bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này như giãn phế quản, viêm phế quản, nhiễm trùng phế quản,....
- Tổn thương về phổi như viêm phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, phù phổi với các triệu chứng như khó thở, thở xanh, đờm có màu xanh hoặc vàng lẫn máu
Viêm phổi có thể là lý do gây ra các biểu hiện bất thường ở họng, bạn nên đi thăm khám để được điều trị đúng cách
Ung thư
Không thể loại trừ loại bỏ nguy cơ ung thư ở các bệnh nhân đau họng nước bọt có máu. Về lý thuyết, nước bọt có máu cũng có thể đến từ các bệnh lý hiểm nghèo như:
- Ung thư miệng
- Ung thư phổi
- Ung thư vòm họng
- Ung thư máu
Các bệnh lý khác
Lao phổi cũng là một trong các bệnh lý nghiêm trọng khiến người bệnh phải chịu đựng các cơn đau họng nước bọt có máu. Bạn có thể bắt gặp bằng các triệu chứng như ho dữ dội, ho ra máu, chán ăn, người suy nhược,...
Mặt khác, các bệnh lý u hạt và viêm đa tuyến cũng có thể khién người bệnh ho ra máu, chảy máu cam, nhiễm trùng xoang, mệt mỏi và đau nhức các khớp. Đồng thời bệnh suy tim sung huyết với máu rò rỉ qua phổi và trong nước bọt cũng khiến người bệnh có các triệu chứng tương tự.
Phải làm gì khi bị viêm họng và phát hiện nước bọt có máu
Có rất nhiều lý do dẫn đến triệu chứng này, để được điều trị dứt điểm và hiệu quả nhất, gợi ý bạn đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Các biện pháp chăm sóc sức khoẻ khác chỉ mang tính chất hỗ trợ, cách tốt nhất là bạn nên đến Bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị bệnh lý đúng cách, kịp thời.
Hiện nay, Khoa Tai mũi họng của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong số địa chỉ thăm khám bệnh đường hô hấp uy tín nhất trên địa bàn Hà Nội. Đây là nơi quy tụ các bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm làm việc luôn tận tâm, tận sức vì bệnh nhân. Ngoài ra, Khoa cũng được trang bị hệ thống cơ sở vật chất công nghệ cao sẵn sàng phối hợp mợi nhu cầu điều trị từ đơn giản đến phức tạp.
Khám Tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Khi phát hiện đau họng nước bọt có máu bạn có thể chủ động xử lý tại nhà như sau:
- Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn
- Dùng bông băng cầmn máu nếu vị trí chảy máu ở chân răng, lợi,....
Nếu đã xác định được lý do nước bọt lẫn máu là do bệnh đường hô hấp hoặc tiêu hoá thì bạn nên tuân theo phác đồ của bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các gợi ý như sau:
- Đánh răng bằng bàn chải mềm sáng tối để tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng kỹ càng, hạn chế khuẩn sinh sôi và lây bệnh
- Cân nhắc dùng thêm nước súc miệng hàng ngày
- Ăn uống khoa học, đi ngủ đúng giờ, không thức khuya
Có thể nói, đau họng nước bọt có máu là dấu hiệu bầt thường của sức khoẻ. Bạn tuyệt đối không nên chủ quan vì đây có thể báo hiệu hiều bệnh lý nghiêm trọng, từ viêm nhiễm đơn giản đến các bệnh lý phức tạp hơn. Việc điều trị nên thực hiện càng sớm càng tốt, nếu không sẽ gặp phải các rủi ro lớn hơn về mặt sức khoẻ.