Đau khớp háng khi mang thai - Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Nguyễn Thu Hà

03-07-2022

goole news
16

Đa phần chị em đều gặp tình trạng đau khớp háng khi mang thai. Vậy nguyên nhân là gì? Có nguy hiểm không? Nên làm gì để giảm thiểu tình trạng này?

Đau khớp háng khi mang thai là một trong những tình trạng gây khó chịu cho mẹ bầu, có ảnh hưởng rất lớn đến các sinh hoạt hằng ngày. Nhiều mẹ bầu đã bối rối khi gặp phải vấn đề này và chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bài viết sau đây sẽ bật mí những thông tin hữu ích về hiện tượng này để các mẹ tham khảo nhé.

Nguyên nhân đau 2 khớp háng khi mang thai

Theo các chuyên gia, hiện tượng đau khớp háng xuất hiện ở hầu hết các chị em trong giai đoạn mang thai. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng này đó là:

Tử cung giãn nở

Khi cơ thể phụ nữ hình thành phôi thai, tử cung sẽ phải giãn nở dần ra để đảm bảo em bé có thể trưởng thành về mặt kích thước mà sẽ không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Điều này kéo theo tình trạng các dây chằng, cơ khớp vùng háng căng giãn ra để thích ứng với sự phát triển của thai nhi.

Chính sự giãn nở của tử cung sẽ khiến vùng khớp háng chịu thêm nhiều áp lực. Đồng thời sự căng giãn của các cơ háng khiến người mẹ dễ gặp phải những cơn đau nhức khó chịu kéo dài trong những năm tháng mang thai về sau.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp háng khi mang bầu

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp háng khi mang bầu

Tăng nhanh về cân nặng

Đau khớp háng và xương mu khi mang thai còn có thể là hệ quả của sự tăng trưởng nhanh về cân nặng của người mẹ. Trong thời gian thai kỳ, người phụ nữ sẽ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Điều này sẽ khiến cân nặng của các mẹ bầu hầu như tăng lên nhanh chóng trong một thời gian ngắn và áp lực trọng lượng sẽ đè nén lên các khớp háng, khớp gối. Người mẹ sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu ở những khu vực này gây nên tình trạng đau khớp háng.

Nội tiết tố thay đổi

Việc thay đổi hormone nội tiết tố cũng là nguyên nhân của bệnh đau khớp háng bên trái hoặc bên phải khi mang thai. Loại hormone này có tác động nhiều nhất đến cơ háng chính là relaxin, chúng được sản sinh nhằm nới lỏng cơ vòng tử cung và các cơ vùng chậu chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi sau này. Tuy nhiên, điều này cũng gây nên tình trạng đau nhức và khó chịu cho mẹ bầu.

Hạn chế luyện tập thể dục

Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu sẽ có thói quen hạn chế các vận động thể dục thể thao vì cảm thấy cơ thể không linh hoạt như trước và đảm bảo sự an toàn cho em bé. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp háng khi mang thai bởi các cơ khớp sẽ không được thư giãn và thả lỏng khi mà phải chịu áp lực rất lớn từ trọng lượng cơ thể của người mẹ cũng như thai nhi.

Tư thế không phù hợp

Do phần bụng dưới phát triển về kích thước, nhiều mẹ bầu thường ngồi hoặc nằm nghiêng sang một bên để có thể giảm bớt sự khó chịu. Điều này vô tình khiến trọng lượng sẽ dồn về một phía gây nên áp lực cho vùng chậu, xương mu và các khớp háng gây nên tình trạng đau đớn, khó chịu.

Bệnh lý xương khớp

Mặc dù nguyên nhân này chiếm tỷ trọng không cao thế nhưng các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thần kinh tọa xảy ra trước khi mang thai cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp háng. Những bệnh lý này khiến phần khớp háng chịu nhiều tổn thương, áp lực của bào thai càng khiến các mẹ có cảm giác đau nhức, khó chịu kéo dài dai dẳng.

Tùy vào từng nguyên nhân sẽ tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất

Tùy vào từng nguyên nhân sẽ tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất

Triệu chứng phổ biến đau khớp háng khi mang thai chị em gặp phải

Thông thường, mẹ bầu gặp phải tình trạng đau khớp háng ở giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Vì sự khác nhau về thời điểm nên triệu chứng mà mẹ bầu gặp phải cũng có sự khác nhau các mẹ nên biết như sau:

Đau khớp háng ở giai đoạn 3 tháng đầu

Chứng đau nhức vùng khớp háng ở phụ nữ mang thai 3 tháng này sẽ có nhiều biểu hiện cụ thể như sau:

  • Cảm giác đau nhức khó chịu quanh vùng háng thậm chí sẽ lan rộng sang một số khu vực gần như hông, thắt lưng và bắp đùi.
  • Tình trạng ê buốt, tê bì chân tay dọc từ hông xuống đến hai chi, triệu chứng này thường gặp nhất ở những người có bệnh thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, thoát vị đĩa đệm…
  • Khả năng vận động suy giảm, người bệnh thấy mệt mỏi, khó khăn trong sinh hoạt, leo cầu thang, ngồi xuống,... hoặc thấy các khớp háng khô cứng hơn bình thường.

Đau khớp háng ở giai đoạn đầu có nhiều triệu chứng xuất hiện

Đau khớp háng ở giai đoạn đầu có nhiều triệu chứng xuất hiện

Biểu hiện cơ bản của đau khớp háng khi mang thai tháng cuối

Ở những người bị đau nhức khớp háng khi mang thai ở những tháng cuối ngoài những triệu chứng đau nhức, hay tê mỏi sẽ còn có nhiều biểu hiện cụ thể như sau:

  • Những cơn đau kéo dài dai dẳng khiến mẹ luôn cảm thấy khó chịu và suy nhược cơ thể. một số mẹ bầu còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, thường xuyên tỉnh giấc vì đau khớp.
  • Cảm giác đau nhức thường chuyển sang đau dữ dội, đau âm ỉ khó chịu. Bởi tháng cuối kích thước thai nhi đã phát triển hoàn thiện để chuẩn bị chuyển dạ.
  • Khó có thể cử động khớp háng nếu như ngồi một chỗ quá lâu hoặc sau khi thức dậy vào sáng sớm.

Giai đoạn cuối thai kỳ thường có nhiều cơn đau nhức ở khớp háng

Giai đoạn cuối thai kỳ thường có nhiều cơn đau nhức ở khớp háng

Giải đáp: Đau khớp háng khi mang thai có nguy hiểm không?

Mang thai là thời gian cơ thể mẹ bầu sẽ phải chịu nhiều sự thay đổi từ hormone cho đến những cơn đau nhức xương khớp không báo trước. Vì thế, không ít các chị em thắc mắc rằng bệnh này thực sự có nguy hiểm hay không.

Theo các chuyên gia, tình trạng này là bình thường và không có khả năng gây nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của mẹ và bé. Đây cũng là một tình trạng phổ biến mà hầu như mẹ bầu nào đều cũng gặp phải. Vì thế, các chị em không cần quá lo lắng và hoang mang mà nên tìm cách khắc phục với tinh thần thoải mái nhất.

Đa phần các trường hợp đau khớp háng mang thai đều chấm dứt sau khi sinh nở xong và nếu người mẹ có chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ mau chóng biến mất. Còn nếu chị em chưa có chế độ chăm sóc, sinh hoạt kiêng khem cũng vẫn có tình trạng đau nhức khớp háng.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây ra tình trạng này xuất phát từ các bệnh lý xương khớp, chị em nên đi khám để được chẩn đoán kịp thời. Điều này không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe mà còn gia tăng khả năng phục hồi cơ háng, tránh nguy cơ tái phát về sau.

Chẩn đoán đau khớp háng cho mẹ bầu

Việc chẩn đoán tình trạng đau khớp háng khi mang thai này sẽ có hai quá trình cơ bản sau đây:

Kiểm tra thể chất

Các bác sĩ bắt đầu bằng việc hỏi thăm mẹ bầu về những biểu hiện thường gặp, mức độ ảnh hưởng và tần suất các cơn đau nhức. Sau đó, bác sĩ yêu cầu mẹ bầu thực hiện một số động tác cơ bản để đưa ra đánh giá sơ bộ tình hình.

Có hai hình thức chẩn đoán bệnh thông qua thể chất và thông qua hình ảnh

Có hai hình thức chẩn đoán bệnh thông qua thể chất và thông qua hình ảnh

Kiểm tra hình ảnh

Sau khi thực hiện thăm khám về thể chất, nếu có những nghi ngờ bệnh lý xương khớp, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Một số phương pháp như: chụp X-quang, chụp cắt lớp máy vi tính CT, MRI, chụp cộng hưởng từ, từ đó giúp các chuyên gia đưa ra nhận định chính xác về tình trạng đang diễn ra.

Với mức độ nặng cần phải tiến hành chụp xương khớp

Với mức độ nặng cần phải tiến hành chụp xương khớp

Cần làm gì khi chị em bị đau khớp háng khi mang thai

Mang thai là một giai đoạn vất vả và khó khăn với nhiều mẹ bầu. Nếu xuất hiện tình trạng đau khớp háng lại càng trở nên nặng nề hơn. Do đó, chị em nên thực hiện một số biện pháp điều trị và hỗ trợ như sau:

Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học

Để có một lối sống lành mạnh, khoa học, các mẹ bầu cần phải thực hiện theo các nguyên tắc dưới đây:

  • Chế độ dinh dưỡng: Người mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình mang thai nhất là 3 tháng đầu. Bên cạnh những rau thịt, cá, rau củ tươi ngon, mẹ bầu cũng nên sử dụng thêm các loại sữa và thực phẩm dành riêng cho phụ nữ mang thai theo sự chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, sắt tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
  • Chế độ nghỉ ngơi: Người mẹ cũng nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh nằm ở một tư thế quá lâu hoặc nằm nệm giường quá cứng. Trong suốt quá trình nghỉ ngơi, thư giãn, mẹ bầu có thể đốt nến thơm, đọc sách, nghe nhạc thai giáo để đầu óc được thả lỏng và giải tỏa áp lực.
  • Chế độ luyện tập: Việc tập luyện thể dục hằng ngày không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau nhức khớp háng mà còn thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, trao đổi chất trong cơ thể. Các mẹ nên dành thời gian đi bộ nhẹ nhàng hoặc thực hiện các bài tập Yoga giúp chữa xương khớp dành riêng cho mẹ bầu.
  • Tinh thần thoải mái: Các mẹ bầu cũng nên thư giãn đầu óc không nên để tình trạng căng thẳng stress diễn ra thường xuyên khiến bệnh lại càng trở nên nặng hơn. Giữ cho mình một tinh thần lạc quan, yêu đời và phấn chấn để bệnh mau khỏi hơn.

Phải xây dựng một lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ

Phải xây dựng một lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ

Sử dụng phương pháp Tây y

Áp dụng Tây y vào điều trị đau khớp háng cho chị em mang thai bằng các biện pháp sau:

  • Thuốc giảm đau paracetamol: Nhiều mẹ bầu cho rằng có thai sẽ không thể sử dụng được bất kỳ một loại thuốc giảm đau nào nhưng thực tế không phải như vậy. Các bác sĩ nhận định rằng paracetamol là một loại thuốc khá an toàn với các mẹ bầu khi sử dụng đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Loại thuốc này cũng giúp các mẹ bầu giảm đau nhức hiệu quả nhất là những cơn đau ở mức độ vừa phải và nhẹ.
  • Liệu pháp TENS: Liệu pháp Tens là một liệu pháp giúp giảm đau bằng cách tác động vào dây thần kinh một xung điện ở mức độ nhẹ. Bệnh có thể sử dụng với nhiều bệnh lý xương khớp khác nhau như đau khớp háng, đau đầu gối, viêm khớp.

Sử dụng thuốc giảm đau để giảm bớt các cơn đau nhẹ

Sử dụng thuốc giảm đau để giảm bớt các cơn đau nhẹ

Điều trị đau khớp háng khi mang thai tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những cơ sở y tế uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Chị em có thể chủ động đến thăm khám nếu như trong quá trình mang thai có bất cứ vấn đề gì xảy ra kể cả tình trạng đau khớp háng.

Đến đây, bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ thăm khám và điều trị với phương pháp hiện đại. Tại đây, sẽ có nhiều máy móc hiện đại đám ứng cho các biện pháp như: máy chụp X-Quang, chụp CT cắt lớp, chụp cộng hưởng từ MRI… Hơn nữa, đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm trong nghề sẽ phát hiện đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

Cùng với đó, Phương Đông luôn cập nhật các phương pháp điều trị mới nhất, tiết kiệm chi phí và an toàn cho sức khỏe cũng như mau chóng hồi phục bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ điều trị ở phòng nội trú khang trang, sạch sẽ, có đầy đủ tiện nghi.

Thăm khám và điều trị đau nhức xương khớp khi mang thai tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Thăm khám và điều trị đau nhức xương khớp khi mang thai tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh đau khớp háng khi mang thai. Mong rằng chị em sẽ tìm ra nguyên nhân và có những giải pháp điều trị phù hợp để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu có nhu cầu khám và chữa bệnh hãy đặt lịch tại website Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hoặc gọi trực tiếp qua hotline 1900 1806 để được tư vấn nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,142

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTND.TS.BS.CKII

NGUYỄN HUY BẠO

Khoa Phụ Sản

TTND.TS.BS.CKII

NGUYỄN HUY BẠO

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám