Bên cạnh việc tích cực phòng chống dịch Covid-19, người dân cũng cần nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng dịch bạch hầu.
Bên cạnh việc tích cực phòng chống dịch Covid-19, người dân cũng cần nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng dịch bạch hầu.
Sáng ngày 2-8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước cho biết vừa phát hiện ca thứ 2 nhiễm bệnh bạch hầu tại xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh. Bệnh nhân tên Đ.K. 5 tuổi, dân tộc S’tiêng, thường trú ở tổ 2, Tà Tê 1, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh.
Hồ sơ bệnh án thể hiện, ngày 24-7 cháu K. có triệu chứng sốt, đau họng, ăn uống kém nên người nhà tự mua thuốc tây bên ngoài về cho uống nhưng không bớt. Ngày 30-7, cháu K. được Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh lấy mẫu phẩm về nuôi cấy và gửi Viện Pasteur TP. HCM để kiểm tra. Kết quả, ngày 1-8 Viện Pasteur TP. HCM xác định, bệnh nhân Đ.K. dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước, bệnh nhân có tiền sử tiêm chủng không đầy đủ.
Ngày 4-8, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng thông tin, tại địa phương xuất hiện ca dương tính đầu tiên với bệnh bạch hầu. Đó là bệnh nhân nữ G.T.H. (21 tuổi, dân tộc H’Mông, trú tại tiểu khu 181, thôn 3, xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông). Bệnh nhân khởi phát bệnh ngày 27-7, với các triệu chứng sốt, đau họng, nuốt khó và được lấy mẫu gửi xét nghiệm. Sau khi Viện Pasteur TP. HCM thông báo kết quả xét nghiệm PCR dương tính với bạch hầu, ngành y tế địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bạch hầu theo quy định nhằm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh.
Dịch bạch hầu thường xảy ra ở những vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Hiện nay dịch bạch hầu vẫn chưa được loại trừ ở nước ta. Vì vậy người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu và tiếp xúc với mầm bệnh.
Tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh bạch hầu
Theo Cục Y tế dự phòng, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau để phòng chống dịch bạch hầu:
- Tiêm chủng cho trẻ các vắc xin phối hợp phòng chống bạch hầu đầy đủ, đúng lịch.
- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng thường xuyên.
- Che miệng khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc phía trong khuỷu tay.
- Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày.
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu.
- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học sạch sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng.
- Người có dấu hiệu mắc hoặc nghi ngờ mắc bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
- Người dân tại ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc và tiêm vắc xin theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp đa dạng các loại vắc xin phối hợp phòng chống bạch hầu dành cho trẻ em và người lớn:
- Vắc xin 6 trong 1: Infanrix Hexa (Bỉ); Hexaxim (Pháp)
- Vắc xin 5 trong 1: Pentaxim (Pháp)
- Vắc xin 4 trong 1: Tetraxim (Pháp)
- Vắc xin 3 trong 1: Boostrix (Bỉ)
- Vắc xin nhập khẩu từ các hãng sản xuất uy tín trong và ngoài nước.
- Toàn bộ vắc xin được bảo quản nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.
- Đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng chuyên môn cao, hiểu tâm lý khách hàng.
- Hệ thống phòng tiêm, phòng chờ hiện đại và tiện nghi.
- Phân luồng khách hàng chặt chẽ trước khi bước vào tòa nhà chính.
- 100% cán bộ nhân viên đeo khẩu trang và sát khuẩn tay.
- Tăng cường khử khuẩn khoa phòng, bề mặt đồ dùng tại bệnh viện.
Tiêm chủng an toàn, không lo lây chéo tại Phương Đông
- Phòng chờ tiêm hiện đại, đầy đủ tiện nghi.
- Không gian vui chơi rộng rãi, đẹp mắt, giúp bé thỏa sức nô đùa, không sợ bệnh viện.
- Đặt lịch dễ dàng, thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.