Sử dụng kháng sinh cho phụ nữ có thai và cho con bú

Bích Phượng

29-04-2025

goole news
16

Sử dụng kháng sinh cho phụ nữ có thai và cho con bú cần phải rất thận trọng vì có thể ảnh hưởng đến trẻ trong tương lai. Quyết định cuối cùng phải căn cứ trên tình trạng bệnh lý cụ thể của người mẹ. Đơn vị Dược lâm sàng và Thông tin thuốc đã xây dựng Bảng tra cứu kháng sinh cho phụ nữ có thai và cho con bú dựa trên danh mục kháng sinh của bệnh viện và các nguồn thông tin được Bộ Y tế hướng dẫn trong Thông tư 31/2012/TT-BYT về hoạt động dược lâm sàng. Bảng tra cứu gồm 67 hoạt chất kháng sinh dạng đơn độc hoặc phối hợp với các thông tin về phân loại mức độ an toàn, đặc điểm bài tiết qua nhau thai/sữa mẹ, đặc tính dược động học và khuyến cáo sử dụng trên phụ nữ có thai (PNCT), phụ nữ cho con bú (PNCCB), hy vọng sẽ trở thành công cụ hữu ích hỗ trợ các bác sĩ đưa ra quyết định lâm sàng phù hợp.

            Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường gặp nhiễm khuẩn tiết niệu (kể cả nhiễm trùng thận), nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Những bệnh lý này nếu không được điều trị có thể liên quan đến các biến chứng như sảy thai tự phát, đẻ non, cân nặng trẻ khi sinh thấp [1]. Kết quả phân tích gộp thực trạng sử dụng kháng sinh trong thời kỳ mang thai cho thấy cứ 4 phụ nữ thì có 1 người được kê kháng sinh. Tỷ lệ này vào khoảng 15,4% ở các nước thu nhập trung bình thấp [2]. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh cho mẹ có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cả ngắn hạn và dài hạn cho con. Do đó, việc lựa chọn kháng sinh phù hợp cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai là vô cùng quan trọng. Chỉ khoảng 10% dược phẩm trên thị trường có đầy đủ dữ liệu liên quan đến nguy cơ cho thai nhi [1]. Để đảm bảo an toàn, dựa trên các nguồn thông tin ước tính nguy cơ của thuốc trong thời kỳ mang thai, hệ thống phân loại thuốc dùng trong thời kỳ mang thai đã được xây dựng và sử dụng ở nhiều nước như Mỹ, Úc,… Nguyên tắc chung của các hệ thống phân loại đều dựa trên nguy cơ của thuốc đối với thai nhi khi sử dụng cho người mẹ. Tuy nhiên, các hệ thống phân loại này chỉ đưa ra được những dự đoán chung và độ an toàn của thuốc khi dùng ở phụ nữ mang thai mà không đưa ra lời khuyên cụ thể “có hay không” được sử dụng thuốc cho đối tượng này. Các khuyến cáo đều ghi “Cân nhắc sử dụng dựa trên lợi ích/nguy cơ” nghĩa là thuốc chỉ được kê đơn trong thời kỳ mang thai khi lợi ích đối với bà mẹ vượt trội nguy cơ đối với thai nhi. Với 3 tháng đầu thai kỳ, do nguy cơ gây dị dạng thai nhi cao, tránh dùng tất cả các thuốc nếu có thể được. Không có một thuốc nào được coi là an toàn 100% cho thai nhi. Khi kê đơn, nên chọn các thuốc đã được dùng rộng rãi cho phụ nữ mang thai, cố gắng hạn chế sử dụng các thuốc mới được đưa ra thị trường hoặc thuốc chưa được sử dụng nhiều và đủ lâu vì còn thiếu bằng chứng về độ an toàn cho đối tượng này. Liều dùng cũng nên chọn mức liều thấp nhất có hiệu quả và sử dụng với thời gian ngắn nhất có thể [3].

            Tương tự như thời kỳ mang thai, người mẹ dùng kháng sinh trong giai đoạn cho con bú cũng cần cân nhắc sao cho có thể đạt được mục tiêu điều trị bệnh cho mẹ nhưng lại ít hoặc không gây tác hại cho con [3]. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ và việc cho con bú cũng được chứng minh mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ dài hạn cho mẹ. Tuy nhiên, sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú còn nhiều tranh cãi và thông tin sai lệch. Hầu hết thuốc không qua sữa mẹ ở mức có thể gây hại cho trẻ bú mẹ, nhưng số lượng phụ nữ được khuyên ngừng cho con bú để dùng thuốc còn tương đối cao so với mức cần thiết [4]. Các thuốc có thể được bài tiết vào sữa nếu chúng đạt được nồng độ cao trong huyết tương của người mẹ, có trọng lượng phân tử thấp (<500 Da), tỷ lệ liên kết với protein thấp và qua hàng rào máu não một cách dễ dàng. Khi thuốc được chuyển vào sữa mẹ, các yếu tố động học khác cũng ảnh hưởng đến tác động của thuốc trên trẻ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là sinh khả dụng sinh đường uống giúp ước tính lượng thuốc sẽ được trẻ sơ sinh hấp thụ. Nhiều loại thuốc bị phá hủy trong ruột của trẻ sơ sinh, không được hấp thụ qua thành ruột hoặc được chuyển hoá bước một qua gan nhanh chóng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý các tác dụng ngoại ý trực tiếp của thuốc trong đường tiêu hóa như gây tiêu chảy, táo bón và đôi khi là các hội chứng như viêm đại tràng giả mạc. Một phương pháp phổ biến hơn để ước tính rủi ro là “Liều tương đối cho trẻ sơ sinh” (RID). RID được tính bằng cách chia liều của trẻ sơ sinh qua sữa (mg/kg/ngày) cho liều của mẹ tính bằng mg/kg/ngày. RID giúp bác sĩ lâm sàng biết được lượng thuốc mà trẻ sơ sinh tiếp xúc trên cơ sở chuẩn hóa theo cân nặng. Nếu RID < 10%, hầu hết các thuốc được coi là tương đối an toàn khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú, tuy nhiên cần chú ý đến loại thuốc được sử dụng [4]. Khi kê đơn cho phụ nữ cho con bú, cần tránh các thuốc không cần thiết; lựa chọn thuốc đã sử dụng rộng rãi có dữ liệu đầy đủ, hạn chế các thuốc mới ra thị trường; nên chọn thuốc có thời gian bán thải ngắn, tỷ lệ liên kết protein huyết tương cao, sinh khả dụng đường uống thấp hoặc trọng lượng phân tử lớn; tránh dùng thuốc liều cao và nên dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất có hiệu quả; thời điểm dùng thuốc nên chọn ngay sau khi cho trẻ bú xong [3].

Cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh cho phụ nữ có thai và cho con bú

            Như vậy, sử dụng kháng sinh trong thời kỳ mang thai và cho con bú cần phải rất thận trọng vì có thể ảnh hưởng đến trẻ trong tương lai. Quyết định cuối cùng phải căn cứ trên tình trạng bệnh lý cụ thể của người mẹ. Đơn vị Dược lâm sàng và Thông tin thuốc đã xây dựng Bảng tra cứu kháng sinh cho phụ nữ có thai và cho con bú dựa trên danh mục kháng sinh của bệnh viện và các nguồn thông tin được Bộ Y tế hướng dẫn trong Thông tư 31/2012/TT-BYT về hoạt động dược lâm sàng. Bảng tra cứu gồm 67 hoạt chất kháng sinh dạng đơn độc hoặc phối hợp với các thông tin về phân loại mức độ an toàn, đặc điểm bài tiết qua nhau thai/sữa mẹ, đặc tính dược động học và khuyến cáo sử dụng trên phụ nữ có thai (PNCT), phụ nữ cho con bú (PNCCB), hy vọng sẽ trở thành công cụ hữu ích hỗ trợ các bác sĩ đưa ra quyết định lâm sàng phù hợp.

Giải thích từ ngữ

- Phân loại FDA: Phân loại của cơ quan quản lý Mỹ

+ A: không có nguy cơ trong các nghiên cứu ở người

+ B: không có nguy cơ trong các nghiên cứu trên động vật

+ C: không loại trừ nguy cơ

+ D: có bằng chứng về nguy cơ

+ X: chống chỉ định

- Phân loại TGA: Phân loại của cơ quan quản lý Úc

+ A: không có nguy cơ trong các nghiên cứu ở người

+ B1: dữ liệu nhỏ trên người không cho thấy nguy cơ, nghiên cứu trên động vật không cho thấy nguy cơ

+ B2: dữ liệu nhỏ trên người không cho thấy nguy cơ, nghiên cứu chưa đầy đủ trên động vật không cho thấy nguy cơ

+ B3: dữ liệu nhỏ trên người không cho thấy nguy cơ, nghiên cứu trên động vật cho thấy nguy cơ

+ C: có thể có nguy cơ

+ D: có bằng chứng về nguy cơ

+ X: chống chỉ định

- Phân loại Hale

+ L1: tương thích

+ L2: có thể tương thích

+ L3: có thể tương thích, dữ liệu hạn chế

+ L4: nguy cơ gây hại, chỉ sử dụng trong trường hợp đe doạ tính mạng, nghiêm trọng nhưng không có thuốc thay thế an toàn hơn

+ L5: gây hại, chống chỉ định

- SKD: sinh khả dụng đường uống

- T1/2: thời gian bán thải

- RID: liều tương đối cho trẻ sơ sinh

BẢNG TRA CỨU KHÁNG SINH CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

Amikacin

Amoxicillin + Acid Clavulanic

Amoxicillin

Ampicilin + sulbactam

Azithromycin

Benzathin Benzylpenicilin

Benzylpenicillin natri (Penicillin G)

Cefadroxil

Cephalexin

Cefamandol

Cefazolin

Cefdinir

Cefditoren (dưới dạng muối pivoxil)

Cefepim

Cefixime

Cefoperazone

Cefoperazone + Sulbactam

Cefotaxime

Cefoxitin

Cefpodoxime

Cefprozil

Ceftazidim

Ceftazidime/avibactam

Ceftizoxime

Ceftriaxon

Cefuroxime

Ciprofloxacin

Clarithromycin

Clindamycin

Chloramphenicol

Cloxacillin

Colistin

Doxycycline

Ertapenem

Erythromycin

Erythromycin, Tretinoin

Fosfomycin

Gentamicin

Imipenem/Cilastatin

Levofloxacin

Linezolid

Meropenem

Metronidazol

Metronidazol, Chloramphenicol, Nystatin, Dexamethasone

Metronidazole, Neomycin, Nystatin

Metronidazole, Clotrimazole

Minocyclin

Moxifloxacin

Moxifloxacin, Dexamethason

Neomycin, Polymyxin B, Nystatin

Neomycin Sulfate, Polymyxin B Sulfate, Dexamethasone

Ofloxacin

Ornidazole

Oxacillin

Phenoxy-methylpenicillin (Penicillin V)

Piperacillin natri, tazobactam natri

Roxithromycin

Secnidazol

Spiramycin

Spiramycin, metronidazol

Sulfaguanidine

Sulfamethoxazol, Trimethoprim

Teicoplanin

Tetracyclin hydroclorid

Tinidazol

Tobramycin

Vancomycin

Biên soạn: Đơn vị Dược lâm sàng và Thông tin thuốc

28

Bài viết hữu ích?

Nguồn tham khảo

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS. Dược sỹ

NGUYỄN THỊ KIM YẾN

Trưởng khoa Dược, Giám Đốc Trung tâm Tư vấn & Tiêm Chủng

ThS. Dược sỹ

NGUYỄN THỊ KIM YẾN

Trưởng khoa Dược, Giám Đốc Trung tâm Tư vấn & Tiêm Chủng
19001806 Đặt lịch khám