Theo thống kê của Bộ Y tế, gần 90% phụ nữ Việt Nam có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Bệnh lý ở vùng “tam giác mật” có thể tái phát nhiều lần, để lại biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến ung thư và vô sinh. Tìm hiểu các biểu hiện và cách phòng tránh bệnh phụ khoa sẽ giúp chị em chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh phụ khoa
Bệnh phụ khoa là các bệnh lý thuộc cơ quan sinh sản của nữ giới. Bao gồm các bệnh về âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng…
Bệnh phụ khoa ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người phụ nữ. Nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh phụ khoa thường có:
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ
- Quan hệ tình dục không lành mạnh
- Nạo phá thai
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không hợp lý
- Thường xuyên căng thẳng, stress
Dấu hiệu nhận biết các bệnh phụ khoa ở nữ giới
Một số dấu hiệu điển hình của bệnh phụ khoa
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, bệnh phụ khoa có thể dễ dàng nhận biết nhờ các dấu hiệu sau:
Ngứa ngáy vùng kín
Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu là dấu hiệu mà chị em thường gặp phải, đặc biệt là khi mắc viêm âm đạo. Triệu chứng này do vi khuẩn, nấm, trùng roi... gây nên, xuất phát từ việc mặc quần lót quá chật gây bí, sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp.
Khí hư bất thường
Khí hư là dịch tử cung, ở người khỏe mạnh, dịch này sẽ có màu trắng trong, dai như lòng trắng trứng và không có mùi.
Khí hư có màu sắc lạ như: màu vàng, xanh, lẫn máu, trắng đục, dạng vón cục, mủ, mùi hôi tanh… có thể là dấu hiệu điển hình của viêm nhiễm vùng kín.
Đi tiểu buốt, tiểu rắt
Cấu tạo cơ quan sinh dục ở nữ giới cũng gần với đường tiết niệu. Vì vậy khi mắc viêm nhiễm, chị em sẽ thấy biểu hiện đi tiểu buốt, tiểu rắt, kèm theo đau đớn, khó chịu ở vùng kín.
Đau bụng dưới hoặc đau khi quan hệ
Đau đớn khi giao hợp, đau tức vùng bụng dưới, vùng chậu… là những dấu hiệu điển hình của các bệnh phụ khoa mà chị em không nên coi thường.
Kinh nguyệt không đều
Tất cả những tổn thương ở âm đạo, tử cung hay buồng trứng đều có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn biến động. Khi nhận thấy vòng kinh thay đổi, đến quá chậm hoặc quá sớm, kinh nguyệt đổi màu, có mùi hôi… qua nhiều chu kì, chị em cần đi khám phụ khoa ngay.
Chảy máu âm đạo bất thường
Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa, trong đó có u xơ tử cung, viêm phần phụ hoặc ung thư. Khi nhận thấy biểu hiện này, bạn nên tới gặp bác sĩ để được khám và tư vấn kịp thời.
Cách phòng tránh các bệnh phụ khoa
Bệnh phụ khoa chủ yếu gây ra bởi các nguyên nhân từ chế độ sinh hoạt, vệ sinh, dinh dưỡng hằng ngày. Vì vậy, cách phòng tránh hiệu quả nhất là thay đổi những thói quen sống không lành mạnh, cụ thể như:
Giữ gìn vệ sinh vùng kín đúng cách
- Tắm rửa, thay đồ lót hàng ngày, đặc biệt là vào chu kỳ kinh nguyệt
- Thay băng vệ sinh từ 3-4 giờ/lần trong kỳ kinh nguyệt
- Lựa chọn đồ lót thoáng mát, không quá chật gây bí
- Sử dụng dung dịch vệ sinh an toàn, uy tín, hạn chế xà phòng và các chất tẩy rửa mạnh
- Không dùng chung khăn tắm, đồ lót với người khác
Quan hệ tình dục lành mạnh
- Sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ
- Thực hiện vệ sinh sạch sẽ cho cả 2 người trước và sau khi quan hệ
- Tránh các quan hệ ngoài luồng, quan hệ thô bạo...
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý
- Tăng cường bổ sung dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ và vitamin C
- Duy trì tập thể dục hàng ngày
- Ngủ sớm, hạn chế thức khuya
- Hạn chế đồ uống có cồn và các chất kích thích
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái
Khám phụ khoa định kỳ ở cơ sở Y tế có chuyên môn sản phụ khoa
- Phụ nữ chưa có quan hệ, phụ nữ có quan hệ, phụ nữ tiền mãn kinh nên kiểm tra phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở Y tế có chuyên môn sản phụ khoa.
Nếu bạn đang gặp bất kỳ thắc mắc nào về các bệnh phụ khoa hay lo lắng về tình trạng sức khỏe sinh sản của mình, hãy liên hệ ngay tới 1900 1806 để được tư vấn chi tiết và miễn phí.