Ù tai là tình trạng thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nó có thể xảy ra bất chợt rồi biến mất ngay sau đó nhưng cũng có những trường hợp bị tái đi tái lại kéo dài gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, giảm thính lực, thậm chí là dấu hiệu của bệnh lý mà bạn không nên chủ quan.
Tình trạng ù tai là gì?
Hiểu một cách đơn giản, ù tai là khi bạn nghe thấy những tiếng ù ù vang lên tương đối lớn ở một bên hoặc cả hai tai, chỉ bản thân bạn nghe thấy còn những người khác thì không. Bởi đây không phải âm thanh bên ngoài mà nó phát ra từ chính hệ thống thính giác hay cơ quan lân cận của bạn.
Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể gặp tình trạng ù tai.
Tình trạng ù tai khá phổ biến ở nhiều người, đặc biệt nhóm người lớn tuổi. Ù tai không phải là bệnh lý mà chỉ là triệu chứng cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề nào đó. Có thể kể đến: Bệnh mất thính lực do tuổi tác, viêm tai, tai có nhọt, rối loạn hệ tuần hoàn, bị chấn thương,...
Bên cạnh đó, bạn cũng cần để ý kỹ các biểu hiện mình gặp phải, tránh nhầm lẫn với hiện tượng nghe thấy âm thanh ảo giác như có tiếng người nói chuyện, tiếng nhạc,... trong tai. Hai tình trạng này hoàn toàn khác nhau. Nghe thấy âm thanh ảo giác thường là hậu quả do bị nhiễm độc thuốc, tâm lý rối loạn,...
Dấu hiệu của tình trạng ù tai
Việc tai bạn liên tục nghe thấy những tiếng ù ù lớn dù bên ngoài đang yên tĩnh thực sự rất khó chịu. Các trường hợp thông thường thì tình trạng này chỉ diễn ra trong khoảng vài đến vài chục giây rồi biến mất, nhưng cũng có trường hợp kéo dài kèm theo cảm giác khó chịu. Một số triệu chứng ù tai thường gặp như:
- Cảm thấy những âm thanh phức hợp, ồn ào như tiếng sóng biển, tiếng gió rít, tiếng chuông reo to,...
- Một số trường hợp người bị ù tai đến mức không tập trung được, không nghe thấy âm thanh từ bên ngoài.
- Hiện tượng ù tai có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào, xảy ra từng lúc hoặc liên tục.
- Kèm với âm thanh khó chịu cứ vang vọng trong tai, bạn còn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, thậm chí đầu đau như búa bổ.
Nhiều trường hợp ù tai thường kèm theo đau đầu, chóng mặt, khó chịu.
>>> Xem thêm: Mách Bạn 6 Cách Giảm Đau Đầu Hiệu Quả Tại Nhà
Theo các chuyên gia Y tế chia sẻ, ù tai có thể chữa trị triệt để nếu xác định được nguyên nhân gây ù tai. Đối với các trường hợp khó tìm nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệu chứng chủ yếu nhằm giúp giảm bớt những khó chịu hàng ngày cho bệnh nhân.
Nguyên nhân gây tình trạng ù tai
Nguyên nhân chính
Đa số các trường hợp bị ù tai được xác định do các nguyên nhân dưới đây:
- Bị mất thính lực
- Bị nhiễm trùng tai, tắc nghẽn ráy tai: Tất nhiên ai cũng có ráy tai, bị coi là mất vệ sinh nhưng thực ra ráy tai lại giúp bảo vệ ống tai của bạn và làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, theo thời gian ráy tai bị tích tụ quá nhiều rất khó rửa trôi hoặc lấy ra sẽ làm giảm thính giác hoặc tiếp xúc gây kích thích màng nhĩ khiến bạn bị ù tai. Hoặc khi tai bị viêm nhiễm ống tai bị bít tắc, kéo theo đó là áp suất trong tai thay đổi cũng gây ra chứng ù tai.
Viêm tai giữa tái lại nhiều lần thường kèm theo tình trạng ù tai.
- Xương tai đặc biệt: Do sự phát triển xương trong tai giữa bất thường bẩm sinh làm ảnh hưởng tới khả năng nghe của bạn kèm theo là chứng ù tai.
- Bị chấn thương cổ hoặc đầu: Nếu bệnh nhân đã từng bị tai nạn chấn thương ở cổ hoặc đầu khiến cho gây thần kinh thính giác, chứng năng não liên quan đến thính giác bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này, người bệnh hay bị ù tai ở một bên.
- Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng với liều lượng cao có thể là nguyên nhân gây ù tai, khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Và theo đó, chứng ù tai cũng biến mất khi bạn ngưng dùng thuốc. Ví dụ một số loại thuốc gây ù tai: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc kháng sinh, thuốc trị sốt rét, thuốc chống trầm cảm,...
Những loại thuốc bạn đang dùng đôi khi chính là nguyên nhân gây ra ù tai.
- Ngoài ra, ù tai có thể xuất phát từ một số bệnh lý hiếm gặp như: Bệnh Meniere, rối loạn TMJ, rối loạn chức năng ống Eustachian, u thần kinh âm thanh, rối loạn mạch máu, bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus,... Và đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi ù tai là dấu hiệu của bệnh gì.
Yếu tố rủi ro dẫn đến ù tai
Chỉ riêng tình trạng ù tai có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Bên cạnh các nguyên nhân chính gây ù tai kể trên thì còn có các yếu tố nguy cơ khác dưới đây:
- Thường xuyên sống trong môi trường có tiếng ồn lớn: Đây là nguyên nhân ù tai cực kỳ phổ biến. Điều này được lý giải rằng, khi tai bạn tiếp xúc nhiều với tiếng động lớn có thể gây mất thính lực; từ đó dẫn tới hiện tượng bị ù tai. Thực ra không chỉ là những tiếng ồn từ máy móc, đó có thể là các thiết bị nghe nhạc âm thanh lớn, đeo tai nghe thường xuyên với âm thanh vượt ngưỡng,...
- Vấn đề tuổi tác: Tuổi càng cao thì tỷ lệ bị ù tai càng cao, do các sợi thần kinh trong tai bị suy giảm gây ra nhiều vấn đề về thính giác và ù tai là một trong những triệu chứng dễ gặp.
- Do giới tính: Nghĩa là nam giới hay bị ù tai hơn là nữ giới.
- Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia: Nhóm người này có nguy cơ bị chứng ù tai cao hơn bình thường.
- Bị béo phì hay các vấn đề về cao huyết áp, tim mạch.
- Bị ù tai khi mang thai: Do bà bầu bị thiếu máu do thiếu sắt, hoặc làm việc quá sức trong thai kỳ dẫn đến mệt mỏi. Khi này lượng oxy trong máu vận chuyển lên não không đủ dẫn đến chứng ù tai, chóng mặt.
Ù tai ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?
Đa số các trường hợp ù tai không gây nguy hại tới sức khỏe người bệnh, tuy nhiên, ù tai kéo dài khiến cho tinh thần người bệnh sa sút. Cảm giác luôn nghe thấy tiếng ù ù trong tai vô cùng khó chịu, lo lắng, ngủ không ngon giấc, cơ thể suy nhược,.. Chưa kể, người bệnh ù tai còn có thể bị kèm theo nhiều triệu chứng khác như nghe kém, chóng mặt, đau đầu, viêm tai giữa,... về lâu dài sẽ dẫn tới các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, tốt nhất người bệnh nên tới cơ sở y tế thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán, điều trị dứt điểm. Đặc biệt, trường hợp người bệnh bị ù tai một thời gian chức năng nghe giảm đột ngột, khó nghe thì phải đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Chứng ù tai kéo dài có thể gây giảm thính lực.
Cách điều trị tình trạng ù tai
Một điều đơn giản khi điều trị bất cứ bệnh lý hay triệu chứng khó chịu nào của cơ thể cũng cần tìm hiểu nguyên nhân, biết chính xác tình trạng. Với chứng ù tai cũng vậy, tốt nhất vẫn là thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo vài cách dưới đây:
- Luôn sống vui vẻ, thoải mái tránh căng thẳng.
- Nếu làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn liên tục thì bạn hãy tìm cách để bảo vệ tai của mình trong suốt thời gian làm việc.
- Bỏ thói quen xấu nghe nhạc bằng tai nghe với âm thanh quá lớn trong thời gian dài.
- Người bệnh viêm tai giữa, viêm ống tai,... nên điều trị dứt điểm bằng thuốc hoặc phẫu thuật để tránh gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
- Người bệnh tiểu đường hay cao huyết áp,... cần dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
- Những trường hợp bị ù tai không rõ nguyên nhân thì nên tự điều chỉnh để quen với chứng ù tai, hoặc có thể xin ý kiến của bác sĩ về việc điều trị triệu chứng như thế nào cho phù hợp.
Duy trì lối sống lạc quan vui vẻ giúp hạn chế tình trạng ù tai.
Làm gì để phòng tránh bị ù tai?
- Luôn biết cách bảo vệ đôi tai như dùng đồ che chắn tai khi làm việc trong môi trường tiếng động lớn.
- Hạn chế sử dụng tăm bông, gạc bông làm sạch tai với tần suất quá thường xuyên, có thể gây ảnh hưởng tới màng nhĩ.
- Các đồ chứa chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,... chưa bao giờ là tốt cho sức khỏe nên hãy hạn chế tối đa.
- Nếu tai bạn nhạy cảm thì ngay cả khi sấy tóc, hút bụi,... vẫn cần dùng nút bịt tai bởi các máy này thường phát ra âm thanh rất lớn lại gần tai bạn.
- Có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tập luyện điều độ để hạn chế việc bị béo phì, cao huyết áp,...
Đeo tai nghe bật âm lượng lớn thường xuyên là một thói quen xấu khiến bạn bị ù tai.
>>> Xem thêm: Người rối loạn tiền đình nên ăn gì trong quá trình điều trị?
Ù tai kéo dài báo hiệu điều gì?
Tình trạng ù tai kéo dài với mức độ ngày càng nặng, cụ thể là: Ban đầu bạn chỉ nghe thấy tiếng ù đơn âm, sau đó là những âm thanh phức hợp như tiếng chim hót, tiếng nước chảy qua khe, tiếng chuông; bị ù tai nhiều lần trong một ngày, bị nhiều ngày liên tục,... Điều này cảnh báo nguy cơ bạn đang bị bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Một số bệnh như đã nói ở trên gồm: Bệnh Meniere, rối loạn chức năng ống Eustachian, u thần kinh âm thanh, rối loạn mạch máu, bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus. Khi này, bạn nhất định nên đi thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Việc thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là cách giúp bạn kiểm soát được bệnh tật và bảo vệ sức khỏe mình. Phát hiện những bệnh lý sớm qua triệu chứng ù tai cũng dễ dàng hơn và hiệu quả hơn trong việc điều trị.
Khám và điều trị ù tai kéo dài ở đâu?
Hiện có nhiều bệnh viện, phòng khám giới thiệu về dịch vụ điều trị ù tai kéo dài theo cả phương pháp Tây y và Đông y. Vì thế, người bệnh cũng có nhiều sự lựa chọn. Nhưng điều quan trọng nhất trong việc điều trị ù tai hay bất cứ triệu chứng khó chịu nào của cơ thể là phải tìm ra được căn nguyên gây bệnh. Tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế lớn, có máy móc công nghệ cao cùng các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hiệu quả, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
Bệnh viện Phương Đông có quy mô hàng đầu Thủ Đô, được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Ở Hà Nội, người bệnh có thể tới thăm khám và điều trị tại BVĐK Phương Đông - bệnh viện chất lượng cao cùng chi phí hợp lý với đa số người dân do áp dụng Bảo hiểm Y tế, bảo hiểm nhân thọ,... Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa, hệ thống phòng khám trang bị thiết bị Y tế hiện đại và các chuyên gia hàng đầu. Đảm bảo mang tới cho khách hàng những trải nghiệm thăm khám thoải mái, đi bệnh viện mà như đi dạo chơi, nghỉ dưỡng. Ngay bây giờ nếu muốn nghe thêm tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác sĩ vui lòng gọi hotline 19001806.