Nhiệt miệng là một trong những vấn đề răng miệng thường gặp cả ở trẻ nhỏ và người lớn. Hầu hết ai cũng trải qua tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Nhiệt miệng có thể ở lưỡi, ở trong má và ở cả môi. Vậy khi bị nhiệt miệng ở môi bạn cần lưu ý những gì cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở môi
Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm gây khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn, nếu tiếp tục tình trạng này bệnh nhân sẽ không có đủ dinh dưỡng và vitamin trong chế độ ăn.
Cho đến hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định do những yếu tố nguy cơ gây nhiệt miệng như chế độ dinh dưỡng, môi trường, sinh vật gây nhiễm trùng, ký sinh trùng, độc tố trong chế độ ăn hoặc thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng do chế độ ăn uống không lành mạnh
Nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, vậy nên cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại, biến chứng của bệnh.
Tình trạng nhiệt miệng ở môi sẽ xuất hiện các nốt nhỏ ở vùng niêm mạc môi nằm phía trong khoang miệng. Một vài nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do:
- Nhiễm phải virus Herpes Simplex loại 1: Đây là loại virus làm giảm sức đề kháng và gây ra chứng nhiệt miệng phổ biến hiện nay.
- Nóng trong người, vô tình cắn phải môi khi ăn uống hoặc nói chuyện.
- Dị ứng với thành phần trong kem đánh răng hoặc thực phẩm.
- Do thay đổi hormone, rối loạn nội tiết ở nữ.
- Thường xuyên sử dụng bia, rượu, chất kích thích và ăn thực phẩm cay nóng.
- Cơ thể thiếu vitamin B, C,…
- Mắc các bệnh lý răng lợi: viêm nướu, sâu răng,…
Mẹo trị nhiệt miệng ở môi hiệu quả
Người bệnh khi bị nhiệt miệng ở môi sẽ có những triệu chứng như:
- Đau, ngứa rát quanh vùng môi.
- Một vài ngày sau xuất hiện vết phồng rộp cứng, nhỏ và gây khó chịu, đau nhức.
- Kèm với triệu chứng đau họng, hơi thở có mùi, sốt…
- Khoảng 1 tuần vết phồng vỡ ra và hình thành vết loét gây khó khăn trong ăn uống, nói chuyện
Và để tình trạng này nhanh khỏi, ngăn ngừa vết loét gây tổn thương nghiêm trọng thì dưới đây là 12 cách hiệu quả mà người bệnh cần ghi nhớ.
Vệ sinh khoang miệng đúng cách
Khi vùng niêm mạc miệng bị tổn thương, cách tốt nhất là nên hạn chế tối đa sự cọ xát các vật thể cứng nhọn, thức ăn cứng, thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị... Bằng cách này sẽ giúp ngăn cho vết loét rách to hơn và nhanh lành lại. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý không sử dụng kem đánh răng chứa thành phần Sodium lauryl sulfate – 1 bởi chúng gây nhiệt miệng.
Bên cạnh đó, việc duy trì súc miệng với nước muối ngày 2 lần vào sáng và tối. Đây không chỉ là một thói quen tốt mà còn sát khuẩn, bảo vệ khu vực khoang miệng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là việc cần phải ghi nhớ làm hàng ngày, chứ không chỉ khi bị nhiệt miệng ở môi. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ các chất thừa, thanh lọc cơ thể và đẩy độc tố ra khỏi cơ thể.
Người bệnh khi bị nhiệt miệng thường có cảm giác đau và xót nên bổ sung một cốc nước mát cũng sẽ xoa dịu cảm giác phần nào. Bên cạnh đó, uống nước giúp làm ẩm khoang miệng, giảm thiểu hiện tượng khô môi khiến vi khuẩn không thể phát triển.
Dùng mật ong
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng thứ cấp giúp các vết nhiệt miệng không bị bỏng rát và sưng đỏ. Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên vết nhiệt với tần suất 4 lần/ngày. Hoặc pha trà nóng, thêm vào chút mật ong để uống hàng ngày, chú ý uống từ từ để vùng môi được tiếp xúc với mật ong. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp nghệ, hòa hỗn hợp mật ong và nghệ, đắp lên vết nhiệt miệng với tần suất 3 lần/ngày.
Dùng sữa chua
Theo các nghiên cứu, trong sữa chua chứa men vi sinh sống lactobacillus giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Đôi khi tình trạng nhiệt miệng xuất hiện do bệnh viêm ruột hoặc vi khuẩn HP. Vì vậy, bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày sau bữa ăn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp chữa khỏi lở miệng và bảo vệ dạ dày.
Ăn nhiều sữa chua giúp giảm triệu chứng nhiệt miệng ở môi
Dùng baking soda
Một trong những cách trị nhiệt miệng an toàn và nhanh khỏi là súc miệng bằng baking soda. Đây là loại muối nở giúp cân bằng độ pH nhằm giảm viêm để vết lở miệng nhanh lành.
Cách pha nước súc miệng baking soda: Hòa tan 230ml nước với 5g baking soda. Sau đó, bạn súc miệng với dung dịch trong khoảng 15 - 30 giây rồi nhổ ra. Một ngày thực hiện súc miệng với baking soda khoảng 2 - 3 lần cho tới khi hết nhiệt miệng.
Dùng dầu dừa
Đặc tính kháng khuẩn trong dầu dừa tốt do chứa acid lauric tự nhiên. Với các vết nhiệt ở môi, bạn nên dùng dừa sớm để giảm sưng, giảm đau và rút ngắn thời gian lành vết thương. Để điều trị, bạn lấy lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ, bôi lên vết nhiệt miệng ngày 3-4 lần.
Dùng bã chè khô
Trong chè chứa chất tanin có tác dụng trị nhiệt miệng nhanh chóng, hiệu quả. Mỗi lần uống trà, bạn nên giữ lại túi lọc chè để đắp trực tiếp lên vết loét trên môi. Đây là cách trị nhiệt miệng giúp giảm đau, giảm sưng tấy, chống viêm hiệu quả và hiệu quả cao.
Bổ sung thêm vitamin B,C và sắt cho cơ thể
Để đẩy lùi các loại vi khuẩn gây viêm loét miệng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý bằng cách bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin vào thực đơn của mình. Các loại vitamin tốt cho cơ thể như: acid folic (có trong cải xanh, rau chân vịt, măng tây,...), sắt (có trong ngũ cốc, hàu, trứng, gan gà,...), Vitamin B (có trong sữa đậu nành, sữa gạo, trứng cá...), nước dừa,...
Biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng ở môi
Phòng ngừa cẩn thận sẽ giúp bạn không cần phải “cầu viện” tới các cách trị nhiệt miệng ở miệng khi gặp tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn kiểm soát được những yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiệt miệng:
- Giảm tổn thương miệng bằng cách ăn chậm nhai kỹ với các loại thực phẩm không quá cứng để giảm nguy cơ cắn vào lưỡi, bên trong má, sử dụng loại bàn chải đánh răng có lông chải mềm.
- Bổ sung đầy đủ khoáng chất và các loại vitamin cho cơ thể, đặc biệt là kẽm, sắt, B,...
- Tránh ăn thực phẩm gây nóng trong như bia, rượu, đồ ăn cay nóng, các loại quả có tính nóng.
Tránh ăn thực phẩm cay nóng như bia rượu, đồ ăn cay
- Tránh ngủ muộn, giảm căng thẳng, thức khuya bằng các bài tập thiền, yoga, tập hít thở sâu,...
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng việc đánh răng và sử dụng nước muối, nước súc miệng chuyên dụng.
- Tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe, khả năng cân bằng, sức đề kháng,... của cơ thể.
Hầu hết tình trạng nhiệt miệng ở môi sẽ tự khỏi mà không gây ra biến chứng. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng các cách trị nhiệt miệng kể trên để rút ngắn thời gian lành của các vết lở miệng. Lưu ý nếu các vết loét trong miệng ngày càng lan rộng, xuất hiện thêm nhiều vết loét kèm sốt, đau đầu, phát ban,... người bị nhiệt ở miệng cần được thăm khám để được điều trị kịp thời. Để được thăm khám, tư vấn trực tiếp tại BVĐK Phương Đông, Quý Khách vui lòng bấm số hotline 1900 1806.