Tiêm phòng khi mang thai là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Vậy mẹ có biết cần tiêm những vắc-xin nào, vào thời điểm ra sao để đạt hiệu quả cao nhất? Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết thông tin chi tiết nhé!
Tiêm phòng khi mang thai là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Vậy mẹ có biết cần tiêm những vắc-xin nào, vào thời điểm ra sao để đạt hiệu quả cao nhất? Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết thông tin chi tiết nhé!
Vắc xin được chế tạo theo một quy trình an toàn tuyệt đối. Các loại vắc xin ra đời được nghiên cứu kỹ lưỡng và thử nghiệm nhiều lần dưới sự giám sát nghiêm ngặt của các tổ chức y tế. Khi đạt mức độ an toàn cho cơ thể và đạt hiệu quả như mong muốn vắc xin mới được đưa vào sử dụng. Vì thế, mẹ có thể yên tâm tiêm phòng khi mang thai mà không sợ ảnh hưởng tới thai nhi.
Tiêm vắc xin đúng liều và đúng lịch trong khi mang thai không làm ảnh hưởng đến thai nhi
Tuy nhiên không phải vắc xin nào cũng có thể tiêm và phù hợp với bất cứ ai. Nếu mẹ bầu dị ứng với thành phần trong vắc xin, cần nói rõ với bác sĩ trước khi tiêm.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm như viêm phổi, suy hô hấp… Mẹ bầu mắc cúm trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể khiến con bị dị tật. Chủng ngừa cúm theo mùa được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ đang hoặc dự định mang thai.
Tiêm vắc xin cúm trong thời gian mang thai không gây hại cho thai nhi. Ngược lại việc này còn giúp bảo vệ em bé khỏi bị cúm trong 6 tháng đầu sau sinh, trước khi đủ tiêu chuẩn chủng ngừa cúm.
Vắc xin chủng ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ mang thai trên 22 tuần, tốt nhất là từ tuần 27-36 của thai kỳ. Tiêm phòng khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể và truyền một phần cho thai nhi. Những kháng thể này sẽ giúp bé chống lại chứng ho gà ngay từ khi sinh ra thay vì phải đợi đến 2 tháng tuổi mới có thể tiêm ngừa được.
Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu đi du lịch hoặc công tác nước ngoài có thể thực hiện một số mũi tiêm phòng sau:
Vắc xin này không gây nguy hiểm cho thai nhi nên có thể thực hiện tiêm phòng khi mang thai.
Lý tưởng nhất là chủng ngừa trước khi mang thai. Tuy nhiên mẹ có thể tiêm phòng vắc xin này sau 3 tháng đầu thai kỳ.
Sốt vàng là bệnh do virus truyền qua muỗi. Bệnh gây tổn thương gan, thận, xuất huyết và thường dẫn đến tử vong. Sốt vàng xảy ra ở Nam Mỹ và Châu Phi. Phụ nữ cần tránh đến những nơi này khi mang thai. Trường hợp bất khả kháng có thể xem xét chủng ngừa với vắc xin sống. Tuy nhiên mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của chuyên gia về bệnh truyền nhiễm.
Trong một số trường hợp, thai phụ có thể được chỉ định tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm như: bệnh tả, viêm màng não cầu khuẩn, bệnh dại, viêm não Nhật Bản, thương hàn, viêm màng não do Haemophilus influenzae B... Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để xác định nguy cơ phơi nhiễm với những bệnh này và cân nhắc chích ngừa trong thai kỳ.
Các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại vắc xin được tiêm và không được tiêm khi mang thai. Trước khi tiêm phải nói rõ tiền sử dị ứng của mình để bác sĩ có giải pháp phù hợp.
Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại vắc xin được tiêm và không được tiêm khi mang thai
Sau khi tiêm phòng các mẹ có thể gặp phải một số phản ứng phụ như: đau nhức tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, phát ban, sưng các tuyến ở cổ và má… Đây là những phản ứng thông thường và sẽ nhanh chóng biến mất. Bởi vậy mẹ có thể yên tâm mà không cần phải uống thuốc hay lo lắng. Trường hợp nghiêm trọng như sốt, co giật... mẹ cần đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khắc phục.
Tiêm phòng khi mang thai đúng thời điểm sẽ giúp mẹ và bé tránh được rủi ro trong thai kỳ. Để nhận tư vấn chi tiết hoặc đặt lịch chủng ngừa, các mẹ có thể liên hệ hotline 19001806.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.