Nước bọt có mùi hôi có sao không? Nên xử lý như thế nào? Nguyên nhân là gì?

Ngọc Anh

18-02-2025

goole news
16

Nước bọt có mùi hôi không? Không - Có thể bạn chưa biết, nước bọt không có mùi. Nếu nước bọt có mùi hôi là dấu hiệu phổ biến khi vệ sinh răng miệng chưa tốt hoặc do bệnh lý tiêu hóa, trào ngược dạ dày. Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm nhưng dễ dẫn đến các bất thường trong sinh hoạt như mất tự tin, ngại giao tiếp, mất ngủ,....

Cách nhận biết tình trạng nước bọt có mùi hôi

Không ít người có biểu hiện nước bọt có mùi hôi mặc dù đã vệ sinh răng miệng cẩn thận. Để biết nước bọt của mình có mùi bất thường hay không, bạn có thể chú ý các biểu hiện bất thường như sau:

  • Mùi hôi rõ rệt khi thở hoặc nói chuyện, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi ăn một số thực phẩm nặng mùi (như tỏi, hành, cà phê), chú ý đến biểu hiện người đối diện khi nói chuyện
  • Dùng tăm bông lấy mẫu nước bọt trong miệng xem tăm bông có mùi gì không và có màu bất thường như trắng hay vàng không.
  • Đến nha khoa kiểm tra bằng thiết bị của phòng khám

Ngoài cách tự kiểm tra, bạn nên hỏi trực tiếp hỏi người đối diện xem hơi thở của mình có mùi gì bất thường không

Ngoài cách tự kiểm tra, bạn nên hỏi trực tiếp hỏi người đối diện xem hơi thở của mình có mùi gì bất thường không

Tại sao nước bọt lại có mùi hôi?

Trên thực tế, tình trạng nước bọt có mùi hôi liên quan đến nhiều nhân tố khác nhau, có thể ảnh hưởng đến các lý do phổ biến nhất là:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Mảng bám và thức ăn thừa chưa làm sạch trong miệng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây mùi phát triển. Khi vi khuẩn phân huỷ thức ăn khiến các mảnh vụn tan vào nước bọt và phát ra mùi hôi khó chịu.
  • Bệnh lý răng miệng: Sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu đều có thể khiến nước bọt có mùi hôi.
  • Rối loạn tiêu hóa: Bệnh trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày cũng gây mùi hôi từ miệng do hơi từ axit từ dạ dày bốc lên.
  • Ăn uống và thói quen sinh hoạt: Thực phẩm như tỏi, hành, rượu bia, cà phê, hút thuốc lá là những thủ phạm chính.
  • Cơ thể lão hoá khiến tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả, quá trình xuất và tiết nước bọt hạn chế. Lúc này, miệng sẽ khô và vi khuẩn gây hôi miệng phát triển mạnh mẽ.

Vệ sinh răng miệng kém là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất khiến hơi thở có mùi lạ

Vệ sinh răng miệng kém là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất khiến hơi thở có mùi lạ

Cách chữa nước bọt có mùi hôi

Bạn có thể thử các cách điều trị tình trạng nước bọt có mùi hôi theo các gợi ý dưới đây:

Nhai kẹo cao su không đường

  • Giúp kích thích tiết nước bọt, làm sạch vi khuẩn và giữ khoang miệng luôn ẩm.
  • Nên chọn loại có chứa xylitol vì xylitol có khả năng ức chế vi khuẩn gây mùi.
  • Hỗ trợ làm sạch các mảnh thức ăn còn sót lại và hạn chế mùi hôi vốn có

Thay kem đánh răng

  • Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride và tinh chất bạc hà giúp làm sạch sâu và khử mùi hôi.
  • Có thể dùng thêm nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nước súc miệng từ thảo dược như trà xanh, tinh dầu tràm trà.

Hãy đổi sang loại kem đánh răng có thành phần sát khuẩn mạnh mẽ hơn

Hãy đổi sang loại kem đánh răng có thành phần sát khuẩn mạnh mẽ hơn

Súc miệng bằng chanh

  • Nước chanh có tính axit nhẹ giúp khử mùi và kích thích tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn. Bạn có thể vắt nửa quả chanh vào nước lọc, thêm muối và khuấy đều để súc miệng hàng ngày.
  • Tuy nhiên, không nên dùng quá thường xuyên vì axit có thể làm mòn men răng.

Vệ sinh răng miệng ít nhất cẩn thận

Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, kỹ càng và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, giảm tình trạng nước bọt có mùi hôi. Chú ý vệ sinh kỹ vùng răng trong cùng và mặt lưỡi. Đồng thời, bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và loại bỏ thức ăn thừa.

Xem thêm: Vệ sinh họng sao cho đúng cách? Lưu ý gì khi làm sạch cổ họng?

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Hạn chế thực phẩm gây mùi như tỏi, hành, cà phê và đồ uống có cồn.
  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin C như lê, táo, cà rốt, dưa chuột, rau diếp cá,... để giúp làm sạch miệng tự nhiên

Bạn nên tích cực bổ sung nhiều loại trái cây và rau xanh vào chế độ ăn

Bạn nên tích cực bổ sung nhiều loại trái cây và rau xanh vào chế độ ăn

Khám sức khoẻ định kỳ

Các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên chỉ mang tính chất hỗ trợ. Cách tốt nhất là bạn nên đi khám tại các Bệnh viện uy tín để được các bác sĩ chủ động thăm khám và điều trị cá nhân hoá. Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện đang là địa chỉ nhận được sự quan tâm của nhiều nhân.

Đây là chuyên khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ tận tâm và có nhiều kinh nghiệm điều trị cho hàng nghìn ca bệnh thành công. Đồng thời, khoa còn được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại như bàn khám Tai mũi họng đa năng VIP, hệ thống nội soi ống cứng của Karl Stortz, kính hiển vi phẫu thuật, máy cắt đốt plasma,..... để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh lý.

Có thể nói, để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị dứt điểm tình trạng nước bọt có mùi hôi, bạn nên chủ động thực hiện vệ sinh răng miệng đầy đủ, đi khám răng miệng và làm sạch cao răng định kỳ. Đồng thời, gợi ý bạn nên đi khám càng sớm càng tốt nếu phát hiện cơ thể có bát cứ triệu chứng bất thường nào.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

167

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám