Ở cữ sau sinh đúng cách, khoa học - Bạn đã biết?

Bạch Dương

27-12-2020

goole news
16

9 tháng mang thai cùng quá trình vượt cạn đã khiến cơ thể người mẹ gặp phải tổn thương không ít. Vì thế, mẹ cần thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi cơ thể và đây được gọi là thời gian kiêng cữ sau sinh. Vậy ở cữ sau sinh đúng cách, chuẩn khoa học là như thế nào? 

Hiểu đúng về ở cữ sau sinh

Ở cữ sau sinh đúng cách, khoa học sẽ giúp sản phụ nhanh phục hồi sức khỏe.

Ở cữ sau sinh đúng cách, khoa học sẽ giúp sản phụ nhanh phục hồi sức khỏe.

Các chuyên gia y tế cho biết, dù là sinh thường hay sinh mổ thì phụ nữ sau sinh đều nên kiêng cữ. Bởi sau quá trình vượt cạn đau đớn như “gãy 20 chiếc xương sườn cùng lúc” thì cơ thể người mẹ đã mất rất nhiều sức lực. Thêm vào đó, những tổn thương trong quá trình sinh để lại như sự thay đổi về cơ thể, vết khâu do mổ đẻ, vết khâu tầng sinh môn… đều cần có thời gian hồi phục. Do đó, sau khi trải qua cuộc vượt cạn đau đớn, đầy nguy hiểm, người mẹ cần được nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe. 

Nếu không ở cữ sau sinh đúng cách, có thể dẫn tới hậu sản ở phụ nữ sau sinh, khiến chị em dễ bị đau đầu, đau lưng, đau vết mổ (đối với mẹ sinh mổ), tâm trạng bất ổn, cơ thể gầy yếu. 

Tuy nhiên, kiêng cữ sau sinh ngày nay đã khác xưa rất nhiều. Là một người phụ nữ hiện đại thời 4.0, các mẹ nên cập nhật những phương pháp kiêng cữ sau sinh khoa học, đúng cách, đã được chứng minh để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé yêu. Vậy bà đẻ kiêng cữ bao lâu là hợp lý?

Sản phụ nên ở cữ bao lâu là hợp lý?

Theo quan niệm dân gian của ông bà ta khi xưa, phụ nữ cần kiêng cữ sau sinh khoảng 3 tháng (hoặc dài hơn). Trong thời gian này, người phụ nữ phải ở trong phòng kín, không nói chuyện với người lạ, tránh làm việc hoặc tắm rửa, không dùng điện thoại… để tránh bị ốm, nhức đầu, đau nhức xương khớp…

Theo các bác sĩ chuyên khoa Sản, chị em chỉ cần ở cữ khoảng 1 tháng

Theo các bác sĩ chuyên khoa Sản, chị em chỉ cần ở cữ khoảng 1 tháng

Khi xã hội ngày càng phát triển, lối sống khoa học, hiện đại cũng góp phần thay đổi tư duy kiêng cữ sau sinh của rất nhiều người phụ nữ Việt. Những quy định ở cữ sau sinh khắt khe trước đây được giảm bớt. 

Cụ thể theo các bác sĩ Sản khoa, sản phụ sau sinh không cần ở cữ 100 ngày mà khoảng 1 tháng và cũng không nhất thiết không được tắm hay hạn chế tiếp xúc với mọi người. Ngoài ra, mẹ cũng đã có thể tắm sau khi sinh 3 - 4 ngày, thậm chí nếu là mùa hè thì chỉ khoảng 1 ngày mẹ có thể lau người cho thoải mái. 

Trong thời gian này, mẹ cần tuân thủ một số điều về sinh hoạt, dinh dưỡng để cơ thể phục hồi tốt, cung cấp đủ sữa cho con. Ngoài sự cố gắng của bản thân, người chồng và gia đình cũng cần động viên, chăm sóc cẩn thận cho sản phụ để giúp mẹ bầu sau sinh tránh bị trầm cảm, có một tâm lý thoải mái, vui vẻ để vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

Ở cữ sau sinh đúng cách, chuẩn khoa học - 5 điều cần ghi nhớ

Kinh cữ sau sinh khoa học như thế nào để cơ thể nhanh hồi phục là nỗi băn khoăn của không ít phụ nữ Việt. Thực tế, sau sinh cơ thể người phụ nữ cần được nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng phù hợp và cách chăm sóc sức khỏe để tâm lý mẹ luôn thoải mái, vui vẻ. Vì vậy, trong thời gian kiêng cữ, các mẹ nên ghi nhớ 5 điều dưới đây để ở cữ sau sinh đúng cách:

Dinh dưỡng cho sản phụ trong thời gian ở cữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh cần ăn các món cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh cần đa dạng các nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, rau xanh và trái cây, chất béo

Chế độ ăn uống đóng góp phần quan trọng giúp phục hồi sức khỏe người mẹ, và giúp chị em tiết ra nhiều sữa cho bé bú. Do đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày, chị em cần cung cấp nhiều đạm động vật (từ thịt, cá, trứng, sữa). Sau sinh, hầu hết chị em đều gặp tình trạng táo bón, do vậy để giảm thiểu nguy cơ này chị em nên ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh để bổ sung thêm chất xơ và tăng cường vitamin tốt cho cơ thể. 

Chị em không nên kiêng khem quá mức, dẫn tới dinh dưỡng nghèo nàn, sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình hồi phục sức khỏe. Để đảm bảo sức khỏe, chị em nên ăn thực phẩm nấu chín kỹ, không ăn đồ lạnh, đồ chín tái. Người mẹ cần chia nhiều bữa ăn trong ngày, chẳng hạn 3 bữa chính, 3 bữa phụ. 

Chị em không nên ăn những thực phẩm sau: 

  • Đồ muối chua như dưa muối, cà muối, kim chi
  • Không ăn những thực phẩm có tính hàn như mướp đắng, bắp cải... 
  • Hạn chế ăn ớt, dấm, tỏi…
  • Với trường hợp sinh mổ thì cần tránh ăn các thực phẩm có thể tạo sẹo lồi hoặc mủ cho vết thương như đồ nếp, lòng trắng trứng gà, rau muống…. 

Nghỉ ngơi nhiều sau sinh

Sau sinh mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi để cơ thể được hồi phục tốt nhất

Sau sinh mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi để cơ thể được hồi phục tốt nhất

Các chuyên gia y tế cho biết phụ nữ sau sinh cần được nghỉ ngơi trung bình 7 - 10 tiếng/ngày. Chính bởi vậy, các thành viên trong gia đình cần hỗ trợ trong việc chăm sóc bé hoặc làm việc nhà để người mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, hồi phục. 

Chị em sau sinh cũng nên tránh mang vác hoặc làm những việc quá sức, ít nhất trong 3 tháng đầu sau sinh. Bởi khi vận động mạnh hay khiêng vác đồ nặng không chỉ dùng đến cơ tay mà mẹ phải gồng cả cơ bụng. Điều này tác động đến vết mổ lấy thai hoặc vết rạch tầng sinh môn trên bụng mẹ khiến vết mổ bị tổn thương, lâu hồi phục hơn. 

Ngoài ra, những mẹ muốn quay trở lại tập thể dục sớm để lấy lại vóc dáng sau sinh cũng cần lưu ý chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng, hạn chế những bài tập vận động mạnh với cường độ cao vì nó tác động đến các vết mổ khi sinh. 

Sau khi sinh, phần lớn thời gian mẹ hãy cố gắng nằm nghỉ ngơi, chỉ nên ngồi khi cho bé bú và thỉnh thoảng đứng lên đi lại nhẹ nhàng. Lý do nên nằm nhiều hơn ngồi là vì có rất nhiều mẹ kiểm chứng việc ngồi quá lâu trong một tư thế thì sau này dễ bị đau lưng hơn. Nhất là những khi thời tiết giao mùa, “trái gió trở trời” thì vùng lưng của mẹ sẽ càng đau buốt dữ dội hơn.

Xem thêm:

Tránh xa các thiết bị điện tử

Khi ở cữ sau sinh mẹ nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử

Khi ở cữ sau sinh mẹ nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử

Việc sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính bảng, điện thoại, laptop… nhiều là điều mẹ nên kiêng cữ sau sinh. Nếu sau khi sinh mẹ sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều sẽ khiến mắt nhanh mờ. Vì vậy, để bảo vệ đôi mắt luôn khỏe mạnh và sáng rõ, mẹ nên hạn chế tối đa sử dụng những thiết bị này. 

Không nên kiêng tắm gội sau sinh

Sau sinh các mẹ không cần phải kiêng tắm gội nhưng nên tắm gội bằng nước ấm

Sau sinh các mẹ không cần phải kiêng tắm gội nhưng nên tắm gội bằng nước ấm

Nếu như quan niệm dân gian, kiêng tắm gội thời gian đầu thì khoa học hiện đại lại không khắt khe đến vậy. Ngược lại người mẹ cần vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, nhất là khi chị em sau sinh còn có sản dịch. Không chỉ vậy, tình trạng viêm nhiễm sẽ rất dễ xảy ra nếu mẹ không tắm rửa thường xuyên. 

Sau khi từ viện về, chị em có thể tắm bằng nước ấm. Tốt nhất, sản phụ nên tắm bằng nước lá thảo dược từ thiên nhiên, vệ sinh vùng kín sạch sẽ 2 lần/ngày, thay băng vệ sinh liên tục để thấm sản dịch. 

Phụ nữ sinh mổ nên lau người bằng nước ấm, khi vết mổ khô thì có thể tắm. Mẹ nên lưu ý chăm sóc, vệ sinh vết mổ kỹ càng với dung dịch sát khuẩn mỗi ngày. 

Vệ sinh vùng bầu vú và núm vú cũng là điều vô cùng quan trọng, vì đây là vùng tiếp xúc trực tiếp với mặt và miệng bé. Hơn nữa, vệ sinh cẩn thận vùng núm vú giúp sữa ra dễ dàng hơn, tránh tình trạng mất sữa sau sinh.

Kiêng quan hệ 4-8 tuần sau sinh

Chị em nên kiêng quan hệ 4-6 tuần sau sinh

Chị em nên kiêng quan hệ 4-6 tuần sau sinh

Theo các bác sĩ, từ 4-8 tuần sau khi sinh, phụ nữ có thể quan hệ trở lại tùy theo nhu cầu, tuy nhiên nên chọn những động tác và tư thế nhẹ nhàng. Quan hệ quá sớm có thể đẩy người phụ nữ vào nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm khuẩn, bục vết khâu... chưa kể, nguy cơ mang thai ngoài ý muốn khi cơ thể chưa hồi phục cũng xảy ra không ít, đe dọa sức khỏe của người phụ nữ. 

Khi nào sản phụ cần đi khám trong thời gian ở cữ?

Nên đi thăm khám nếu cơ thể mẹ có những dấu hiệu bất thường

Nên đi thăm khám bác sĩ nếu cơ thể mẹ có những dấu hiệu bất thường

Bên cạnh việc ở cữ sau sinh đúng cách, khoa học, chị em cũng nên chú ý tới cơ thể mình. Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường dưới đây, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc tới ngay cơ sở y tế để thăm khám: 

  • Vết mổ ở bụng hoặc vết khâu tầng sinh môn bị sưng đỏ, đau nhiều, chảy mủ, chảy máu
  • Sốt cao trên 38°C
  • Sản dịch ra nhiều, có chứa cục máu đông bất thường.
  • Dịch âm đạo có mùi hôi.
  • Tiểu són, tiểu buốt, không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện.
  • Đau đầu dữ hội, giảm thị giác.
  • Sưng viêm vùng vú, chảy máu, núm vú nứt nhiều
  • Đau bụng nhiều, đau ngực, nôn, ho nhiều

Có thể thấy, ở cữ sau sinh là khoảng thời gian quan trọng đối với mỗi người phụ nữ, giúp cơ thể có thể phục hồi những tổn thương sau cuộc vượt cạn vất vả. Chính vì vậy, chị em nên ở cữ sau sinh đúng cách, chuẩn khoa học, không nên kiêng khem quá, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Điều quan trọng nhất là luôn để tâm lý thoải mái, vui vẻ để có lượng sữa chất lượng cho bé yêu, giúp cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Nếu vẫn còn thắc mắc, các mẹ có thể liên hệ đến bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo hotline 19001806 để được tư vấn trực tiếp.  

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
7,995

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám