Ốm nghén kéo dài bao lâu?

Đào Thị Huyền

08-01-2021

goole news
16

Ốm nghén kéo dài bao lâu là một trong những vấn đề được các mẹ bầu quan tâm nhất. Ốm nghén xuất hiện ở số đông chị em mang thai ở những tháng đầu. Hiện tượng thường thấy là nôn ói, mệt mỏi. Vậy làm thế nào để giảm tình trạng này. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin chi tiết để để các mẹ tham khảo.

Ốm nghén là gì?

Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “ốm nghén kéo dài bao lâu” cần tìm hiểu rõ đây là hiện tượng gì. Quá trình mang thai đa số mẹ bầu thường trải qua hiện tượng này với nhiều mức độ khác nhau. Theo thống kê thì đa số các dấu hiệu ốm nghén thường xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng.

Vì thế tình trạng này còn được gọi với tên tiếng anh là “Morning Sickness”. Tuy vậy cũng cần phải lưu ý, hiện tượng nghén có thể gặp ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Trả lời cho câu hỏi có bầu bao lâu thì nghén, bác sĩ khoa Phụ sản của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết. 

Ốm nghén là biểu hiện phổ biến ở các mẹ bầu

Ốm nghén là biểu hiện phổ biến ở các mẹ bầu

Ốm nghén thai kỳ có thể xuất hiện sớm từ tuần thai thứ 5 - 6, tuy nhiên chủ yếu xảy ra vào thời điểm trước tuần thai thứ 9. Ốm nghén khi nào, theo thống kê nghén nặng có thể xảy ra ở khoảng 3 % thai phụ với triệu chứng nặng, trong đó đặc biệt là hiện tượng nôn ói. 

Một vài trường hợp có thể nôn ói không kiểm soát, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mẹ bầu. Nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng, mất nước. Vì thế mẹ bầu phải điều trị nhằm giảm nôn ói, bổ sung điện giải và nước.

Nguyên nhân gây nên tình trạng 

Ốm nghén kéo dài bao lâu, nguyên nhân nào gây ra tình trạng này. Bác sĩ chuyên khoa cho biết ốm nghén xảy ra thường do sự thay đổi nội tiết tố tuyến sinh dục ở người mẹ. Quá trình mang thai cơ thể mẹ sẽ sản xuất lượng lớn hormone progesterone, gây ra tăng các cơ của hệ tiêu hóa, làm cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và gây ra tình trạng buồn nôn. 

Bên cạnh đó lượng hormone này cũng sẽ tác dụng là chậm khả năng tiêu hóa, dẫn tới chứng khó tiêu. Sau thời gian từ 48 tới 72 giờ, lượng hormone có thể tăng lên gấp 2, hoặc tiếp tục tăng trong suốt quá trình mang thai. 

Biểu hiện ốm nghén

Triệu chứng nghén khá phổ biến trong thai kỳ, bên cạnh thắc mắc “ốm nghén kéo dài bao lâu”, nhiều chị em băn khoăn không biết các dấu hiệu nghén như thế nào. Bác sĩ chuyên khoa cho biết một số triệu chứng phổ biến nhất như sau:

  • Mẹ bầu bị nôn ói và nôn.
  • Mẹ bầu bị giảm cân, đây là dấu hiệu thường gặp ở những mẹ bầu ốm nghén nặng. 
  • Chị em ốm nghén thường thay đổi khẩu vị, bị giảm cảm giác thèm ăn, có người thèm ăn chua nhưng cũng có người thèm ngọt.
  • Mất nước là hiện tượng xảy ra với các mẹ bầu bị nôn ói nhiều và không can thiệp sớm.

Mệt mỏi là một biểu hiện phổ biến khi mẹ bầu ốm nghén

Mệt mỏi là một biểu hiện phổ biến khi mẹ bầu ốm nghén

  • Một trong những vấn đề khiến mẹ bầu thường xuyên thắc mắc “ốm nghén kéo dài bao lâu” là do tình trạng mệt mỏi. Hiện tượng này kéo dài khiến mẹ bầu gặp các vấn đề về sức khỏe. 

Ốm nghén kéo dài bao lâu?

Nghén là một trong những tình trạng phổ biến ở các chị em phụ nữ khi mang thai. Nếu không được quan tâm và theo dõi, hiện tượng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các mẹ bầu. Vì thế xung quanh tình trạng này đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: “Có bầu bao lâu thì nghén”, “có thai bao lâu thì buồn nôn” hay “ốm nghén kéo dài  bao lâu”.

Ốm nghén kéo dài bao lâu là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

Ốm nghén kéo dài bao lâu là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

Tình trạng nặng nhất vào giai đoạn nào?

Thực tế rất khó để khẳng định một cách chính xác thai mấy tuần thì hết nghén hay nghén kéo dài bao lâu. Lý do là bởi ở mỗi phụ nữ thì tình trạng ốm nghén sẽ không giống nhau, thời điểm diễn ra và kết thúc cũng khác nhau. 

Thông thường ốm nghén sẽ diễn ra vào giai đoạn sớm của thai kỳ, các dấu hiệu sẽ rõ ràng nhất trong khoảng 9 tuần. Dấu hiệu sắp hết nghén vào khoảng cuối tam cá nguyệt thứ nhất, thường chấm dứt ở tuần thai từ 16 tới 20. 

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp phải chịu cảm giác ốm nghén sau tuần thứ 16 tới 20 của thai kỳ, thậm chí kéo dài tới tận khi sinh bé. 

Khi nào bắt đầu?

Nôn và buồn nôn là tình trạng phổ biến và gây ra nhiều sự khó chịu cho mẹ bầu. Thông thường cơn ốm nghén sẽ bắt đầu từ khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Thống kế cũng cho thấy các biểu hiện của hiện tượng nghén sẽ xuất hiện trong 3 tháng đầu với khoảng 91% phụ nữ mang thai.

Biểu hiện sớm nhất thường có thể xuất hiện vào tuần thứ 4 và tiếp tục nặng hơn trong các tuần thai kế đó.

Sau bao lâu thì hết ốm nghén?

Thống kê cho thấy có khoảng 1 nửa số mẹ bầu bị ốm nghén khi mang thai sẽ cảm thấy giảm các biểu hiện khi bước sang tuần thứ 14. Tuy nhiên một số mẹ bầu có thể phải mất thêm khoảng 1 tháng sau đó mới có thể trở lại bình thường, thậm chí một vài biểu hiện có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. 

Ai có nguy cơ bị ốm nghén?

Ốm nghén kéo dài bao lâu, khi nào hết nghén và ai có nguy cơ cao bị ốm nghén. Thống kê cho thấy đa phần các mẹ bầu mang thai đều có thể xảy ra tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên những đối tượng có nguy cơ cao hơn cả bao gồm:

  • Người mang thai lần đầu.
  • Chị em mang thai lần thứ 2 nhưng lần 1 xảy ra tình trạng ốm nghén nặng. 
  • Các mẹ bầu bị béo phì và thừa cân cũng là đối tượng có thể xuất hiện tình trạng ốm nghén. 

Mẹ bầu mang song thai hay đa thai thường bị ốm nghén

Mẹ bầu mang song thai hay đa thai thường bị ốm nghén

  • Chị em mang song thai hay đa thai. 
  • Các mẹ bầu mắc bệnh nguyên bào nuôi, đây chính là tình trạng gia tăng của các tế bào bên trong tử cung.

Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mang thai bao lâu thì nghén và hiện tượng này có ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Bác sĩ khoa Phụ sản của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết các biểu hiện nghén trung bình hay nhẹ như đôi khi nôn mửa sẽ không gây hại cho em bé. 

Ốm nghén không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi kể cả khi mẹ bầu không tăng cân

Ốm nghén không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi kể cả khi mẹ bầu không tăng cân

Ngay cả khi mẹ bầu không tăng cân ở 3 tháng đầu của thai kỳ nhưng tình trạng nôn ói không gây mất nước thì vẫn ổn. Thông thường ở hầu hết các trường hợp, hiện tượng thèm ăn sẽ xuất hiện sớm trở lại và sau đó mẹ bầu bắt đầu tăng cân. Tuy nhiên mẹ bầu cần chú ý khi nôn mửa kéo dài liên tục thì sẽ gia tăng nguy cơ rối loạn nước, điện giải, gây thiếu chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Khi ấy mẹ bầu có nguy cơ sinh non hoặc sinh con ra nhẹ cân. Chính vì thế mẹ bầu cần nắm chắc được các thông tin về vấn đề “ốm nghén kéo dài bao lâu” để theo dõi và có biện pháp xử trí tốt nhất nếu như các biểu hiện này kéo dài, nặng và thường xuyên. 

Một vài cách làm giảm ốm nghén cho mẹ bầu hiệu quả

Thay vì việc lo lắng không biết ốm nghén từ tuần thứ mấy hoặc mang thai bao lâu thì nghén, chị em hãy chú ý đế chế độ ăn uống hàng ngày ngay từ khi biết mình có bầu. Thông qua đó làm giảm hiện tượng ốm nghén trong thai kỳ. Hãy lưu ý những vấn đề sau đây.

  • Thay đổi chế độ ăn: Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng sẽ tác động và làm giảm biểu hiện buồn nôn hiệu quả. Mẹ bầu nên sử dụng các loại trái cây, có thể xay thành sinh tố để uống mỗi ngày. Bên cạnh đó tuyệt đối không để bụng đói, không ăn quá nhiều 1 bữa mà nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ. 
  • Trà gừng: Sử dụng trà gừng hay một số loại đồ ăn có chứa thành phần này sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng ốm nghén khi mang thai. 

Trà gừng có thể giúp làm giảm tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu

Trà gừng có thể giúp làm giảm tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu

  • Chanh: Ốm nghén như thế nào, biểu hiện ở mỗi mẹ bầu là khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là hiện tượng nôn, buồn nôn và mệt mỏi. Khi ấy chanh chính là loại cảm giúp giảm cảm giác buồn nôn cực kỳ hiệu quả. Mẹ bầu có thể uống nước chanh hay ngửi vỏ chanh để giảm cảm giác buồn nôn. 
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn có chứa nhiều chất béo: Ốm nghén kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu. Một chế độ ăn ít chất béo, dầu mỡ sẽ làm giảm cảm giác khó chịu của triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu. 
  • Chế độ tập luyện phù hợp: Các bài tập luyện thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho chị em mà còn là một trong những giải pháp để giảm các cơn ốm nghén hiệu quả và nhanh chóng. 
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Khi bị các cơn nghén làm ảnh hưởng, mẹ hãy dành nhiều thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi. Khi các dấu hiệu nghiêm trọng hơn mẹ bầu nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa. 

Hiện nay, Khoa Phụ sản của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị chuyên khám sản phụ khoa với hệ thống thiết bị đồng bộ và hiện đại. Khuôn viên xanh cùng nhiều ưu điểm nổi bật đã giúp mẹ bầu an tâm lựa chọn nơi đây để có được một thai kỳ khỏe mạnh, trọn vẹn.

Bên cạnh đó, các mẹ bầu hoàn toàn yên tâm khi Khoa nhận được sự cộng tác và đồng hành cùng đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ hàng đầu về sản phụ khoa hiện nay. Các gói thai sản được triển khai với nhiều dịch vụ đa dạng. Tất cả nhằm hỗ trợ một cách tối đa nhất cho khách hàng. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin trả lời cho câu hỏi “ốm nghén kéo dài bao lâu”. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức lý thú và bổ ích cho nhiều mẹ bầu. Khi mẹ bầu cần tư vấn hoặc đặt lịch khám, hãy liên hệ tới số hotline 19001806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ nhé. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

6,957

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám