Những dấu hiệu rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn

Bích Ngọc

24-04-2025

goole news
16

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn (ADHD) là một dạng rối loạn gồm sự kết hợp của các vấn đề khó tập trung, hiếu động và có những hành vi bốc đồng. ADHD ở người trưởng thành có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập và công việc. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn qua bài viết sau. 

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn là một rối loạn sức khỏe tâm thần với sự kết hợp của các vấn đề khó tập trung, hiếu động thái quá và có những hành vi bốc đồng. ADHD có thể khiến các mối quan hệ không ổn định, hiệu suất làm việc hoặc học tập kém và các vấn đề khác. 

Mặc dù được gọi là rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn nhưng các triệu chứng đã bắt đầu xuất hiện từ thời thơ ấu đến tuổi trường thành. Trong một số trường hợp, ADHD không được chẩn đoán ở độ tuổi trường thành, các triệu chứng ở giai đoạn này cũng không rõ ràng như các biểu hiện ở trẻ em. Ở người trưởng thành, tăng độ có thể giảm nhưng vẫn đối diện với các cơn bồn chồn, khó chú ý,...

Phương pháp điều trị ADHD ở người lớn tương tự như điều trị ADHD ở trẻ nhỏ như: Sử dụng thuốc, thực hiện tâm lý trị liệu và điều trị bất cứ tình trạng sức khỏe tâm thần nào cùng xảy ra với ADHD. 

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn 

Nguyên nhân chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn

ADHD ở người trưởng thành là một rối loạn sức khỏe tâm thần đặc trưng bởi sự suy giảm khả năng tập trung, tính hiếu động quá mức và hành vi bốc đồng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, gây ra các vấn đề trong công việc, học tập, các mối quan hệ xã hội và lòng tự trọng.

Mặc dù nguyên nhân chính xác của ADHD vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp của các yếu tố di truyền, sinh học, môi trường và tâm lý - xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của rối loạn này. Dưới đây là những yếu tố chính được xem là có liên quan đến ADHD ở người trưởng thành.

Yếu tố di truyền

ADHD có xu hướng di truyền trong gia đình. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc ADHD, nguy cơ sẽ tăng đáng kể. Đặc biệt, các nghiên cứu trên cặp song sinh cho thấy nếu một người mắc ADHD, khả năng người còn lại cũng bị rối loạn tăng động giảm chú ý là rất cao.

ADHD có xu hướng di truyền trong gia đìnhADHD có xu hướng di truyền trong gia đình

Yếu tố sinh học

  • Chất dẫn truyền thần kinh: Sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là dopamine và norepinephrine, được cho là liên quan mật thiết đến ADHD. Hai chất này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự tập trung, hành vi và các chức năng điều hành của não bộ.
  • Cấu trúc và chức năng não bộ: Hình ảnh não học đã cho thấy sự khác biệt về cấu trúc và hoạt động não ở những người mắc ADHD, đặc biệt là ở các vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát chú ý, điều chỉnh cảm xúc và thực hiện chức năng điều hành.

Yếu tố môi trường

  • Tiếp xúc với chất độc: Việc tiếp xúc với kim loại nặng như chì trong giai đoạn phát triển đầu đời có thể làm tăng nguy cơ mắc ADHD.
  • Chấn thương sọ não: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tổn thương ở các vùng não chịu trách nhiệm điều hành hành vi có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ADHD.
  • Tiếp xúc với chất gây nghiện: Việc mẹ sử dụng thuốc lá, rượu hoặc các chất kích thích trong thời kỳ mang thai có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của thai nhi, từ đó gia tăng nguy cơ mắc ADHD ở trẻ khi trưởng thành.

Yếu tố tâm lý - xã hội

  • Căng thẳng và áp lực: Môi trường sống không ổn định, áp lực từ công việc, căng thẳng kéo dài hoặc mắc các rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ADHD.
  • Điều kiện giáo dục và nuôi dưỡng: Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng cách giáo dục và môi trường gia đình có thể ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện và kiểm soát triệu chứng ADHD.

Áp lực, căng thẳng kéo dài có thể gây trầm trọng thêm các triệu chứng của ADHDÁp lực, căng thẳng kéo dài có thể gây trầm trọng thêm các triệu chứng của ADHD

Yếu tố liên quan đến phát triển

  • Sinh non hoặc cân nặng khi sinh thấp: Nghiên cứu cho thấy trẻ sinh non hoặc có trọng lượng thấp khi sinh có nguy cơ cao hơn mắc ADHD.
  • Rối loạn phát triển: ADHD thường đi kèm với các rối loạn phát triển khác như rối loạn phổ tự kỷ, ảnh hưởng đến các biểu hiện.
  • Bất thường trong quá trình phát triển hệ thần kinh: Những rối loạn hoặc tổn thương xảy ra trong quá trình phát triển hệ thần kinh trung ương có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ADHD.

Rối loạn tăng động giảm chú ý  ở người trưởng thành không chỉ là kết quả của một nguyên nhân duy nhất mà là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ này có thể giúp phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác và xây dựng chiến lược điều trị phù hợp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người mắc ADHD.

Những dấu hiệu rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn thường có xu hướng khởi phát ngày từ thời thơ ấu. ADHD có thể đã được chẩn đoán nhưng phần lớn chỉ biết rối loạn này sau một vài dấu hiệu đặc trưng xảy ra trong cuộc sống khi trưởng thành. 

Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ thường không quá khó nhưng đối với người trưởng thành thì có sự khác biệt do các dấu hiệu ở người lớn thường khó nhận biết hơn. Không ít người trưởng thành phải đối mặt với các triệu chứng này mà không nhận biết bản thân mắc rối loạn tăng động giảm chú ý. 

Giảm chú ý

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn xuất hiện các triệu chứng của giảm chú ý như: 

  • Thiếu chú ý đến chi tiết. 
  • Thường mắc lỗi tại trường học, nơi làm việc hoặc các hoạt động khác. 
  • Khó tập trung vào các hoạt động thường ngày. 
  • Khó khăn trong việc lắng nghe khi người khác nói chuyện với mình. 
  • Không thực hiện theo hướng dẫn, hoàn thành công việc và nhiệm vụ. 
  • Khó khăn trong việc sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ và hoạt động. 
  • Né tránh hoặc không thích các nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung trong khoảng thời gian dài. 
  • Thường xuyên làm mất các đồ vật như giấy tờ, điện thoại, tài liệu,... 
  • Dễ bị phân tán. 
  • Đãng trí.

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn xuất hiện các triệu chứng của giảm chú ýRối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn xuất hiện các triệu chứng của giảm chú ý

Tăng động và bốc đồng

Một số biểu hiện của tăng động và bốc đồng có thể gặp như: 

  • Cảm thấy bồn chồn, ngồi không yên. 
  • Có nhiều năng lượng. 
  • Cảm thấy lo lắng. 
  • Khó tham gia các hoạt động giải trí một cách yên lặng. 
  • Nói nhiều
  • Ngắt lời, xen ngang lời nói người khác. 
  • Không thích sự chờ đợi. 

Không phải các triệu chứng trên đều có thể dễ dàng thấy, người lớn mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thường che giấu các triệu chứng của họ. Từ đó, khiến họ cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của bản thân. 

Xem thêm:

Những biến chứng của ADHD ở người lớn

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời. Một số biến chứng của ADHD thường gặp bao gồm:

  • Thành tích học tập kém: Người lớn mắc ADHD gặp khó khăn trong việc tập trung dẫn đến kết quả học tập kém. 
  • Gặp vấn đề trong công việc: Có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc khiến không thể tập trung, từ đó dẫn đến mất việc, thay đổi việc thường xuyên, khó thăng tiến. 
  • Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội: Với tính bốc đồng và khó kiểm soát cảm xúc có thể gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh. 
  • Vấn đề tài chính: Khả năng quản lý tài chính kém và bốc đồng dẫn đến việc tiêu xài không kiểm soát, nợ nần,... 
  • Tự ti và trầm cảm: Những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và những thất bại khiến họ cảm thấy tự ti, trầm cảm và lo âu. 
  • Rối loạn khí sắc: Có khá nhiều người mắc ADHD cũng bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc các rối loạn tâm thần khác. Mặc dù đây không phải do ADHD gây ra nhưng cảm giác thất bại, thất vọng lặp đi lặp lại có thể làm trầm trọng bệnh tâm thần khác. 
  • Nguy cơ gặp tai nạn cao: Người mắc ADHD có thể dễ bị tai nạn giao thông do thiếu sự tập trung hoặc do bốc đồng. 
  • Sử dụng chất kích thích: Một số người có thể tìm đến rượu bia, ma túy hoặc các chất kích thích khác như một cách tự điều trị, dẫn đến nghiện ngập. 
  • Gặp các vấn đề về sức khỏe: Căng thẳng và lo lắng liên tục có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất như cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa, bệnh tim. 
  • Các vấn đề pháp lý: Tính bốc đồng, khó kiểm soát hành vi có thể gây ra những hành vi vi phạm pháp luật, gây rối hoặc các vấn đề pháp lý khác. 

Việc điều trị và kiểm soát rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn kịp thời có thể giảm thiểu các biến chứng trên, từ đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và đạt được những mục tiêu cá nhân.

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, công việcRối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc

Cách kiểm soát ADHD ở người lớn

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn có thể gây ra các vấn đề không mong muốn trên nhiều phương diện khác nhau. Do đó, người mắc ADHD cần được kiểm soát và cải thiện triệu chứng. 

Xây dựng thói quen sắp xếp và tổ chức hợp lý

Nên lập danh sách công việc hàng ngày theo thứ tự ưu tiên hợp lý và hoàn thành đúng theo thời hạn đặt ra. Có thể sử dụng sự hỗ trợ của các ứng dụng thông minh để ghi chú, đặt hẹn giờ cho các hoạt động hàng ngày. 

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nếu người mắc rối loạn tăng động giảm chú ý đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị ADHD hoặc các vấn đề sức khỏe khác, cần đảm bảo sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu xuất hiện các tác dụng phụ, nên gặp bác sĩ để được tư vấn và thay đổi thuốc. Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. 

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩSử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Giảm tác nhân gây xao nhãng

Môi trường ồn ào có thể làm giảm khả năng tập trung và hiệu suất làm việc. Nếu nhận thấy âm thanh từ tivi hoặc nhạc nền gây mất tập trung, có thể giảm thiểu tác động của chúng bằng cách tắt nguồn âm thanh hoặc tìm một không gian yên tĩnh hơn. Trong trường hợp cần thiết, việc sử dụng nút tai chống ồn cũng có thể hỗ trợ hiệu quả.

Hít thở sâu để điều hòa cảm xúc

Nếu dễ bị kích thích, thường xuyên ngắt lời người khác hoặc phản ứng nóng nảy, hãy chủ động kiểm soát cảm xúc của mình. Hãy dành một chút thời gian để thư giãn bằng cách hít thở chậm và sâu. Việc đếm từ 1 đến 10 trong khi thở sẽ giúp ổn định tinh thần, giảm căng thẳng và điều chỉnh hành vi phù hợp hơn.

Giải phóng năng lượng dư thừa

Cảm giác bồn chồn, khó tập trung có thể liên quan đến việc dư thừa năng lượng. Để khắc phục, có thể tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ hoặc tập thể dục. Việc vận động không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn cải thiện sự tập trung và tinh thần tỉnh táo.

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia

Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường về hành vi hoặc tâm lý do ảnh hưởng của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), đừng ngần ngại tìm đến sự tư vấn của chuyên gia y tế. Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý có thể đưa ra những biện pháp phù hợp để giúp kiểm soát tình trạng này một cách hiệu quả hơn.

Khi các dấu hiệu của ADHD hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lýKhi các dấu hiệu của ADHD hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn là một dạng rối loạn sức khỏe tâm thần, các triệu chứng có thể xuất hiện từ thời thơ ấu. Tuy nhiên, việc phát hiện ADHD ở người lớn thường khó khăn hơn do họ thường giấu các triệu chứng. Chính vì vậy, nếu không được can thiệp điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, các mối quan hệ xung quanh, công việc, học tập,... 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào tương tự như trên hoặc có nhu cầu thăm khám các bệnh tâm lý có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

12

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám