Sán lá gan nhỏ: Cảnh giác với món ăn quen thuộc hàng ngày

Nguyễn Phương Thảo

20-05-2025

goole news
16

Sán lá gan nhỏ là một loại ký sinh trùng có thể âm thầm tồn tại trong những món ăn quen thuộc như gỏi cá, nem chua hay rau sống. Chúng có thể tồn tại trong gan người suốt nhiều năm, gây tổn thương nghiêm trọng cho đường mật, dẫn đến viêm gan, xơ gan và thậm chí là ung thư đường mật. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về sán lá gan nhỏ, con đường lây nhiễm, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh hiệu quả trước khi quá muộn.

Sán lá gan nhỏ là loại ký sinh trùng như thế nào?

Sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis), là một loài sán thuộc lớp Trematoda, ký sinh chủ yếu trong ống mật của người và một số động vật ăn cá khác như chó, mèo. Loài sán này phổ biến ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, và Nga, với ước tính có hơn 15 triệu người nhiễm trên toàn cầu.

Sán lá gan nhỏ được chia thành 3 loại khác nhau, bao gồm: Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini, Opisthorchis felineus. 

Hình ảnh của sán lá gan nhỏHình ảnh của sán lá gan nhỏ

Đặc điểm sinh học

Về hình thái, sán trưởng thành có thân dẹt, hình lá, dài khoảng 10–25 mm và rộng 3–5 mm. Cơ thể sán có màu đỏ nhạt và trong suốt, cho phép quan sát các cơ quan bên trong khi còn sống. 

Sán có hai giác hút: giác miệng ở phía trước và giác bụng ở khoảng một phần tư chiều dài cơ thể từ đầu. Cơ quan sinh dục gồm cả tuyến sinh dục đực và cái, với buồng trứng nằm ở giữa cơ thể và hai tinh hoàn phân nhánh ở phần sau.

Vòng đời của sán lá gan nhỏ

Chu kỳ sống của Clonorchis sinensis bao gồm ba vật chủ: ốc nước ngọt là vật chủ trung gian thứ nhất, cá nước ngọt là vật chủ trung gian thứ hai, và người hoặc động vật ăn cá là vật chủ chính. 

Chu kỳ sán lá gan nhỏChu kỳ sán lá gan nhỏ

  1. Trứng có phôi (Embryonated eggs) được thải ra ngoài theo phân của người hoặc động vật nhiễm bệnh. Đây là giai đoạn chẩn đoán, bởi trứng có thể được phát hiện qua xét nghiệm phân. Trứng rất nhỏ và đã chứa phôi sẵn khi ra khỏi cơ thể.
  2. Trứng được ăn bởi ốc nước ngọt (vật chủ trung gian thứ nhất).

Khi trứng vào trong cơ thể ốc, chúng trải qua nhiều giai đoạn phát triển:

  • Miracidium (ấn trùng)
  • Sporocyst (bao nang)
  • Rediae (ấu trùng)
  • Cercariae (ấu trùng có đuôi)
  1. Ấu trùng cercaria bơi tự do ra khỏi ốc và tìm đến cá nước ngọt (vật chủ trung gian thứ hai). Chúng xâm nhập vào da hoặc thịt cá, sau đó hóa nang thành metacercariae, là thể lây nhiễm sang người.
  2. Người hoặc động vật ăn cá nước ngọt nhiễm metacercariae chưa nấu chín kỹ, như ăn gỏi cá, cá tái… Đây là giai đoạn lây nhiễm sang vật chủ chính (người hoặc động vật ăn thịt).
  3. Metacercariae giải nang tại tá tràng (ruột non). Sau khi vào cơ thể, ấu trùng rời khỏi nang bảo vệ và di chuyển ngược dòng qua ống mật để đến gan.
  4. Sán trưởng thành ký sinh trong ống mật của vật chủ, nơi chúng tiếp tục sinh sản và đẻ trứng. Quá trình này lại bắt đầu khi trứng được thải ra ngoài theo phân.

Đặc biệt, Clonorchis sinensis là loài lưỡng tính, mỗi cá thể trưởng thành có thể sản xuất khoảng 4.000 trứng mỗi ngày trong ít nhất sáu tháng thông qua thụ tinh chéo. Sự hiện diện của sán lá gan nhỏ trong cơ thể người có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng ở gan và đường mật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

Sán lá gan nhỏ nguy hiểm như thế nào?

Ở nước ta, bệnh sán lá gan nhỏ hiện đã được xác định phân bố ở ít nhất 21 tỉnh thành trên cả nước. Đối với những địa phương có tỷ lệ nhiễm cao như Ninh Bình, Nam Định, Phú Yên, Bình Định chiếm khoảng 15–37%. Lý giải cho con số này là vì những địa phương này đều có phong tục ăn gỏi cá - món ăn được chế biến từ cá sống hoặc chưa được nấu chín hoàn toàn. 

Sán lá gan nhỏ sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, sán non sẽ phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong đường dẫn mật. Mỗi sán lá gan nhỏ có hai mồm hút, bám chặt trong gan để chiếm thức ăn, gây ra những tổn thương nghiêm trọng dẫn đến xơ gan, tắc mật, xơ cứng ống dẫn mật,...Nếu tình trạng này lâu này không được điều trị có thể gây ra xơ gan cổ trướng, áp xe gan thoái hoá - đây được xem là những bệnh lý rất nặng, nguy cơ tử vong cao. 

Xem thêm:

Món ăn quen thuộc nào đang âm thầm “nuôi sán” trong cơ thể?

Người bị nhiễm khi ăn các món ăn từ cá khi chưa được nấu chín, có chứa ấu trùng sán lá gan nhỏ còn hoạt động. Chẳng hạn như gỏi cá, cá muối, cá ngâm, cá khô, cá hun khói,...Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm sán lá gan nhỏ. Nếu không có miễn dịch lâu dài và có thể dễ dàng tái nhiễm. 

Dưới đây chính là những món ăn phổ biến, là nơi sán có thể trú ngụ như: 

Gỏi cá sống, cá tái chanh

Người tiêu thụ cá sống hoặc tái có thể tiếp xúc với các ký sinh trùng có trong cơ thể cá gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏeNgười tiêu thụ cá sống hoặc tái có thể tiếp xúc với các ký sinh trùng có trong cơ thể cá gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe

Đây là món ăn khoái khẩu ở nhiều vùng miền, đặc biệt là miền Tây và miền Trung. Tuy nhiên, cá sống hoặc cá ngâm tái (dù dùng chanh, giấm hay rượu) không thể tiêu diệt được ấu trùng sán. Theo CDC Hoa Kỳ, ấu trùng Clonorchis sinensis có thể sống sót dù được ướp với giấm hoặc ngâm rượu trong thời gian ngắn.

Bên cạnh ký sinh trùng, các loại hải sản sống còn có nguy cơ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella, Vibrio vulnificus, Listeria. Trong đó, nhiễm Vibrio vulnificus có thể gây ngộ độc máu nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng. 

Mắm cá, mắm tôm chưa được nấu kỹ

Các món như mắm cá linh, mắm cá lóc, mắm tôm nếu chỉ lên men mà không được nấu chín hoặc chiên, kho kỹ trước khi ăn, có nguy cơ chứa trứng hoặc ấu trùng sán. Đối với các sản phẩm cá lên men truyền thống cần được xử lý nhiệt đầy đủ trước khi sử dụng để ngăn ngừa ký sinh trùng đường ruột. (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương khuyến cáo)

Tiết canh, gan động vật nấu tái

Nếu không được chế biến đúng cách, người ăn có thể tiếp xúc với ký sinh trùng gây hại có trong tiết canhNếu không được chế biến đúng cách, người ăn có thể tiếp xúc với ký sinh trùng gây hại có trong tiết canh

Dù không phải là nguồn gây nhiễm chính như cá, gan động vật nấu chưa chín hoặc tiết canh có thể chứa ký sinh trùng di chuyển từ máu hoặc mô. Các món này còn làm tăng nguy cơ nhiễm nhiều loại giun sán khác nhau, trong đó có thể là Clonorchis nếu động vật ăn cá bị nhiễm.

Các món ăn đường phố chế biến sơ sài

Nhiều món ăn vặt từ cá được bày bán ngoài lề đường thường không được bảo quản đúng cách, chế biến không kỹ, chiên sơ qua dầu tái sử dụng nhiều lần. Những yếu tố này không đủ để diệt trứng hoặc ấu trùng của sán, đặc biệt với các món như cá viên, chả cá chiên sơ, cá khô rim…

Các dấu hiệu nhiễm sán lá gan nhỏ cần nhận biết

Thể nhẹ: Giai đoạn đầu thường không có triệu chứng điển hình, đôi khi có rối loạn tiêu hoá; 

Thể trung bình: Tương ứng với giai đoạn toàn phát với những triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sụt cân. Đau bụng ở vùng thượng vị, hạ sườn phải hoặc cả hai, gặp khó khăn trong đi lại hoặc lao động nặng, đau bụng kèm theo tiêu chảy. Rối loạn tiêu hoá, bụng ậm ạch, bị khó tiêu. Vàng da, nước tiểu vàng, một số trường hợp bị sạm da. Khám gan to dưới bờ sườn, ấn mềm, có thể có điểm đau túi mật. 

Thể nặng: Tương ứng với giai đoạn cuối. Bệnh nhân trở nên gầy yếu, sụt cân, sức ăn kém, giảm sức lao động. 

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh sán lá gan nhỏ

Những xét nghiệm được ứng dụng phổ biến trong quá trình để tìm kiếm sự hiện diện của sán lá gan nhỏ. Cụ thể: 

Các xét nghiệm phân tìm trứng sán: Đây được xem là phương pháp đơn giản và có thể thực hiện được ở nhiều cơ sở y tế khác nhau. Người bệnh cần lấy mẫu phẫu phân liên tục trong vòng ít nhất 3 ngày để mang đi soi tươi nhằm tìm kiếm trứng sán lá gan nhỏ. Tuy nhiên, độ nhạy của xét nghiệm này để tìm trứng sán lá gan nhỏ là không cao. Quá trình thực hiện lấy mẫu và bảo quản mẫu cần được thực hiện theo đúng quy trình. Thời gian giữ mẫu phân không nên quá 4 giờ. 

Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể: Đây là xét nghiệm nhằm mục đích phát hiện kháng thể chống lại sán lá gan nhỏ từ cơ thể người bệnh, dựa trên phương pháp ELISA. Độ đặc hiệu và độ nhạy của xét nghiệm này khá cao (>85%). Tuy nhiên lại không phải là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh. 

Siêu âm gan – mật: Phương pháp này ít được chỉ định hơn vì khó lấy mẫu nhưng tỷ lệ phát hiện bệnh lại cao hơn. Người bệnh được tiến hành nội soi lấy dịch tá tràng, dịch mật để soi tươi tìm trứng sán lá gan nhỏ hoặc sán trưởng thành. 

Ngoài ra, một số phương pháp khác như siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, chụp X-quang đường mật, sọ não cũng đóng góp vai trò vào việc xác định các hình ảnh nang sán, thậm chí là sán trưởng thành. 

Cách phòng bệnh sán lá gan nhỏ hiệu quả

Việc phòng tránh lây nhiễm sán lá gan nhỏ cần được thực hiện đồng bộ từ cá nhân đến cộng đồng. Dưới đây là những biện pháp hiệu quả, đã được khuyến cáo bởi các tổ chức y tế uy tín như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam:

Vệ sinh rau củ dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn và tiêu diệt các mầm bệnh tiềm ẩnVệ sinh rau củ dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn và tiêu diệt các mầm bệnh tiềm ẩn

  • Không ăn cá sống, tái hoặc chưa nấu chín kỹ. Đặc biệt là các loài cá nước ngọt như cá diếc, cá mè, cá rô phi,...thường chứa ấu trùng sán nhiều, nguy cơ bị nhiễm bệnh cao.
  • Đảm bảo chế biến cá đúng cách trước khi ăn. Nấu cá ở nhiệt độ ≥ 70°C trong ít nhất 5 phút sẽ tiêu diệt hoàn toàn ấu trùng sán. Tránh sử dụng các phương pháp chế biến không đủ nhiệt như hấp sơ, trộn mù tạt hay ngâm giấm.
  • Không sử dụng nước ao, hồ, sông suối chưa tiệt trùng để rửa thực phẩm hoặc nấu ăn
  • Tẩy giun định kỳ, đặc biệt tại các vùng lưu hành bệnh 6–12 tháng (theo khuyến cáo của WHO)
  • Không phóng uế bừa bãi, xử lý tốt chất thải sinh hoạt sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh là một trong những biện pháp phòng bệnh quan trọng;
  • Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng. Đặc biệt ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam – nơi có tỷ lệ mắc sán lá gan nhỏ cao, để thay đổi thói quen ăn uống và vệ sinh cá nhân.

Nếu Quý khách có nhu cầu thăm khám, có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Kết luận

Sán lá gan nhỏ không chỉ ẩn mình trong các món ăn sống tái, mà còn có thể “ở ẩn” trong cơ thể mà không gây triệu chứng rõ ràng trong thời gian dài. Vì vậy, thay đổi thói quen ăn uống, nấu chín kỹ thực phẩm, tẩy giun định kỳ và khám sức khỏe khi có dấu hiệu bất thường là những bước đơn giản nhưng thiết yếu để bảo vệ gan và sức khỏe lâu dài cho chính bạn và gia đình.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

216

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám