Thông tin về an toàn tiêm chủng trong tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19

Trần Hồng Nụ

20-07-2021

goole news
16

Tiêm vắc xin COVID-19 được xem là biện pháp hiệu quả và rẻ tiền nhất để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này trên toàn cầu. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, trong công tác tiêm chủng, đội ngũ y tế phải bảo an toàn tối đa cho người được tiêm, nhằm mục đích “tiêm đến đâu an toàn đến đó”. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số thông tin quan trọng liên quan đến vấn đề “An toàn tiêm chủng trong tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19”.

Tiêm vắc xin COVID-19 được xem là biện pháp hiệu quả và rẻ tiền nhất để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này trên toàn cầu. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, trong công tác tiêm chủng, đội ngũ y tế phải bảo an toàn tối đa cho người được tiêm, nhằm mục đích “tiêm đến đâu an toàn đến đó”. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số thông tin quan trọng liên quan đến vấn đề “An toàn tiêm chủng trong tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19”.

Hậu quả của việc tiêm chủng không an toàn

Tiêm chủng không an toàn để lạnh hậu quả nặng nề cho cả đối tượng tiêm và nhân viên y tế. Cụ thể:

Đối tượng được tiêm:

  • Vắc xin mất hiệu lực không tạo được MD
  • Gây tăng phản ứng phụ, trùng hợp
  • Áp xe, sốc nhiễm độc, Viêm dây thần kinh
  • Chấn thương, lây nhiễm bệnh do hủy BKT, vật sắc nhọn sai quy định
  • Không phòng được bệnh.
  • Để lại di chứng hoặc tử vong

Tiêm chủng không an toàn có thể gây hại cho cả đối tượng được tiêm và nhân viên y tế
Tiêm chủng không an toàn có thể gây hại cho cả đối tượng được tiêm và nhân viên y tế

Nhân viên Y tế:

  • Mất uy tín, danh dự của bản thân.
  • Phải bồi thường, chịu trách nhiệm trước những tổn thất gây ra cho khách hàng khi tiêm chủng không an toàn.
  • Để lại gánh nặng tâm lý.

Nguyên nhân tiêm chủng không an toàn?

Vắc xin không đảm bảo:

  • Pha hồi chỉnh không đúng
  • Sử dụng vắc xin sai
  • Vắc xin hết hạn
  • Vắc xin bị đông băng.
  • Sử dụng vắc xin quá thời gian pha hồi chỉnh

Chỉ định tiêm sai:

  • Khám sàng lọc không đúng: Không loại trừ các trường hợp tạm miễn hoãn, chống chỉ định
  • Tư vấn không đầy đủ: Không loại trừ các trường hợp tạm miễn hoãn, chống chỉ định
  • Chỉ định tiêm sai: Không thuộc lịch tiêm, không rà soát tiền sử mũi tiêm trước.

Xử lý sự cố bất lợi sau tiêm không đúng:

  • Phát hiện muộn
  • Xử trí không đúng

Kỹ thuật tiêm sai: Không đúng vị trí tiêm, liều lượng vắc xin và kỹ thuật tiêm.

Vị trí đúng để tiêm vắc xin COVID-19 là tại bắp
Vị trí đúng để tiêm vắc xin COVID-19 là tại bắp

Dụng cụ không vô khuẩn: 

  • Hấp sấy dụng cụ không đảm bảo
  • Bơm kim tiêm thủng, rách.
  • Xe tiêm bẩn.

Không sát khuẩn:

  • Sát khuẩn tay nhanh không đảm bảo
  • Sát khuẩn vị trí tiêm không đảm bảo

Phân loại rác sai:

  • Rác thải sinh hoạt
  • Rác thải Y tế
  • Vật sắc nhọn

Kiến thức kỹ thuật viên tiêm vắc xin chưa đảm bảo: Không nắm được liều lượng, đường dùng, lịch tiêm từng loại vắc xin.

Phân loại rác sai:

  • Rác thải sinh hoạt
  • Rác thải Y tế
  • Vật sắc nhọn

An toàn tiêm chủng là gì?

An toàn tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể người bằng dụng cụ thích hợp sao cho:

  • Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm
  • Không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm 
  • Không tạo chất thải nguy hại cho cộng đồng.

Việc đảm bảo an toàn tiêm chủng không chỉ bảo vệ sức khỏe cho đối tượng tiêm mà còn không tạo ra các chất thải nguy hại cho cộng đồng
Việc đảm bảo an toàn tiêm chủng không chỉ bảo vệ sức khỏe cho đối tượng tiêm mà còn không tạo ra các chất thải nguy hại cho cộng đồng

Cách đảm bảo an toàn tiêm chủng trong tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19

An toàn tiêm chủng bao gồm: Khám sàng lọc đúng, thực hành tiêm 5 đúng, phân loại rác thải đúng và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm đúng. Cụ thể:

Khám sàng lọc

Theo QĐ 2995/QĐ-BYT ngày 18/6/2021 để đảm bảo an toàn tiêm chủng trong khâu khám sàng lọc, nhân viên y tế phải xác định đúng chỉ định với từng đối tượng. Cụ thể:

  • Đối tượng chống chỉ định
  • Đối tượng trì hoãn tiêm
  • Đối tượng thận trọng và chuyển tiêm tại BV
  • Đối tượng được chỉ định tiêm

Tư vấn, hướng dẫn

Trước khi tiến hành tiêm chủng vắc xin phòng bệnh COVID-19, nhân viên y tế cần tư vấn cho người đăng ký tiêm tiêm về:

  • Lợi ích tiêm vắc xin: Phòng bệnh gì, loại vắc xin, liều lượng, đường dùng, vị trí tiêm
  • Các phản ứng có thể gặp phải sau tiêm: tại chỗ, toàn thân
  • Hướng dẫn theo dõi, chăm sóc các phản ứng thông thường và xử trí tại nhà khi xảy ra tai biến nặng
  • Trong 3 ngày đầu sau tiêm:Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24, không uống rượu bia và các chất kích thích
  • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ
  • Sưng đau, đỏ, nổi cục tại chỗ tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay
  • Không chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Chỉ định tiêm

Khi chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19, nhân viên y tế cần:

  • Nắm được lịch tiêm chủng với từng loại vắc xin
  • Khai thác được tiền sử tiêm vắc xin của người được tiêm: Các vắc xin đã tiêm trong 14 ngày, mũi tiêm vắc xin COVID-19 trước đó
  • Chỉ định tiêm đúng đối tượng, đúng độ tuổi

Nhân viên y tế cần chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID 19 đúng đối tượng
Nhân viên y tế cần chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID 19 đúng đối tượng

Thực hành tiêm

Đảm bảo vô khuẩn:

  • Xe tiêm sạch
  • Dụng cụ vô khuẩn
  • Sát khuẩn tay nhanh đúng quy định
  • Sát khuẩn vị trí tiêm đúng quy định

Thực hiện 5 đúng:

  • Đúng người
  • Đúng thuốc
  • Đúng liều
  • Đúng đường dung
  • Đúng thời gian

Phân loại rác đúng quy định.

Công tác vô khuẩn

Chuẩn bị đủ dụng cụ vô khuẩn: Bông, panh, trụ cắm panh, bơm kim tiêm, khay quả đậu.

Sát khuẩn: Gồm sát khuẩn tay nhanh, sát khuẩn vị trí tiêm.

Sắp xếp xe tiêm

Tầng trên:

  • 01 hộp bông cồn
  • 01hộp bông khô
  • Hộp chống sốc có đủ cơ số, còn HSD
  • Pank cắm vào trụ 
  • 01 khay vô khuẩn
  • 01 khay sạch
  • Chai cồn
  • Bảng nhắc

Tầng dưới:

  • Bơm kim tiêm vô khuẩn
  • Bông vô khuẩn
  • Bút viết
  • Rổ để sổ tiêm chủng
  • Dung dịch sát khuẩn tay nhanh  (có thể treo tại thành xe tiêm)

Cạnh xe tiêm:

  • Ghế để phích vắc xin
  • Hộp an toàn
  • Thùng đựng rác: Thùng đựng rác thải thông thường, thùng đựng rác thải y tế, hộp đựng vỏ lọ vắc xin

Xe tiêm cần được sắp xếp vận dụng ngăn nắp, hợp lý theo từng tầng
Xe tiêm cần được sắp xếp vận dụng ngăn nắp, hợp lý theo từng tầng

Phân loại rác thải

Hộp an toàn: Kim tiêm, bơm tiêm liền kim sau sử dụng thải bỏ và các chất thải lây nhiễm sắc nhọn khác (nếu có)

Túi/thùng đựng chất thải lây nhiễm:

  • Bông, băng dính máu
  • Vỏ lọ vắc xin đã dùng hết
  • Lọ đựng vắc xin thừa thải bỏ
  • Khẩu trang, găng tay, trang phục bảo hộ cá nhân thải bỏ (nếu có) 
  • Các chất thải lây nhiễm không sắc nhọn khác:

Khắc phục hậu quả ảnh hưởng đến đối tượng tiêm chủng

Bảo quản vắc xin trong phích đựng vắc xin:

  • BTL trước khi bảo quản phải để trong ngăn đá tủ lạnh ít nhất 24h.
  • Rã đông đến khi nghe thấy tiếng óc ách, lau khô BTL sau rã đông.
  • Vắc xin để trong  phích vắc xin không được tiếp xúc trực tiếp với BTL
  • 1 phích VX có 2 nhiệt kế hoạt động tốt để cùng VX
  • Miếng xốp chỉ để cài lọ VX đang sử dụng.
  • Không cần thiết đậy nắp phích VX trong buổi tiêm chủng.

Đảm bảo kỹ thuật thực hành tiêm an toàn:

  • Hướng dẫn, tư vấn đầy đủ các phản ứng sau tiêm chủng, cách theo dõi và chăm sóc tại nhà 28 ngày đặc biệt 7 ngày đầu
  • Nâng cao kiến thức, rèn luyện thực hành qua tập huấn, thực tiễn về tiêm an toàn và kiểm soát nhiễm khuẩn.

Nhân viên y tế cần hướng dẫn, tư vấn đầy đủ các phản ứng sau tiêm chủng đầy đủ cho người được tiêm
Nhân viên y tế cần hướng dẫn, tư vấn đầy đủ các phản ứng sau tiêm chủng đầy đủ cho người được tiêm

Phòng và xử trí các phản ứng sau tiêm hiệu quả:

Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng xử trí cấp cứu (Văn bản số 5488/BYT-KCB ngày 9/7/2021) 

Xử trí tại chỗ:

  • Hộp thuốc chống sốc theo qui định tại Thông tư 51/TT-BYT ngày 29/12/2017.
  • Chuẩn bị sẵn 01 Bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml (rút sẵn 1ml thuốc Adrenalin 1mg/1ml vào bơm tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp). Kết thúc buổi tiêm chủng nếu không sử dụng hủy bỏ

Đội cấp cứu lưu động: 

  • Sẵn sàng hỗ trợ các điểm tiêm chủng
  • Thời gian tiếp cận điểm tiêm chủng dưới 10 phút.

Thực hành tiêm vô khuẩn: Sử dụng dụng cụ đã tiệt khuẩn, vệ sinh xe tiêm, vệ sinh bàn tay theo quy định, sát trùng đúng kĩ thuật tại vị trí tiêm, sử dụng kim tiêm còn hạn sử dụng, không chạm vào BKT và không để bơm kim tiêm chạm vào bất cứ đâu, không đậy nắp kim khi đã sử dụng.

Sử dụng hộp an toàn:

  • B1: Sau khi tiêm, bỏ ngay bơm kim tiêm vào hộp an toàn.
  • B2: Khi đã bỏ đầy bơm kim tiêm đến đường phân cách thì không cho thêm vào nữa.
  • B3: Khi hộp an toàn đầy thì đậy nắp hộp thật chắc chắn.
  • B4: Hủy bỏ hộp an toàn ngay hoặc để ở nơi an toàn. Giữ hộp khô ráo, ghi lại số hộp an toàn trước khi hủy bỏ.

Vừa rồi là các thông tin liên quan đến vấn đề “An toàn tiêm chủng trong tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19”. Việc nắm rõ được nội dung trong bài viết này sẽ giúp nhân viên y tế thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc tiêm vắc xin đẩy lùi đại dịch toàn cầu.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,262

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám