Tiêu xương răng là gì? Tại sao trồng răng Implant là cách điều trị hiệu quả nhất?

Ngọc Anh

22-07-2025

goole news
16

Tiêu xương răng là bệnh lý nguy hiểm nhưng không hiếm gặp trên lâm sàng. Nhiều người chủ quan với các dấu hiệu ban đầu, không điều trị sớm khiến răng tiêu biến dần, gây ra các biến chứng như khớp cắn bị lệch, lệch mặt, khó ăn uống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. 

Bệnh tiêu xương răng là gì?

Bệnh tiêu xương răng hàm (còn gọi là tiêu xương ổ răng, teo xương hàm) là tình trạng xương ổ răng và phần xung quanh xương ổ răng bị suy giảm về mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích. Đây là một bệnh lý răng miệng nghiêm trọng xảy ra khi mất răng làm suy giảm khối lượng xương ổ răng và cấu trúc xương hàm.

Các bác sĩ chuyên khoa cho hay xét dưới góc độ y học, xương ổ răng dễ bị tiêu hõm do xương ổ khá mềm chỉ là tổ chức muối khoáng sinh học nên dễ bị tiêu khi vi khuẩn tấn công hoặc có khoảng rỗng. 

Hiện tượng này có thể xuất hiện ở cả hàm trên và hàm dưới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc khuôn mặt và khớp cắn. Lúc đầu, tiêu xương hàm chỉ xuất hiện ở một vị trí trên cung hàm, nhưng lâu dần sẽ tiến triển nặng hơn và lan sang các vùng xương kế cận.

Minh hoạ hình ảnh chân răng đang bị tiêu dần xương

Minh hoạ hình ảnh chân răng đang bị tiêu dần xương

Tiêu xương có nguy hiểm không?

Có. Bệnh tiêu xương răng là một bệnh lý nghiêm trọng và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng nguy hiểm bao gồm:

  • Tụt nướu: Tiêu xương chân răng khiến chiều cao và độ rộng thành xương giảm, nướu bị tụt thấp. Đồng thời, bờ nướu mỏng dần, lộ ra phần chân răng khiến vi khuẩn tấn công mạnh mẽ vào chân răng và nướu khiến khoảng nướu bị tiêu xương càng ngàng càng trũng sâu.
  • Di răng: Các răng trên và kề cận vùng tiêu xương dần di chuyển sang vị trí kế cận làm cả hàm bị xô lệch, mất thẩm mỹ và yếu hơn bình thường. 
  • Tiêu xương cả hàm trên hàm dưới: Một trong các biến chứng nghiêm trọng nhất của răng bị tiêu xương là tiêu xương hàm tức cả hàm trên và hàm dưới bị tiêu xương, kích thước hàm bị thay đổi. Điều này thường gặp ở những người bị mất nhiều răng hoặc mất răng hoàn toàn, phải mang răng giả toàn hàm hoặc đeo cầu răng. 
  • Răng dễ bị lung lay: Răng bị tiêu và sụp xuống sẽ làm cho chân răng bị lệch sang phần trống của xương bị mất, theo đó, các răng bên cạnh sẽ bị xô lệch và dễ lung lay
  • Ăn nhai khó khăn: Xô lệch, mất răng sẽ làm quai hàm trũng và hệ quả là bệnh nhân bị lệch khớp cắn giữa hai hàm, lực cắn không đủ để ăn uống. Sự suy giảm chức năng nhai nuốt này có thể khiến bệnh nhân ăn không ngon miệng, sụt cân.
  • Móm và già nua sớm: Xương hàm bị tiêu biến, nướu răng bị thu nhỏ lại làm má hóp vào trong, ảnh hưởng đến sự hài hoà về các bộ má, mũi và cằm trên cơ thể. Khuôn mặt của bạn có xu hướng già nua, kém sắc hơn. 
  • Gặp nhiều khó khăn cho việc tạo hình răng: Việc nhiều răng không nằm ở đúng vị trí, lợi bị tiêu xương trũng xuống gây bất lợi cho việc trồng răng

Tiêu xương có thể làm cho răng lung lay dần

Tiêu xương có thể làm cho răng lung lay dần

Dấu hiệu của bệnh tiêu xương răng là gì?

Nếu các xương ở hàm bắt đầu tiêu đi, bạn sẽ cảm nhận được các triệu chứng điển hình như sau:

Xương vùng bị mất răng về kích thước hoặc chiều cao

Nếu đã bị mất răng nhưng chưa trồng lại răng mới, khi soi gương bạn sẽ thấy xương vùng mất răng vẫn được bao phủ bởi mô lợi nhưng bị thu hẹp hơn về chiều cao và chiều trong ngoài. Với các ca tiêu xương nặng, bạn sẽ sờ thấy một gờ xương nhô cao ở vùng giữa sống hàm, hai phía trong và ngoài thì thấp hơn. 

Nếu nhìn theo chiều trên dưới, chúng ta sẽ thấy vùng xương bị mất răng thấp xuống tạo thành một lõm trũng sâu so với vùng xương hàm kế cận

Xoang hàm hạ thấp ở vùng mất răng

Khi chụp X Quang, bác sĩ có thể quan sát rõ ràng trên phim chụp sự hạ thấp của xoang hàm và hơn ở vị trí răng bị mất. Sự tiêu xương chân răng này sẽ tạo ra khoảng trống và thay đổi cấu trúc bên trong xương hàm, ảnh hưởng đến việc cấy ghép implant sau này.

Nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng

Nướu bị viêm nhiễm, sưng tấy là hệ quả sau khi răng bị tiêu xương. Bởi tiêu xương sẽ tạo ra các khoảng trống tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nướu.

Lúc này, nướu sẽ có màu đỏ bất thường và bạn hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc ăn nhai. 

Nướu sưng đỏ là một trong các dấu hiệu của tiêu xương

Nướu sưng đỏ là một trong các dấu hiệu của tiêu xương

Tụt lợi hoặc thấy răng trở nên dài

Như đã giải thích ở trên, tiêu xương khiến chúng ta dễ bị tụt lợi, chân răng bị lộ ra nên trông dài hơn bình thường. Khi đó, khoảng cách giữa các răng có thể tăng lên và bạn sẽ cảm thấy ê buốt chân răng thường xuyên. 

Răng lung lay, đau dần khi nhai

Răng bị lung lay, không còn vững chắc là một trong các dấu hiệu đặc trưng của tiêu xương răng do mô xương còn lại không đủ để nâng đỡ răng. Đây cũng là lý do vì sao bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức và ê buốt khi ăn uống. 

Thay đổi thẩm mỹ khuôn mặt

Chân răng bị tiêu khiến xương hàm không còn khả năng nâng đỡ các cơ trên khuôn mặt. Do đó, gương mặt có sự thay đổi rõ rệt như:

  • Mặt bị hóp, móm, méo mó
  • Phần má hóp lại gây móm, da nhăn nheo và chảy xệ
  • Thay đổi tỷ lệ khuôn mặt làm mất cân đối

Mất răng có thể là điểm trừ về ngoại hình cho người bệnh

Mất răng có thể là điểm trừ về ngoại hình cho người bệnh

Nguyên nhân bệnh tiêu xương răng 

Có hai nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương răng, có thể kể đến như sau:

  • Bị tiêu xương không do mất răng: Chân răng bị tiêu xương thường xuất phát từ tình trạng cao răng tích tụ lâu ngày, ăn sâu xuống dưới nướu. Điều này sẽ làm nướu bị tổn thương, gây đứt dây chằng nha chu. Đồng thời, theo thời gian, vi khuẩn tấn công chân răng sẽ phá huỷ xương chân răng và gây tiêu xương
  • Bị tiêu xương do mất răng: Bất thường này thường xảy ra khi người bệnh nhổ răng. Bởi sau khi khi nhổ, khu vực mất răng sẽ hình thành các cục máu đông và cơ thể bắt đầu khởi động cơ chế tự lành vết thương. Sau khi cục máu đông tan dần hình thành các mô hạt và xương. Tuy nhiên, khoảng trống và chân răng trước để lại trong xương răng sẽ khiến xương răng sau bị sụt, tiêu thấp xuống và nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Quá trình tiêu xương diễn ra như thế nào?

Thông thường, quá trình tiêu xương sẽ diễn ra theo hai chiều ngang hoặc chiều dọc. Với tiêu xương theo chiều ngang, khi chân răng mất đi, độ rộng xương hàm của khu vực đó bị giảm. Theo đó, xương hàm sẽ co lại dần về phía trong. 

Đối với tiêu xương theo chiều dọc, chiều cao xương hàm giảm dần là nguyên nhân chính khiến ổ răng bị tiêu biến theo thời gian. Các nha sĩ cho hay quá trình tiêu xương sẽ diễn ra rất âm thầm và kéo dài nhiều năm nên cách tốt nhất để phòng tránh là bạn nên đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ. 

Nếu không kiểm soát kịp thời, trung bình trong 6 tháng răng có thể tiêu 3,8mm theo chiều ngang và 1mm theo chiều dọc, tiêu thêm 29 - 63% theo chiều ngang và 11 - 22% theo chiều dọc theo thời gian. 

Cách chữa tiêu xương răng

Cách tốt nhất để phòng tránh và điều trị tiêu xương răng là giữ vệ sinh răng miệng thật tốt. Bạn phải lấy cao răng định kỳ và đi khám nha khoa ít nhất 2 lần/ năm để phát hiện các biểu hiện bất thường kịp thời. 

Với các trường hợp đã mất răng thì cách chữa trị đang được áp dụng rộng rãi là cấy ghép răng Implant. Đây là giải pháp hữu hiệu dành cho số đông, kể cả những người bị tiêu xương hàm, tụt nướu vẫn có thể tiến hành trồng răng Implant bình thường.

Các bác sĩ sẽ trồng răng giả vào vị trí tiêu xương để hỗ trợ hàm duy trì chịu lực nhai. Theo đó, xương hàm sẽ được kích thích phát triển và duy trì mật độ xương ở mức ổn định, làm chậm quá trình tiêu hàm. Chân răng Implant hoàn toàn có thể thay thế chân răng thật đã mất chức năng nên có thể phòng ngừa được bệnh tiêu xương hàm và các biến chứng khác do mất răng gây ra.

Có thể nói, tiêu xương răng là bệnh lý răng hàm mặt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tổng thể và nhịp sinh hoạt, làm việc của mỗi chúng ta. Để chủ động phòng ngừa các biến chứng do tiêu xương gây ra, bạn nên giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đi thăm khám nha khoa định kỳ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

18

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp
19001806 Đặt lịch khám