Amidan là cơ quan nhỏ nằm phía sau cổ họng, sở hữu nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể con người. Những thông tin mà bài viết của BVĐK Phương Đông sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về cấu tạo, chức năng và một số bệnh thường gặp của amidan cực kỳ hữu ích cho bạn.
Thông tin tổng quan về amidan
Amidan là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể nằm ở phía dưới niêm mạc hầu, ngay 2 bên thành họng. Chúng chính là một phần của quan trọng hệ bạch huyết, đóng nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của con người.
Mỗi amidan sẽ bao gồm các mô tương tự giống với hạch bạch huyết đồng thời được bao phủ bởi một lớp niêm mạc màu hồng. Chạy qua lớp niêm mạc này chính là các hố, còn được gọi là crypts.
Bạn có thể nhìn thấy một phần của amidan bằng cách mở rộng miệng ra và nhìn vào trong gương. Chúng chính là mô mềm hiện diện ở hai bên thành họng, ngay phía sau miệng.
Cấu tạo của amidan bao gồm 4 khối chính được sắp xếp xung quanh cửa hầu, tạo thành một vòng bạch huyết kín gọi là vòng Waldayer. Các khối ấy bao gồm: Amidan vòm, amidan vòi, amidan lưỡi và amidan khẩu cái.
- Amidan vòm: Amidan vòm là một khối hình tam giác nằm tại vòm họng, có thể phát triển theo thành sau của họng mũi. Đây cũng chính là hạch bạch huyết lớn nhất của cơ thể con người, nằm ở vị trí cửa ngõ ra vào của hầu họng và không được bao phủ bởi một lớp biểu mô phía trên. Chính vì thế mà khối amidan này rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại.
- Amidan vòi: Đây là khối amidan có ít tổ chức lympho nhất, bao gồm 2 phần chia đều cho 2 bên trái – phải ở quanh lỗ vòi tai và ngayphía dưới vòi Eustache.
- Amidan khẩu cái: Khối amidan này bao gồm 2 khối hình ô van có màu hồng với kích thước to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào từng độ tuổi. Đây cũng chính là amidan lớn nhất ở trong vòng bạch huyết Waldayer và là phần duy nhất của amidan mà bạn có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường có sự hỗ trợ của đèn soi. Về cấu trúc, amidan khẩu cái bao gồm 2 trụ trước và trụ sau, bề mặt của nó gồm nhiều hốc sâu, được bao phủ bởi 1 lớp biểu mô ở phía trên.
- Amidan lưỡi: Khối amidan này nằm ngay đáy lưỡi. Tương tự như amidan vòi, đây cũng là nơi tập trung rất ít các tế bào lympho do đó thường ít được chú ý trong vòng bạch huyết Waldayer.
Về cấu tạo, amidan có bao gồm 3 lớp từ ngoài vào bên trong. Cụ thể:
- Biểu mô phủ: Là lớp biểu mô nằm phía trên bề mặt của amidan đảm nhiệm chức năng che chắn cũng như bảo vệ và loại bỏ các tác nhân gây hại bám ở trên bề mặt amidan.
- Mô liên kết: Các mô liên kết của amidan nằm liền kề phía bên dưới của lớp biểu mô phủ. Lớp này rất mỏng và chứa nhiều mạch máu giúp nuôi dưỡng amidan.
- Hạch bạch huyết: Đây là lớp bên trong cùng của amidan, cũng được cho là phần quan trọng nhất. Hạch bạch huyết đảm nhiệm chức năng tiết ra các Immunoglobulin. Immunoglobulin. Đây đều là các kháng thể tự nhiên có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Vị trí của amidan
Nói một cách dễ hiểu nhất thì amidan nằm bên trong họng. Chi tiết hơn, mỗi khối cấu tạo nên bộ phận này nằm ở mỗi vị trí khác nhau. Cụ thể:
- Amidan vòm: Nằm trong lớp niêm mạc của nóc vòm và thành sau của vòm mũi họng, phía bên trên lưỡi gà và sau mũi.
- Amidan khẩu cái: Nằm bên trong hốc amidan, có lớp vỏ bọc phân cách với các tổ chức khác phía trong họng.
- Amidan lưỡi: Nằm dưới đáy lưỡi, ngay phía sau V lưỡi.
- Amidan vòi: Nằm ở hố Rosenmuler, quanh lỗ vòi Eustacchi.
Chức năng của amidan
Amidan mặc dù là cơ quan nhỏ nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì khả năng miễn dịch. Chức năng chính của nó chính là tiết ra các lympho bào và kháng thể giúp cơ thể có thể chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại.
Đáng chú ý, Amidan có chứa tế bào B – một loại tế bào bạch cầu có chức năng chống lại nhiễm trùng. Bên cạnh đó nó cũng giúp sản xuất ra các kháng thể để chống lại bệnh cúm, viêm phổi do liên cầu khuẩn gây ra; bệnh bại liệt cùng các bệnh nhiễm trùng khác. Kháng thể là protein sẽ giúp cơ thể con người có thể xác định, đồng thời tấn công các tác nhân gây hại.
Ngoài ra, amidan cũng chứa một số loại tế bào T có tên gọi khác là tế bào bạch cầu. Chúng có khả năng tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus, từ đó giúp cơ thể xây dựng được khả năng miễn dịch với khá nhiều tác nhân truyền nhiễm.
Khối amidan vòm có chức năng chính trong việc nhận diện vi khuẩn. Bên cạnh đó nó cũng sở hữu khả năng tạo kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn trong trường hợp chúng tái xâm nhập.
Khi bạn hít vào, trước khi đi không khí vào phổi sẽ tiếp xúc với amidan vòm. Vi khuẩn tồn tại trong không khí lúc đó sẽ bám vào bề mặt tiếp xúc tương đối rộng của cơ quan này. Các tế bào bạch cầu tại đây sẽ có nhiệm vụ bắt giữ, nhận diện vi khuẩn nhằm tạo ra kháng thể. Tiếp đó, kháng thể được tạo ra tại amidan vòm sẽ được nhân lên và đưa đi khắp cơ thể, tuy nhiên tập trung nhiều nhất là ở vùng mũi họng. Điều này đã giúp cơ thể tạo miễn dịch tại chỗ để chống lại sự tái nhiễm của vi khuẩn.
Có thể thấy rằng, amidan đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp trên. Do vậy chúng ta cần bảo vệ nó một cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Các bệnh thường gặp tại amidan
Amidan là bộ phận nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây hại. Một số bệnh lý liên quan đến amidan bao gồm: viêm amidan, áp xe peritonsillar và nghiêm trọng nhất là ung thư amidan.
1. Viêm amidan
Viêm amidan là hiện tượng các khối amidan bị phản ứng viêm tấn công gây sưng, phì đại. Đa số các trường hợp mắc bệnh lý này là do nhiễm trùng.
Amidan bình thường và amidan bị viêm
Đau họng là một trong những triệu chứng điển hình nhất của viêm amidan, ngoài ra người bệnh còn có thể gặp các biểu hiện khác đi kèm như:
- Ho.
- Sốt cao trên 39°C.
- Đau đầu.
- Đau khi nuốt.
- Mệt mỏi.
- Buồn nôn.
Bên cạnh đó, mủ cũng có thể xuất hiện dưới dạng các đốm trắng ở ngay phía trên amidan mở rộng. Các triệu chứng lúc này sẽ trở nên tồi tệ hơn sau khoảng 2 – 3 ngày và sau đó sẽ từ từ biến mất, tuy nhiên cũng sẽ kéo dài khoảng 1 tuần. Đáng chú ý, bệnh viêm amidan nếu không can thiệp sớm cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
2. Áp xe peritonsillar
Áp xe peritonsillar còn được gọi với tên khác là Quinsy. Đây là một tình trạng xuất hiện khi có khối áp xe phát triển bên cạnh amidan. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này thường là do nhiễm khuẩn.
Áp xe peritonsillar thường chỉ phát triển một bên. Bệnh thường xuất hiện sau đợt viêm nhưng trong nhiều trường hợp có thể tự phát sinh mà không rõ nguyên nhân. Amidan ở bên bị ảnh hưởng có nhiều dấu hiệu bất thường, trong đó có sưng to.
Áp xe peritonsillar thường sẽ bị đẩy về đường giữa trong trường hợp khối áp xe bên cạnh amidan ngày càng lớn kên và có mủ hình thành. Tình trạng này gây đau đớn và gây mệt mỏi toàn thân cho người bệnh. Thông thường, áp xe peritonsillar sẽ được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên nhiều trường hợp cũng cần cần kết hợp dẫn lưu mủ ra ngoài bằng các thủ thuật y tế khác.
3. Ung thư amidan
Mặc dù ung thư amidan là một dạng bệnh hiếp gặp nhưng bạn cũng nên cẩn trọng với tình trạng này. Bởi nó hoàn toàn có thể đe dọa đến cả tính mạng nếu không được phát hiện can thiệp kịp thời và đúng cách. Ung thư amidan thường phổ biến hơn ở những người uống nhiều rượu bia hoặc thường xuyên hút thuốc.
Một số vấn đề cần lưu ý về amidan
Để tránh những bệnh lý về amidan khởi phát, bạn cần áp dụng đồng thời các biện pháp đơn giản, hiệu quả như sau:
- Tránh hút thuốc lá.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.
- Giảm ăn các loại đồ ăn cay nóng, dễ gây kích ứng, viêm sưng niêm mạc amidan.
- Chú ý đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập.
- Che chắn và bảo vệ cổ họng cẩn thận khi ra đường, nhất là vào mùa lạnh.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng nước muối loãng để súc miệng hằng ngày giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại trú ngụ trong vòm họng.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung đầy đủ, đa dạng dưỡng chất. Chú trọng bổ sung nhiều vitamin C từ các nhóm thực phẩm lành mạnh.
- Thăm khám, kiểm tra răng miệng và tai mũi họng định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.
Như vậy có thể thấy amidan là cơ quan nằm trong vòm họng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý viêm nhiễm. Do vậy bạn nên bảo vệ bộ phận này một cách hiệu quả, nhất là hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Hãy liên hệ bác sĩ ngay theo hotline 19001806 nếu như phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm amidan, áp xe peritonsillar hay ung thư amidan.