Trẻ chậm nói: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Đào Thị Huyền

09-02-2021

goole news
16

Hiện nay, nhiều phụ huynh cảm thấy khó khăn trong việc đánh giá tình trạng trẻ chậm nói. Điều đáng lo ngại là trong một số trường hợp việc trẻ bị chậm nói có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Bài viết sau đây Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ cung cấp các thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị chứng bệnh này. 

Thế nào là chậm nói ở trẻ?

Con người thường giao tiếp với nhau nhờ các thông điệp truyền bằng âm thanh tạo ra lời nói. Do đó biết nói là dấu mốc quan trọng đánh dấu một sự trưởng thành ở trẻ. Bệnh chậm nói ở trẻ em là hiện tượng rối loạn lời nói với nhiều biểu hiện khác nhau như: Phát âm không rõ ràng, nói ngọng, nói lắp, khiến người lớn rất khó để hiểu. 

Trẻ chậm nói thường có tốc độ phát triển khả năng ngôn ngữ chậm hơn so với những bé cùng độ tuổi

Trẻ chậm nói thường có tốc độ phát triển khả năng ngôn ngữ chậm hơn so với những bé cùng độ tuổi

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết, trẻ bị chậm nói thường có tốc độ phát triển khả năng ngôn ngữ chậm hơn so với các bé cùng trang lứa. Thống kê cho thấy chậm nói là dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ hiện nay. Tỷ lệ trẻ em bị chậm nói cao hơn nhiều so với các chậm phát triển về nhận thức, cảm xúc và thị lực. 

Khả năng ngôn ngữ của bé được sử dụng như một “thước đo” về sự thông minh nên các bậc cha mẹ thường khá lo lắng khi thấy con mình chậm nói hơn so với các bạn cùng tuổi. 

Nguyên nhân trẻ chậm nói

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói có thể do yếu tố bệnh lý hoặc tâm lý. Vì thế để có phương hướng điều trị hiệu quả việc làm rõ nguyên nhân là hết sức cần thiết. Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân bé chậm nói được Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tư vấn.

Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ chậm nói nguyên nhân bệnh lý cần được cha mẹ chú ý, theo dõi và đưa tới cơ sở y tế để được khám. Từ đó có phương án xử trí phù hợp, khắc phục tình trạng chậm nói. Hiện nay có 2 nguyên nhân bệnh lý có thể dẫn tới tình trạng các bé bị chậm nói như sau.

Hở hàm ếch là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói

Hở hàm ếch là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói

  • Bệnh lý thực thể: Hở hàm ếch và thắng lưỡi ngắn là những nguyên nhân hàng đầu khiến các bé bị chậm nói, nói không rõ âm, tiếng khiến cha mẹ không hiểu. Thắng lưỡi ngắn bất thường có thể ảnh hưởng tới việc phát âm của bé và gây ra tình trạng chậm nói. 
  • Bệnh lý về thính giác: Một trong những lý do bé chậm nói thường được nhắc tới đó là do bé mắc một số bệnh lý liên quan tới thính giác. Cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để kiểm tra thính lực khi nghi ngờ khả năng phát âm của con em mình. 

Nguyên nhân tâm lý

Trẻ bị chậm nói vì sao, các nguyên nhân từ yếu tố tâm lý cũng cần được cha mẹ chú ý. Khi bé đang ở giai đoạn nhận thức xung quanh, trẻ bị bỏ rơi, không nhận được sự quan tâm của bố mẹ hoặc bé phải chịu đựng cú sốc gây ảnh hưởng tới tâm lý là những nguyên  nhân khiến cho bé mắc chứng chậm nói. 

Bên cạnh đó các bé sinh non, sinh thiếu tháng cũng có nguy cơ bị chậm phát triển, trong đó có chậm phát triển ngôn ngữ. 

Bệnh tự kỷ

Bệnh tử kỷ cũng gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ em

Bệnh tử kỷ cũng gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ em

Trẻ bị chậm nói vì sao, bệnh tử kỷ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ. Do vậy khi em bé bị chậm nói thì cũng có thể con đang mắc chứng tự kỷ. Chứng bệnh này thường khiến bé không muốn giao tiếp với mọi thứ xung quanh. 

Dấu hiệu cảnh báo bé chậm nói

Nhận biết dấu hiệu bé chậm nói giúp cho các bậc cha mẹ sớm có phương án xử trí kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu tới khả năng ngôn ngữ của bé sau này. Một số biểu hiện như sau. 

Trẻ từ 3 - 4 tháng tuổi chậm nói

Các bé từ 3 - 4 tháng tuổi bị chậm nói thường có những biểu hiện như sau.

  • Bé không đáp ứng với tiếng động, kể cả là tiếng động mạnh. 
  • Bé không phát ra tiếng âm thanh gừ gừ. 
  • Khi được 4 tháng tuổi bé không biết bắt chước các âm thanh xung quanh. 

Dấu hiệu Trẻ 7 tháng tuổi chậm nói

Dấu hiệu bé chậm nói ở giai đoạn 7 tháng tuổi cha mẹ cần hết sức lưu ý. Ở giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi bé bắt đầu phát ra các âm thanh không rõ tiếng như gừ gừ. Tuy nhiên với các bé bị chậm nói thì hoàn toàn không phát ra các tiếng này, thậm chí bé 7 tháng tuổi không hề có phản ứng với tiếng động mạnh hoặc các âm thanh xung quanh. 

Dấu hiệu Trẻ 12 tháng tuổi chậm nói

Dấu hiệu nhận biết bé chậm nói ở thời điểm 12 tháng tuổi đã rõ ràng hơn so với các giai đoạn trước đó. Các bác sĩ cho biết em bé bị chậm nói ở thời kỳ này thường có những biểu hiện như sau:

Trẻ 12 tháng tuổi chậm nói thường ít giao tiếp với người khác

Trẻ 12 tháng tuổi chậm nói thường ít giao tiếp với người khác

  • Bé không giao tiếp với người khác, trong khi các bé bằng tuổi có thể sử dụng âm thanh, lời nói hoặc cử chỉ ngay cả khi bé mong muốn điều gì đó. 
  • Em bé không biết nói bất kỳ từ nào như “ba”, “bà” hoặc “mẹ”. Bên cạnh đó trẻ cũng không bi bô và không phát ra các phụ âm đơn giản như “b” hay “p”
  • Một trong những biểu hiện bé chậm nói khi đã đạt 12 tháng là trẻ không biết thực hiện các động tác đơn giản như vẫy chào tạm biệt, chỉ tay vào đồ chơi bé thích, muốn hay lắc đầu nói không. 
  • Ngoài ra, bé thường không có phản ứng khi được ai đó gọi tên hay trêu đùa. 
  • Bé không hiểu, không có hành động hay phản ứng gì với các từ đơn giản như “chào bé”, “bai bai”,...

Dấu hiệu Trẻ 16 tháng chậm nói

Trả lời cho câu hỏi bé chậm nói có biểu hiện gì, với các bé 16 tháng tuổi, các dấu hiệu để nhận biết thường là:

  • Em bé không hiểu và không có phản ứng với các từ như “dậy nào”, “không”,...
  • Trẻ không nói được bất kỳ một từ ngữ nào và không chỉ vào các đồ vật khi được hỏi. 
  • Trẻ nhỏ không biết chỉ vào các đồ chơi mình thích khi muốn diễn đạt.

Dấu hiệu Trẻ 18 tháng tuổi chậm nói

Dấu hiệu của trẻ chậm nói khi ở giai đoạn đạt 18 tháng tuổi là chưa nói được 6 từ ngữ bất kỳ. Bé cũng không thể chỉ vào các bộ phận của cơ thể như mắt, mũi, đầu,... khi được bố mẹ yêu cầu. Bên cạnh đó em bé cũng không cố gắng giao tiếp bằng bất cứ cách nào ngay cả khi bé cần được giúp đỡ. 

Dấu hiệu Trẻ 19 - 23 tháng tuổi chậm nói

Trẻ 27 tháng chậm nói hoặc những em bé trong độ tuổi từ 19 tới 23 tháng tuổi chậm nói thường không học thêm được các từ mới để tăng vốn từ của mình theo mỗi tuần. 

Dấu hiệu Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói

Em bé 24 tháng tuổi được xác định là bị chậm nói khi có một số các dấu hiệu sau đây:

Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói thường không nói được các câu đơn giản bằng 2 từ

Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói thường không nói được các câu đơn giản bằng 2 từ

  • Số lượng từ bé biết nói còn chưa tới 15 từ. 
  • Em bé không chủ động trong việc giao tiếp bằng lời nói mà thường chỉ nhại lại người lớn. 
  • Bé cũng không nói được các câu đơn giản, ngắn gọn bằng 2 từ như: Bà bế, ti mẹ.
  • Trẻ chỉ cố gắng sử dụng lời nói để giao tiếp với người lớn tuổi khi có việc khẩn cấp, đồng thời em bé không thể nói hay diễn đạt lại các câu dài và phức tạp hơn của cha mẹ. 

Dấu hiệu  Trẻ 25 – 35 tháng tuổi chậm nói

Biểu hiện bé chậm nói khi đạt 25 đến 35 tháng tuổi khá rõ ràng như sau:

  • Bé không thể nói được các câu ngắn chỉ từ 3 tới 4 từ.
  • Bé không nhớ những nội dung được nghe lặp đi lặp lại nhiều lần, ví dụ như những câu trong bài hát hay một đoạn quảng cáo chiếu trên tivi. 
  • Em bé không thể tự mình đặt ra các câu hỏi khi không có sự gợi ý hoặc khuyến khích từ bố hoặc mẹ. 
  • Khả năng diễn đạt của bé kém, nhiều khi người thân và bố mẹ nghe cũng không hiểu. 

Bé chậm nói khi đã được 3 tuổi

Em bé 3 tuổi được coi là chậm nói khi khó phát âm các từ dẫn tới việc người thân không hiểu trẻ muốn nói gì. Bé 3 tuổi vẫn ở trong tình trạng tập nói, không biết ghép các câu lại với nhau, ngại giao tiếp với các bé cùng trang lứa và thường xuyên bám lấy bố mẹ. 

Trẻ 4 tuổi chậm nói

Rất nhiều bố mẹ thắc mắc “trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không?”. Với các bé 4 tuổi bị chậm nói thì cha mẹ cần hết sức chú ý. Trẻ 4 tuổi chậm nói thường chưa phát âm các từ một cách rõ ràng. Ngoài ra bé cũng không thể sử dụng các đại từ nhân xưng đúng cách. 

Ở thời điểm này nếu em bé không thể nói rõ ràng thì có thể khẳng định là đã mắc chứng chậm nói ở trẻ nhỏ. 

Trẻ chậm nói đơn thuần có những biểu hiện gì?

Nghiên cứu cho thấy có khoảng ⅕ trẻ em hiện nay gặp phải vấn đề chậm nói hoặc chậm sử dụng từ ngữ. Trường hợp bé chậm nói đơn thuần có thể sớm được cải thiện nếu nhận được sự động viên và hỗ trợ từ cha mẹ. 

Để vượt qua được giai đoạn này, cha mẹ cần nghiên cứu và tìm ra các phương pháp dạy trẻ tập nói. Tiếp sau đó cần thử nghiệm một số phương pháp để tìm ra được cách phù hợp nhất với con mình. 

Cha mẹ cần nghiên cứu và áp dụng các phương pháp phù hợp để giúp con tập nói

Cha mẹ cần nghiên cứu và áp dụng các phương pháp phù hợp để giúp con tập nói

Ngoài ra cha mẹ cần chú ý tới các dấu hiệu “báo động” nguy cơ trẻ bị chậm nói như sau:

  • Từ 12 tháng tuổi trở lên nhưng bé chỉ sử dụng 1 từ hoặc ít từ để giao tiếp. 
  • Em bé 12 tháng tuổi chưa tập nói được các từ ngữ phổ biến như ba, bà,...
  • Trẻ 16 tháng tuổi chưa chủ động nói được một số từ đơn. 
  • Em bé 24 tháng tuổi trở lên nhưng chưa chủ động nói được câu có 2 từ và chỉ lặp lại những từ người lớn vừa nói. 
  • Ngoài ra các bé không có đầy đủ kỹ năng và khả năng giao tiếp cũng có nguy cơ là bé chậm nói. 

Trẻ chậm nói: Khi nào ba mẹ cần có biện pháp can thiệp?

Cách chữa chậm nói ở trẻ là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Bên cạnh các dạng chậm nói mang tính chất “đơn thuần” nói trên, bé chậm nói còn có thể đi kèm với các vấn đề kém phát triển bao gồm: Nhận thức, chậm giao tiếp, mất thính lực hay bị tự kỷ. 

Trường hợp bé gặp phải các vấn đề đi kèm nói trên hoặc tình trạng chậm nói của bé ngày một nghiêm trọng, không tiến triển sau thời gian cha mẹ đã áp dụng các cách tập nói thì cần tới sự trợ giúp của các chuyên gia y tế. Cha mẹ cần lưu ý các vấn đề khiếm khuyết nghiêm trọng ở trẻ thường không tự mất đi mà cần phải được can thiệp và xử trí bởi bác sĩ và chuyên gia y tế. 

Việc điều trị sớm sẽ giúp bé vượt qua mặc cảm và khó khăn trong giao tiếp trước khi đến tuổi đi học. Đây cũng là cách để tránh các gánh nặng tâm lý khác xảy ra với các bé.

Biện pháp chăm sóc và hướng dẫn phát triển ngôn ngữ ở trẻ tập nói

Cách khắc phục trẻ chậm nói là hãy đưa trẻ tới nơi vui chơi, giải trí, đông bạn bè, thăm khám bác sĩ hay quan tâm tới việc học hành của bé, cụ thể như sau:

Cha mẹ cần cho trẻ vui chơi với các bạn bè đồng trang lứa thường xuyên

Cha mẹ cần cho trẻ vui chơi với các bạn bè đồng trang lứa thường xuyên

  • Đưa bé tới nơi vui chơi giải trí, đông bạn bè: Việc cho bé vui chơi và giao lưu với những bạn bè cùng trang lứa là rất cần thiết. Khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với các bạn sẽ trở lên mạnh dạn và tự tin hơn. Đây cũng chính là điều kiện tốt để bé phát triển vốn ngôn ngữ của bản thân. 
  • Thăm khám bác sĩ: Cha mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân khiến bé chậm nói. Từ đó đưa ra được phương hướng điều trị phù hợp nhất với trường hợp của từng bé. 
  • Quan tâm, dạy bé học mỗi ngày: Với bé chậm nói việc được quan tâm và chăm sóc từ cha mẹ là vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần trò chuyện với con mỗi ngày bằng cả cử chỉ, hành động hay âm thanh để bé tiếp thu nhanh và hiệu quả hơn. 

Trẻ chậm nói là tình trạng cần được cha mẹ quan tâm và có biện pháp định hướng, dạy và cùng bé tập nói. Trường hợp chậm nói đi kèm với các vấn đề kém phát triển cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp can thiệp sớm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,182

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám