Nôn trớ là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, có biểu hiện thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ nhiều có thể khiến trẻ biếng ăn, từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng. Vậy trẻ sơ sinh hay bị trớ cần xử trí như thế nào? Mời cha mẹ theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị trớ
Nôn trớ sinh lý
Khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang và cơ thắt tâm vị còn yếu. Khi con ăn no sẽ gây ra tình trạng nôn trở. Khi con nôn trớ có thể do một số nguyên nhân sau:
- Ép bú quá mức
- Cho con bú không đúng tư thế
- Cho trẻ ăn quá nhiều
- Quấn tã quá chặn
- Mùi vị thức ăn không phù hợp
Nôn trớ bệnh lý:
Nôn trớ bệnh lý kèm theo một số triệu chứng khác như nôn có lẫn máu, co giật, đau bụng, chướng bụng...
Nôn trớ trong bệnh lý nội khoa:
Một số bệnh lý nội khoa gây ra triệu chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh như: Các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chảy, chậm nhu động ruột và viêm đường hô hấp trên...
Nôn trớ trong bệnh lý ngoại khoa:
Con bị nôn trớ do bị xoắn ruột, tắc ruột, do dị vật đường tiêu hóa...
Cho con ăn quá nhiều là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh hay bị trớ
Trẻ sơ sinh hay bị trớ có nguy hiểm không?
Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nôn trớ thường đi kèm với những dấu hiệu khác như:
- Con khóc thét khi đang bú
- Bụng chướng, đau quặn bụng, ưỡn bụng
- Rơi vào trạng thái lơ mơ, có hiện tượng co giật
- Mất nước, khô miệng
Khi xuất hiện những dấu hiệu này có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như thiếu canxi, tắc ruột, lồng ruột... Do vậy, cha mẹ không nên chủ quan, cần theo dõi biểu hiện, cân nặng của trẻ. Nếu con thường xuyên nôn trớ kèm triệu chứng trên cần cho con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Trẻ sơ sinh hay bị trớ khiến con mệt mỏi và mất nước
Trẻ sơ sinh hay bị trớ phải làm sao?
Không để trẻ sơ sinh nằm ngay sau khi bú sữa
Trẻ rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ. Lúc này nếu mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng nôn trớ rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé ăn xong, mẹ nên bế con đứng dậy và không nên cho con nằm ngay.
Cho bé bú đúng cách
Mẹ không nên cho bé bú quá nhiều, dạ dày căng lên sẽ khiến con bị nôn trớ. Mẹ có thể chia thành nhiều bữa và không nên ép con ăn cố. Mỗi lần bú cách nhau từ 2h. Nếu đang tập cho bé ăn dặm mẹ nên bắt đầu với số lượng ít sau đó mới tăng dần để thử sự thích ứng của con.
Cho bé bú đúng cách giúp trẻ sơ sinh không bị trớ sau ăn
Tư thế ngủ đúng cho bé
Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp con có giấc ngủ ngon hơn mà còn có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Khi con ngủ mẹ nên nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ, việc làm này giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên.
Không cho con tiếp xúc với khói thuốc lá
Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sự phát triển trẻ sơ sinh mà việc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé tăng tiết a-xít trong dạ dày nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến con hay bị trớ sau khi ăn. Vì vậy, mẹ nên cố gắng không để cho con tiếp xúc với môi trường khói thuốc độc hại này.
Nới lỏng quần áo
Thành bụng và dạ dày của của con hay bị chèn ép, dễ dồn nén khi cha mẹ mặc quần hay quấn tã bỉm quá chật. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ mặc càng thoáng càng tốt đặc biệt nên nới lỏng khu vực quanh bụng khi cho con ăn.
Trẻ sơ sinh hay bị trớ mẹ nên nới lỏng quần áo cho con khi ăn
Bổ sung canxi cho bé
Nôn trớ đi kèm với triệu chứng khó ngủ, hay vặn mình mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ không được cung cấp đủ lượng canxi. Trong trường hợp này, cha mẹ nên bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp con không bị nôn trớ.
Ngoài ra, để phòng tránh con bị trớ không bế xốc trẻ hoặc chơi đùa khi trẻ vừa ăn no.
Hàng ngày cha mẹ nên massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dày hạn chế nôn trớ. Massage theo đường khung đại tràng giúp bài tiết phân đều đặn, tăng nhu động ruột làm giảm chướng bụng và nôn trớ. Tránh cho các bữa ăn quá gần nhau với trẻ đủ tháng.
Hy vọng những cách xử lý trẻ sơ sinh hay bị trớ trên đây sẽ giúp mẹ yên tâm hơn khi cho con bú. Chúc mẹ thành công để bé không còn khó chịu, mệt mỏi vì hiện tượng nôn trớ này nữa nhé. Mọi thắc mắc mẹ cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 1806.