Trẻ sơ sinh mút tay: Nguyên nhân, cách phòng tránh

Đào Thị Huyền

20-03-2021

goole news
16

Trẻ sơ sinh mút tay là bản năng tự nhiên mà đứa trẻ nào cũng mắc phải. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang muốn truyền đạt một thông điệp nào đó đến cha mẹ, ví như: trẻ cảm thấy khó chịu, đói thậm chí là tự xoa dịu bản thân. Hãy cũng bệnh viện Phương Đông đi tìm nguyên nhân, cách phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh mút tay. 

Trẻ sơ sinh mút tay là bản năng tự nhiên mà đứa trẻ nào cũng mắc phải. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang muốn truyền đạt một thông điệp nào đó đến cha mẹ, ví như: trẻ cảm thấy khó chịu, đói thậm chí là tự xoa dịu bản thân. Hãy cũng bệnh viện Phương Đông đi tìm nguyên nhân, cách phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh mút tay. 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mút tay

Trẻ đói: Khi trẻ hay mút tay trong những tháng đầu tiên của cuộc đời có thể báo hiệu với bạn rằng con đang đói. Hầu hết các dấu hiệu đói của trẻ sơ sinh đều liên quan đến miệng. Ngoài ra, khi trẻ bặm miệng, bặm môi thì cũng là lúc chúng đã sẵn sàng ăn.

Tự làm dịu bản thân: Nhiều cha mẹ cũng có thể nhận thấy trẻ mút tay ngay cả khi con đang no, lúc này trẻ mút tay có thể là một dấu hiệu của việc tự xoa dịu bản thân. Trẻ nhỏ thường dễ bị ngủ gật khi bú mẹ, vì vậy trẻ có thể liên tưởng đến phản xạ mút tay với giai đoạn đầu của giấc ngủ, khi đó hành động này sẽ giúp trẻ làm dịu những cơn khó chịu.

Trẻ mọc răng: Từ tháng 4-7 tháng tuổi tẻ sơ sinh sẽ bắt đầu mọc răng, vì vậy trẻ có thể bất giác mút ngón tay. Khi mọc răng, trẻ dễ bị đau ở nướu, trong khi đó việc cọ xát ngón tay vào nướu có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Khám phá: Đối với một đứa trẻ chỉ mới 2 -3 tháng tuổi thì đôi tay giống như một nguồn giải trí khiến chúng cảm thấy tò mò và muốn khám phá. 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mút tay

Đói cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mút tay

Trẻ sơ sinh mút tay có ảnh hưởng gì không?

Mút tay được xem là bản năng bình thường ở trẻ, tuy nhiên nếu trẻ mút tay trong một thời gian sẽ gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

- Mút ngón tay quá sâu làm trẻ dễ bị nôn trớ 

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như bệnh tay chân miệng, các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, cúm khi trẻ mút tay khi bàn tay chưa được rửa sạch sẽ

- Những trẻ có động tác nhai tay, mút tay mạnh có thể gây các tổn thương ở da ngón tay, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da

- Có thể gây biến dạng xương ngón tay

- Ảnh hưởng đến sự sắp xếp của răng (lệch khớp cắn, khó phát âm, hô, móm) và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của vòm miệng 

Ngoài ra, trẻ mút tay còn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Tật mút tay hình thành do tình trạng căng thẳng, lo âu ở trẻ, về lâu dễ hình thành cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý thậm chí hình thành tính cách bướng bỉnh khi trẻ lơn lên.

Trẻ mút tay trong một thời gian sẽ gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Trẻ mút tay trong một thời gian sẽ gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Trẻ sơ sinh mút tay cần làm gì?

Để trẻ sơ sinh hết mút tay cha mẹ có thể áp dụng các cách như sau:

- Cho con bú nhiều hơn: Tốt nhất cho con bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu tiên để giảm cảm giác thèm mút của trẻ.

- Dành nhiều thời gian để trò chuyện với con: Mẹ có thể đùa vui nói chuyện cùng với con, cho con nghe nhạc, lúc này trẻ sẽ bớt đi cảm giác cô đơn, lo sợ, tâm lý thoải mái sẽ khiến con ngừng mút tay.

- Khi tiếp xúc với trẻ cần tạo cảm giác ấm áp, không nên cãi vã trước mặt con trẻ.

- Khi trẻ mút tay, mẹ nên có thể đánh lạc hướng trẻ bằng cách chơi đùa với con điều này sẽ khiến bé quên đi và không mút tay nữa.

- Sử dụng ti giả khi trẻ mọc răng, ngứa lợi 

- Gặp bác sĩ để tư vấn và khám sức khỏe tâm lý nếu quá 4 tuổi mà trẻ vẫn mút tay 

Trẻ sơ sinh mút tay cần cho con bú nhiều hơn

Trẻ sơ sinh mút tay cần cho con bú nhiều hơn

Trên đây là những thông hữu ích về hiện tượng trẻ sơ sinh mút tay. Đây là một trong những tín hiệu đầu đời phản ánh sự phát triển về thể chất và tư duy ở trẻ. Hy vọng, qua bài viết này cha mẹ sẽ hiểu con hơn để hình thành nhân cách và sức khỏe cho con. Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. 

Hiện nay, Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng với các đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, từng công tác tại các bệnh viện lớn. Ngoài ra, trong lĩnh vực Nhi khoa, Phương Đông cung cấp các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành. Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Phương Đông còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Mọi thắc mắc cần giải đáp thêm vui lòng gọi 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,577

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám