Nhiều người cho rằng, viêm âm đạo chỉ là bệnh thường gặp đối với phụ nữ đã kết hơn hoặc độ tuổi sinh hoạt tình dục mới bị bệnh. Tuy nhiên trong 90% nữ giới mắc bệnh phụ khoa có cả bé gái và trẻ em bị viêm nhiễm. Đối với bệnh viêm âm đạo ở trẻ em, không vệ sinh đúng cách, đóng bỉm nhiều, chế độ ăn không phù hợp khiến các bé dễ bị nhiễm trùng.
4 dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo đơn giản ở trẻ em tại nhà
Gia đình có thể nhận biết những dấu hiệu viêm âm đạo ở trẻ em gái đơn giản như sau:
- Ngứa vùng kín, cảm giác nóng rát, đau đớn quanh âm đạo
- Sưng, phù nề, nóng đỏ tại vùng âm đạo
- Bất thường về khí hư: lượng, mùi hương, màu sắc
- Có thể xuất hiện vết ố ở quần lót của trẻ gái
So sánh âm đạo bình thường và viêm âm đạo ở trẻ em
Tại sao trẻ em bị viêm âm đạo?
Tình trạng viêm âm đạo ở trẻ em có thể là viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm âm đạo do kích ứng, viêm âm đạo do dị vật,... Sau đây là một số nguyên nhân gây viêm âm đạo cho các bé thường gặp.
Vệ sinh kém
Trên thực tế, vệ sinh không đúng cách là nguyên nhân khiến viêm âm đạo ở trẻ em dễ xảy ra nhất, bao gồm:
- Cha mẹ lạm dụng dùng bỉm: Dùng bỉm lâu, thay bỉm nhưng không dùng tay tách âm hộ ra để vệ sinh sạch sẽ,... dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
- Trẻ chưa biết vệ sinh vùng kín: Không rửa kỹ bên trong, không dùng dung dịch vệ sinh, đi tiểu tiện xong không rửa, không lau khô, lau từ trước ra sau...
- Thói quen mặc quần áo ẩm ướt, giặt chung đồ lót với quần áo ngoài, quần áo của người lớn.
- Không rửa tay sạch sẽ khi vệ sinh, không rửa tay sạch sẽ nhưng thường xuyên chạm vào đáy chậu hoặc âm đạo.
Nhiều bác sĩ sản khoa chia sẻ, mặc dù không nhiều nhưng có những em bé gái 1 -2 tuổi, cho đến 15 - 17 tuổi bị viêm âm đạo. Theo Bộ Y Tế, viêm âm đạo ở trẻ em nếu diễn biến nặng có thể dẫn đến môi lớn và môi bé của âm đạo bé gái bị dính vào nhau khiến việc điều trị khó khăn hơn và nguy cơ tái nhiễm bệnh cao.
Nhiễm trùng thứ phát
Vì khoảng cách từ hậu môn đến âm hộ rất nhỏ, chỉ 2 phân, không đủ khoảng cách an toàn (6 phân) nên viêm âm đạo có thể xuất phát từ nhiễm trùng ở bộ phận khác. Theo các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì trẻ nhỏ thường bị giun kim. Nếu giun kim chui ra từ hậu môn vào ban đêm có thể sẽ xâm nhập vào bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm.
Nhiễm trùng đường tiêu hoá do giun kim cũng là nguyên nhân của viêm âm đạo ở trẻ em
Bên cạnh đó, nếu bé bị viêm họng trong khoảng thời gian gần đây thì liên cầu khuẩn có thể di chuyển đến âm đạo và gây viêm âm đạo ở trẻ em. Biểu hiện bên ngoài là âm hộ màu đỏ tươi và cảm giác đau rát rất khó chịu.
Nấm
Nếu em bé dùng kháng sinh không theo chỉ định, liều lượng nhiều hơn mức cho phép và thường xuyên. Hoặc trẻ có hệ miễn dịch yếu thì cũng dễ bị nhiễm nấm gây viêm âm đạo. Đây là trạng thái viêm, nhiễm khuẩn do vi khuẩn nấm candida khởi phát.
Vi khuẩn nấm candida - lý do của một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Trên thực tế cũng có trường hợp, các bé gái bị viêm âm đạo trước và khi soi tươi bác sĩ cũng phát hiện ra tình trạng nấm như một biến chứng sau này.
Ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài
- Mặc quần áo bó quá sát như quần jeans, quần vải nylon, đồ lót không vừa,... có thể kích ứng vùng kín nhạy cảm làm vùng da xung quanh âm hộ viêm nhiễm và ăn sâu vào âm đạo.
- Sử dụng các loại xà phòng, dung dịch vệ sinh có chất sát khuẩn mạnh, chất tạo bọt, chất tạo mùi hoặc dung dịch vệ sinh của người lớn gây mất cân bằng pH âm đạo. Do đó, vi khuẩn có hại, nấm dễ tấn công khiến bé mắc bệnh phụ khoa.
- Vệ sinh vùng kín bằng lá chè, lá trầu không,... tương tự cũng khiến viêm âm đạo ở trẻ em xảy ra.
Các sản phẩm vệ sinh tạo bọt chưa chắc đã tốt cho quá trình vệ sinh vùng kín
Dị vật trong âm đạo
Đôi khi trẻ cho các vật nhỏ vào âm đạo có thể khiến âm đạo bị sưng, viêm kèm theo dịch tiết có máu. Hoặc sau khi vệ sinh, bé bị dính các mảnh giấy nhỏ bên trong âm đạo để lâu ngày có thể gây hôi, dẫn đến viêm âm đạo ở trẻ em.
Dính âm đạo
Mặc dù không nhiều nhưng có 2% các bé dưới 6 tuổi bị dính môi trong âm đạo hay môi âm hộ. Bất thường này làm tăng đáng kể nguy cơ viêm âm đạo cho bé gái.
Nguyên nhân khác
Các bệnh về da như đa xơ cứng có thể khiến da trẻ trở nên nhạy cảm, bao gồm cả vùng da xung quanh “cô bé”, làm tăng nguy cơ mắc viêm âm đạo.
Ngoài ra, quan hệ tình dục quá sớm hay lạm dụng tình dục dễ khiến âm đạo tổn thương. Đồng thời, bé dễ bị nhiễm các bệnh đường sinh dục như viêm âm đạo trichomonas, chlamydia, bệnh lậu,... hơn.
Làm thế nào để chẩn đoán viêm âm đạo ở trẻ em?
Để chẩn đoán bệnh lý, cha mẹ nên đưa bé đến các Bệnh viện có chuyên khoa uy tín để được thăm khám. Bác sĩ sẽ trao đổi cùng cha mẹ về triệu chứng bệnh và thực hiện:
- Khám ngoài âm đạo và vùng chậu
- Xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo trong nước nước muối sinh lý 0,9% natri clorua hoặc trong KOH với 10% kali hydroxit.
- Đo pH âm đạo (tuỳ chỉ định)
Sau khi xác định tình trạng bệnh, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.
Cách điều trị viêm âm đạo ở trẻ em
Các cách điều trị viêm âm đạo ở trẻ em thường gặp là điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng nấm, thuốc mỡ bôi ngoài,... phù hợp. Đồng thời, các bác sĩ sẽ yêu cầu cha mẹ thực hiện các lưu ý khi vệ sinh, hướng dẫn và giám sát trẻ vệ sinh và lưu ý trong sinh hoạt để hỗ trợ và dự phòng bệnh tái phát.
Các biện pháp phòng ngừa viêm âm đạo ở trẻ em
- Chăm chỉ và kiên trì vệ sinh vùng kín cho trẻ khi tắm, sau khi đi tiểu hơn. Các mẹ có thể cho bé tắm nước ấm, chườm mát,...
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng kín ở trường bằng cách sử dụng khăn ướt chuyên dụng, khăn khô chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh cho bé.
- Chú ý vệ sinh “cô bé” cho trẻ từ trước ra sau, không dùng khăn lau từ sau ra trước, không thụt rửa,... tránh vi khuẩn lây nhiễm từ hậu môn ra âm đạo.
- Cho bé mặc quần áo mềm mại, rộng rãi.
- Tập thói quen cho bé mặc quần lót, không chơi đùa, bò lê trên nền đất, không ngồi trong vũng nước quá lâu.
- Nếu trẻ vẫn dùng bỉm cần thay bỉm sau 3 - 4 tiếng, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng mỗi lần thay bỉm.
- Giặt riêng đồ lót của trẻ và dùng dung dịch giặt đồ lót riêng.
Một số lưu ý để phòng ngừa viêm âm đạo cho các bé gái
Trong trường hợp thấy quan sát thấy em bé bị ngứa, rát, tấy đỏ, âm đạo tiết dịch bất thường, bạn cần đưa bé đến Bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời. Nếu bé gái trước đó đã có tiền sử bị viêm âm đạo thì cha mẹ nên cho bé đi khám phụ khoa định kỳ để theo dõi tình trạng phần phụ, bất kể có triệu chứng hay không.
Có thể nói, viêm âm đạo ở trẻ em là tình trạng bệnh lý nguy hiểm gây cản trở sinh hoạt và dễ diễn biến thành viêm nhiễm các bộ phận xung quanh. Để chủ động phòng tránh bệnh từ hôm nay, kiên trì vệ sinh cẩn thận vùng kín và hướng dẫn bé tự vệ sinh là vô cùng quan trọng.