Vỡ xương bánh chè: Cách nhận biết và phương pháp điều trị

Ngọc Anh

19-07-2025

goole news
16

Vỡ xương bánh chè là một trong những chấn thương khớp gối phổ biến ở độ tuổi 20 - 50, thường xảy ra do tai nạn, va đập mạnh hoặc các hoạt động thể thao. Bất thường này có thể khiến người bệnh đau đớn, chân mất khả năng chống đỡ, gặp khó khăn khi đứng lên và không thể đi lại bình thường.  

Tìm hiểu về xương bánh chè và vỡ xương bánh chè?

Xương bánh chè (patella) là xương lớn nhất trong cơ thể, có hình tam giác hơi tròn. Do vị trí xương nằm ngay dưới da, trước đầu gối và mặt sau tựa vào nền cứng là các lồi cầu xương đùi nên xương rất dễ bị tổn thương, dẫn đến nứt hoặc vỡ xương bánh chè. 

Đây là bộ phận chuyển hoá từ mầm sụn thành xương khi bé từ 4 - 6 tuổi với nhiệm vụ chính là: 

  • Điều chỉnh chiều dài, hướng và lực của gân bánh chè, gân cơ tứ đùi tại từng vị trí cánh tay đòn khác nhau khi gập gối: Xương bánh chè hoạt động như một ròng rọc, điều chỉnh chiều dài, hướng và lực của gân cơ tứ đầu đùi và gân bánh chè, giúp quá trình co cơ tứ đầu đùi diễn ra thuận lợi.
  • Bảo vệ gân tứ đùi khỏi ma sát và hỗ trợ vận động: Nằm trước đầu dưới xương đùi, xương bánh chè bảo vệ gân cơ tứ đầu, giảm ma sát và phân tán lực ép từ cơ tứ đầu lên xương đùi, đảm bảo lực được truyền đều đến xương chày.

Nếu xảy ra vỡ xương bánh chè, tác động này sẽ khiến xương bánh chè di chuyển khỏi vị trí ban đầu do lực kéo mạnh từ hai gân. Cũng vì lực kéo từ hai gân rất mạnh nên kể cả khi nứt xương bánh chè, việc chỉnh lại xương cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu xương gãy chéo hoặc hãy theo chiều dọc thì thường ít bị di chuyển về vị trí hơn.

Minh hoạ hình ảnh vỡ xương bánh chè

Minh hoạ hình ảnh vỡ xương bánh chè

Nguyên nhân vỡ xương bánh chè

Bể xương bánh chè không phải là chấn thương thường thấy với tỷ lệ chỉ 2 - 4% trong số các chấn thương về xương trên lâm sàng. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể đến từ: 

  • Ngã đập đầu gối xuống đất, va chạm chân khi bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc bị đánh trực tiếp vào xương bánh chè bằng vật nặng
  • Cẳng chân co gập đột ngột của làm cơ tứ đầu đùi mạnh co mạnh và gập đột ngột khiến bánh chè bị kéo và ép mạnh lên lồi xương đùi, dẫn đến vỡ.

Triệu chứng của vỡ xương bánh chè

Nếu bể xương bánh chè, bạn có thể cảm nhận được các triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau nhức ở mặt trước của khớp gối và không thể co hoặc duỗi đầu gối nhịp nhàng
  • Sưng vùng gối, xuất hiện các vết bầm dưới da
  • Cảm thấy đau nhức khi nhấn vào các vùng xương bánh chè
  • Thấy được khe khoảng cách ở giữa hai phần xương bánh chè bị gãy

Phân loại bể xương bánh chè

Các bác sĩ đã phân chia các tổn thương này thành nhiều kiểu khác nhau:

  • Xương vỡ thành nhiều mảnh: Do tác động do lực mạnh từ bên ngoài, xương vỡ thành nhiều mảnh, có thể di lệch hoặc không, gây tổn thương phức tạp.
  • Xương bánh chè bị nứt gãy không di chuyển: Các mảnh xương vẫn giữ được liên kết hoặc chỉ bị nứt nhẹ không những bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu xuyên qua da mà còn xuyên qua da, đâm vào xương khác, gây ra các vết thương hở.
  • Xương bị gãy di lệch: Các mảnh xương bị lệch di chuyển về hai phía, tạo ra 1 khoảng trống lớn

Xương bánh chè bị nứt gãy không di chuyển

Xương bánh chè bị nứt gãy không di chuyển

Cách chẩn đoán bể xương bánh chè

Để đưa ra kết luận về chấn thương xương bánh chè của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện:

  • Chụp X Quang thường quy khớp gối thẳng nghiêng: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đưa ra bất thường về khớp bánh chè đùi chính xác nhất.
  • Chụp CT hoặc MRI: CT giúp bác sĩ xác định tổn thương nặng nề hơn về mặt cấu trúc và xác định tổn thương phức tạp (gãy nhiều mảnh, dị tật bẩm sinh). Trong khi đó, MRI đánh giá tổn thương sụn, dây chằng, hoặc tràn dịch khớp gối hiệu quả hơn.

Vỡ xương bánh chè và cách điều trị

Cấp cứu

Một số trường hợp vỡ xương bánh chè có thể khiến các mạch máu xung quanh bị rách hoặc tổn thương khiến máu tràn vào khớp rất nguy hiểm. Khi đó, các bác sĩ sẽ phải dùng thuốc giảm đau và giảm sưng cho bệnh nhân. 

Điều trị không phẫu thuật

Nếu bệnh nhân bị vỡ, rạn xương bánh chè nhưng vị trí của xương không bị di chuyển (trật khớp dưới 2mm) và không gặp khó khăn khi duỗi gối thì có thể được chỉ định dùng nẹp gỗ để điều chỉnh vị trí của xương.

Nẹp sẽ điều chỉnh độ uống khoảng 10 độ và cố định đầu gối trong 10 ngày, sau đó, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tập phục hồi chức năng phối hợp. Độ uốn của nẹp sẽ được điều chỉnh không quá 90 độ trước khi nẹp củng cố và thực hiện trong ít nhất 45 ngày. 

Sau khi bột khô, bạn nên tập di chuyển lại với nạng sớm để hạn chế hiện tượng cứng khớp. Đồng thời, bệnh nhân cần kiểm tra 2 lần: lần đầu sau 10 - 15 ngày để xác nhận xương có bị lệch không và lần thứ hai là sau 45 ngày để theo dõi tiến độ liền xương. 

Bạn có thể phải bó bột để điều trị vỡ xương

Bạn có thể phải bó bột để điều trị vỡ xương

Điều trị bằng phẫu thuật

Trong trường hợp các xương bánh chè bị đứt gãy và di lệch nhiều hơn 4mm, trật khớp trên 22m và không duỗi gối được bình thường bạn có thể cần phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ can thiệp để thu nhỏ tiết diện bề mặt khớp, bảo toàn cấu trúc xương gân đầu gối và mở rộng phạm vi co duỗi, giúp bệnh nhân kéo dài đầu gối tự nhiên hơn. 

Cụ thể, một số phẫu thuật liên kết xương khác nhau có thể được tiến hành tùy trường hợp, bao gồm:

  • Vỡ ngang xương: Cố định phần xương gãy bằng đinh, vít, dây, dải băng hình số 8, thường được thực hiện nếu xương bánh chè bị vỡ ở phần trung tâm.
  • Vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ: Bỏ bớt các mảnh vụn của xương, khâu phần xương còn lại vào gân bánh chè. Nếu xương bị vỡ thành nhiều mảnh tách rời nhau, bác sĩ sẽ dùng vít và dây để cố định lại xương.
  • Vỡ xương nghiêm trọng, không phục hồi được: Phần xương vỡ vụn của bệnh nhân phải được loại bỏ hoàn toàn. 

Sau khi thực hiện phẫu thuật, bạn cần ít nhất khoảng 3 - 6 tháng để lành thương. Tuy nhiên, thời gian phục hồi còn tùy vào thời gian nghỉ ngơi và tính chất công việc của người bệnh. Ví dụ, 1 người làm việc văn phòng có thể làm việc trở lại sau 1 tuần chăm sóc (cần tránh các tư thế ngồi xổm, vận động nặng).

Có thể nói, vỡ xương bánh chè là chấn thương cần phải điều trị đúng lúc để phục hồi khả năng di chuyển linh hoạt của người bệnh. Đồng thời, sau khi phẫu thuật, bạn phải kiên trì tái khám để bác sĩ theo dõi tiến độ liền xương và kịp thời xử lý các biến chứng (nếu có).

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

11

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp
19001806 Đặt lịch khám