Xương cụt bị nhô ra không phải tình trạng hiếm gặp nhưng thường bị bỏ qua, do không xuất hiện triệu chứng khó chịu hoặc đến từ sự chủ quan của mỗi cá nhân. Theo các chuyên gia, nếu xương cụt lồi cứng bất thường, kèm cảm giác đau nhức, khó chịu khi ngồi hoặc thay đổi tư thế cần sớm chấn đoán và điều trị chuyên sâu.
Xương cụt bị nhô ra là gì?
Xương cụt bị nhô ra là tình trạng phần xương cuối cùng cột sống nhô lên bất thường, dễ dàng nhận biết qua quan sát hoặc sờ trực tiếp. Nguyên nhân gây nên tương đối đa dạng, do cấu trúc bẩm sinh, chấn thương hoặc hệ quả của các bệnh lý xương khớp.

Xương cụt bị nhô ra là hiện tương xương cuối cùng cột sống lồi lên bất thường
Xương cụt là một cấu trúc xương nhỏ dưới cùng cột sống, tạo thành từ 3 - 5 đoạn đốt sống nhỏ hợp nhất lại và hơi cong về phía trước. Đây là nơi bám của nhiều dây chằng, gân, cơ và dây chằng hỗ trợ sàn chậu và kiểm soát nhu động ruột.
Biểu hiện xương cụt nhô cao
Để nhận biết tình trạng nguy hiểm, kịp thời thăm khám, bệnh nhân có thể căn cứ vào các triệu chứng cương cụt lồi sau:
- Phần gờ cứng, có thể nhìn thấy phía trên mông là biểu hiện rõ rệt nhất, người bệnh dễ dàng cảm nhận bằng tay.
- Đau khi ngồi hoặc nằm ngửa trong thời gian dài.
- Đau vùng lưng dưới, cơn đau có thể lan lên thắt lưng, gây mỏi và căng tức.
- Khu vực lồi xương cụt bị sưng đau khi xuất hiện tình trạng viêm, tổn thương mô mềm xung quanh.

Dấu hiệu nhận biết lồi xương cụt
Tuy nhiên không phải mọi bệnh nhân đều gặp các triệu chứng đề cập trên, có thể xương cụt bị nhô cao nhưng không gây đau hay khó chịu. Điều này cho biết mức độ ảnh hưởng của bệnh còn nhẹ, chưa tác động mạnh đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân xương cụt bị nhô ra
Thực tế tồn tại không ít nguyên nhân tiềm ẩn khiến xương cụt bị lồi lên trên da, mỗi loại sẽ có mức độ ảnh hưởng lên người bệnh khác nhau. Bạn có thể tham khảo danh sách tác nhân dưới đây, nếu thuộc nhóm nguy cơ cao cần nhanh chóng thăm khám.
Do chấn thương
Chấn thương vật lý nghiêm trọng làm tăng nguy cơ lệch hoặc trật xương cụt, dẫn đến phần xương này nhô lên trên lớp da. Một số hành động có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:
- Ngã về phía sau trên bề mặt cứng như vỉa hè, sàn nhà, cầu thang.
- Hạ mất trọng lực mông từ trên cao.

Lồi xương cụt do chấn thương vật lý
Mức độ chấn thương càng nặng thì khả năng di lệch xương cụt càng cao, dẫn đến nhô lên trên bề mặt da. Lưu ý chỉ số ít trường hợp dẫn đến tình trạng này, phần lớn các va đập chỉ gây đau và bầm tím.
Giảm cân đột ngột
Theo một nghiên cứu khoa học, giảm cân quá nhanh có thể kéo theo lớp đệm xung quanh xương cụt suy yếu theo. Vấn đề này trở thành nguyên nhân khiến xương cụt lộ rõ, nhìn như đang lồi lên trên lớp da cơ thể.
Di truyền
Trong một gia đình nếu xương cụt của cha hoặc mẹ lồi ra ngoài theo cách tự nhiên, con cái cũng có thể gặp tình trạng tương tự. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp, chỉ xảy ra ở một số người.
Sinh nở
Trong thai kỳ, trọng lượng của em bé sẽ gây áp lực lên vùng xương cụt, khiến mẹ có cảm giác đau nhức và khó chịu. Đến thời kỳ sau sinh, các cơ và dây chằng khu vực này thường bị căng quá mức, dễ dàng làm lộ xương cụt.

Phụ nữ sau sinh thường bị nhô xương cụt
Khi sinh nở, thai phụ cũng có thể bị trật hoặc gãy xương. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, bởi với nhóm đối tượng nguy cơ, bác sĩ sản khoa sẽ chỉ định can thiệp mổ phẫu thuật lấy em bé, giảm tải áp lực lên xương.
Tăng độ cong cột sống
Nếu cột sống dưới cong quá mức vào trong, độ cong cột sống cũng theo đó tăng lên. Điều này đẩy xương chậu người bệnh về phía sau và lên trên, tạo điều kiện cho xương cụt nhô ra ngoài.
Tăng độ cong cột sống phát triển bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm di truyền, chấn thương, thường xuyên ngồi hoặc đứng ở tư thế xấu, gặp vấn đề rối loạn cột sống hoặc từng phẫu thuật cột sống. Tất cả đều cần chẩn đoán, phẩn biệt bởi bác sĩ chuyên khoa.
Triệu chứng cần được can thiệp điều trị
Nếu xương cụt chỉ bị nhô ra, không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt cá nhân, bạn không cần quá lo lắng. Thay vào đó nếu xuất hiện tình trạng đau dai dẳng, đau chuyển biến nặng kèm theo sưng tấy cần nhanh chóng thăm khám.
Một số biểu hiện khác cần lưu tâm:
- Tê một hoặc cả hai bên chân.
- Khó khăn khi ngồi hoặc nằm xuống.
- Cơn đau ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.
- Đi tiêu khó khăn.
- Nhô xương cụt sau khi bị thương.
- Tình trạng không cải thiện sau khi can thiệp bằng các biện pháp tại nhà.
- Đau lan sang các vùng, bộ phận khác của cơ thể.
- Sốt vừa đến cao.

Triệu chứng lồi xương cụt nguy hiểm cần sớm điều trị
Hướng can thiệp điều trị
Điều trị xương cụt bị nhô ra phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, trước mắt tập trung bảo tồn chức năng hoạt động với các biện pháp can thiệp đơn giản. Trong trường hợp tình trạng không đáp ứng với phác đồ điều trị, cần được xử lý bằng biện pháp chuyên sâu hơn.
Điều trị bảo tồn
Các bài tập kéo giãn thường được áp dụng để cải thiện triệu chứng do xương cụt lồi gây nên, tăng hiệu quả liên kết của cột sống. Hoặc thực hiện vật lý trị liệu chuyên sâu, giảm cảm giác đau, kéo giãn và cải thiện khả năng chuyển động của cơ thể.
Tiêm chất làm đầy giống như gel có thể được ứng dụng, tăng thể tích cho da, giúp xương cụt ít bị lồi hơn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với một số người, hơn hết chưa có nghiên cứu chứng minh rõ ràng về tính hiệu quả nên cần xem xét kỹ lưỡng khi thực hiện.
Điều trị xâm lấn
Trường hợp xương cụt lồi nhô ra nghiêm trọng, bác sĩ có thể xem xét cấy ghép mỡ dùng đệm cho vùng da xung quanh. Hoặc như tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ xương cụt, loại bỏ vùng gây đau nhức trên cơ thể.

Phẫu thuật xâm lấn với những trường hợp nhô xương cụt nghiêm trọng
Song người bệnh phải đối mặt với các nguy cơ biến chứng tiềm ẩn như nhiễm trùng, sa sàn chậu, đau liền tục. Bạn nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về những tiềm năng phục hồi và ảnh hưởng diễn ra sau đó.
Kết luận
Xương cụt bị nhô ra không phải tình trạng cấp cứu y tế khẩn cấp, phần lớn xuất hiện do di truyền, cột sống bị cong, xương cụt dài, giảm cân đột ngột hay kết quả của quá trình sinh nở. Thế nhưng mỗi cá nhân tuyệt đối không chủ quan, nếu xuất hiện các biểu hiện khó chịu cần nhanh chóng thăm khám xác định nguyên nhân và hướng điều trị.