Thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống mà còn làm giảm áp lực lên vùng hậu môn, trực tràng. Từ đó giúp máu lưu thông tốt hơn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, lựa chọn môn thể thao như thế nào là phù hợp, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Bơi lội
Bơi lội là môn thể thao đặc biệt thích hợp cho những người mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ. Khi bơi, toàn thân sẽ có sự phối hợp nhịp nhàng và vận động không ngừng. Điều này giúp tăng cường trương lực cho tĩnh mạch trĩ và các cơ co thắt vùng hậu môn. Hơn thế nữa, trong nước, cơ thể không cùng trọng lượng với bên ngoài. Do đó áp lực lên vùng hậu môn sẽ giảm đáng kể.
Bơi lội là môn thể thao đặc biệt thích hợp cho những người mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ
Để có ích tốt nhất từ bơi lội, người mắc trĩ nên tập 3 - 4 lần/ tuần trong khoảng thời gian từ 30 - 60 phút là phù hợp. Không nên bơi trong lúc đói bụng, sau khi ăn no hoặc sau khi sử dụng rượu bia. Nên khởi động kỹ càng trước khi bơi để tránh tình trạng bị chuột rút. Trong lúc bơi nếu thấy mệt thì phải nghỉ. Không nên tập luyện quá sức sẽ không tốt cho sức khỏe.
Đi bộ thường xuyên
Việc đi bộ hàng ngày là cực kỳ tốt cho sức khỏe và đặc biệt là đối người bệnh trĩ. Lười vận động, ngồi một chỗ quá lâu sẽ tạo ra áp lực vùng hậu môn, trực tràng. Do đó sẽ chèn ép lên các tĩnh mạch khiến khí huyết bị ứ đọng, dễ sinh ra bệnh trĩ.
Việc đi bộ hàng ngày là cực kỳ tốt cho sức khỏe và đặc biệt là đối người bệnh trĩ
Đi bộ hay chỉ đơn giản là đi dạo hàng ngày đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Khi đi bộ chú ý luôn ở tư thế thẳng, hai tay buông thõng tự nhiên, bàn tay nắm hờ, thả lỏng toàn bộ cơ thể để đạt được những lợi ích tốt nhất. Khi mắc trĩ nên đi bộ từ 30 phút - 1 tiếng để cải thiện tình trạng của bệnh. Nếu công việc đòi hỏi ngồi hàng giờ thì nên tranh thủ đi lại khoảng 5 phút sau khi đã ngồi làm việc 1 - 2 tiếng.
Tập các động tác yoga đơn giản
Những động tác yoga đơn giản sẽ mang lại tác dụng hữu ích trong việc tăng cường trương lực cơ vùng hạ vị. Giúp tăng khả năng lưu thông tuần hoàn máu và làm búi trĩ co nhỏ dần. Riêng đối với trường hợp đã được phẫu thuật cắt trĩ thì chăm chỉ luyện tập yoga cũng giúp ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Luyện tập bài co thắt hậu môn đối với người bệnh trĩ
Bài tập co thắt hậu môn có thể luyện tập ở mọi tư thế nằm, đứng hoặc ngồi. Ban đầu tiến hành thả lỏng cơ bắp toàn thân. Tập trung tinh thần vào bụng dưới. Tiếp đó hít vào từ từ, khép và ép chặt hai bên đùi và mông lại với nhau. Cùng lúc đó, tiến hành co thắt, thắt vùng hậu môn lại như khi nhịn đi đại tiện. Giữ tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ ở vùng hậu môn. Nên tập ít nhất 2 - 3 lần mỗi ngày trong khoảng từ 20 đến 30 phút để đạt hiệu quả một cách tốt nhất.
Bài tập co thắt hậu môn có thể luyện tập ở mọi tư thế nằm, đứng hoặc ngồi
Trên đây là một vài những môn thể thao hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt. Nếu đang mắc hoặc có dấu hiệu bị mắc trĩ thì hãy luyện tập thường xuyên các bài tập trên để hỗ trợ cho quá trình điều trị trĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì thì hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.