Ăn gì để kích thích vị giác? Gợi ý thực đơn giúp bé ăn ngon miệng

Ngọc Anh

05-05-2025

goole news
16

Trẻ biếng ăn, lười ăn, sụt cân theo thời gian có thể khiến cha mẹ lo lắng và sốt sắng tìm cách kích thích vị giác cho bé trở lại. Trong đó, một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất là “Nên cho con ăn gì để kích thích vị giác ?”. Khi đó, các bậc phụ huynh nên cho bé đi khám càng sớm càng tốt để được hướng dẫn điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. 

Trẻ mất vị giác – Biểu hiện thường gặp và nguyên nhân

Trẻ nhỏ đôi khi đột ngột chán ăn, từ chối món khoái khẩu hoặc cứ than phiền “món này chẳng có vị gì cả” – đó có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng con đang gặp vấn đề với vị giác. Không chỉ khiến bé ăn uống kém ngon miệng, tình trạng này còn ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng, giấc ngủ và cả sự phát triển thể chất – tinh thần của trẻ. 

Thống kê y học cho thấy, khoảng 15–20% trẻ từng trải qua tình trạng mất vị giác tạm thời hoặc kéo dài trong quá trình lớn lên. Đặc biệt, trẻ trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học thường nhạy cảm hơn với những thay đổi về sức khỏe đường hô hấp – một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cảm nhận mùi vị. Khi đó, ngoài tìm hiểu “ăn gì để kích thích vị giác” cho con ăn ngon miệng hơn, cha mẹ cần tinh ý phát hiện ra các biểu hiện để hỗ trợ bé kịp thời.

Ăn gì để kích thích vị giác là câu hỏi của không ít bậc phụ huynh

Ăn gì để kích thích vị giác là câu hỏi của không ít bậc phụ huynh

Dấu hiệu trẻ bị mất vị giác, chán ăn

Một số biểu hiện phổ biến ở trẻ khi vị giác thay đổi mà cha mẹ cần chú ý bao gồm:

  • Bỗng dưng từ chối món ăn yêu thích
  • Thường xuyên than phiền thức ăn “lạ vị” hoặc “nhạt nhẽo”
  • Có xu hướng thích món mặn gắt, ngọt đậm hoặc chua nhiều hơn
  • Dễ mệt mỏi, thiếu năng lượng dù ăn uống đầy đủ
  • Sụt cân không rõ lý do
  • Khó nuốt, ngại nhai

Nguyên nhân khiến trẻ mất vị giác

Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị mất vị giác được nhắc đến như sau:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Cảm cúm, COVID-19, viêm họng, viêm xoang… khiến vùng mũi – họng bị tổn thương, ảnh hưởng trực tiếp đến các nụ vị giác khiến bé không cảm nhận được hương vị của món ăn. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại kháng sinh, thuốc kháng viêm hoặc điều trị dị ứng có thể gây cảm giác “ nhạt miệng” hoặc đắng kim loại
  • Thiếu hụt vi chất: Kẽm, vitamin B12 và vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các nụ vị giác. Thiếu các chất này, trẻ thường không cảm nhận được hương vị và ăn uống không còn ngon miệng.
  • Các bệnh lý răng miệng: Viêm lợi, nhiệt miệng, sâu răng... có thể làm trẻ ngại ăn, cảm nhận vị kém hoặc thay đổi bất thường.

Một số bệnh nhi bị viêm lợi, nhiệt miệng có thể ăn uống kém hơn bình thường

Một số bệnh nhi bị viêm lợi, nhiệt miệng có thể ăn uống kém hơn bình thường

Trẻ mất vị giác nên ăn gì? Gợi ý món ăn giúp bé dễ chịu và phục hồi vị giác

Trong giai đoạn này, bố mẹ nên chú trọng đến việc lựa chọn những món vừa dễ ăn, dễ cảm nhận hương vị, vừa giàu dinh dưỡng. Nhiều phụ huynh hay thắc mắc không biết nên cho trẻ ăn gì kích thích vị giác. Câu trả lời nằm ở việc kết hợp linh hoạt giữa các nhóm thực phẩm chọn lọc có khả năng kích thích giác quan phù hợp với từng độ tuổi.

Nhóm thực phẩm nên bổ sung

Một số nhóm thực phẩm bố mẹ nên lưu ý bổ sung cho bé gồm:

  • Thực phẩm giàu kẽm: Đây là nhóm giúp cải thiện đáng kể khả năng cảm nhận vị. Các nguồn kẽm tự nhiên dễ ăn với trẻ gồm: thịt gà, cua, hàu, các loại hạt như hạt điều, hạt bí ngô và cả sữa chua – vừa bổ vừa dễ tiêu. Nghiên cứu mới nhất cho thấy có tới 65% trẻ cải thiện được chức năng vị giác sau khi bổ sung kẽm đúng cách.
  • Thực phẩm có vị đậm tự nhiên: Một số món có thể hỗ trợ kích thích vị giác bé như cam, quýt, chanh, gừng, bạc hà, quế, cà chua chín, nấm hoặc các loại rau thơm như rau mùi, húng quế, ngò gai. Những thực phẩm này không chỉ có mùi vị rõ ràng mà còn rất tốt cho hệ miễn dịch.
  • Thực phẩm giàu vitamin A và nhóm B: Đây là nhóm hỗ trợ tái tạo tế bào vị giác, giúp niêm mạc miệng khỏe mạnh hơn. Gan, trứng, rau xanh đậm màu là những nguồn bổ sung lý tưởng cho nhóm vitamin này.

Bạn nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm chứa vitamin B12

Bạn nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm chứa vitamin B12

Gợi ý thực đơn cho trẻ mất vị giác theo từng độ tuổi

Như đã nhắc đến ở trên, ăn gì để kích thích vị giác ở trẻ còn phụ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhi. Với trẻ từ 1–3 tuổi, bạn nên ưu tiên các món đơn giản nhưng có nhiều vị và kết cấu khác nhau. 

Ví dụ: cháo thịt bò nấu với vài lát gừng, súp khoai lang cà rốt nêm nhẹ quế, hoặc sữa chua trộn trái cây nghiền. Lượng calo mỗi bữa nên nằm trong khoảng 150–200 kcal, đảm bảo có khoảng 7–10g protein.

Với trẻ 4–8 tuổi, bố mẹ có thể đa dạng thực đơn hơn. Bạn nên cho bè ăn đầy đủ các loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt nên ăn nhiều các món nhiều rau xanh, hoa quả nhiều màu sắc.
Trong khi đó, các bé 9–13 tuổi cần nhiều năng lượng hơn, đồng thời cũng dễ thử món có hương vị rõ ràng hơn. Bố mẹ có thể chuẩn bị bún bò xào sả ớt nhẹ, bánh kếp ngô rau củ với sốt cà chua cay nhẹ hoặc salad trái cây rưới mật ong và một ít bột quế để bé vừa ngon miệng, vừa được bổ sung nhiều loại vitamin.

Với mỗi độ tuổi khác nhau, bạn nên thay đổi thực đơn phù hợp cho bé

Với mỗi độ tuổi khác nhau, bạn nên thay đổi thực đơn phù hợp cho bé

Cách kích thích thèm ăn ở trẻ bằng liệu pháp hỗ trợ

Khi trẻ mất vị giác kéo dài và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống, phát triển, bác sĩ có thể chỉ định một số liệu pháp hỗ trợ đặc biệt. Lưu ý: Các loại thuốc dưới đây cha mẹ chỉ nên cho bé dùng nếu có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Dronabinol (Marinol)

Đây là loại thuốc kích thích thèm ăn được FDA phê duyệt. Nó có tác dụng lên thụ thể não bộ, tăng cảm giác thèm ăn. Nó có thể được dùng cho trẻ suy giảm vị giác do ung thư/bệnh mạn tính.
Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc theo liều cá nhân hoá và cần bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Megestrol (Megace)

Trên thực tế, đây là loại progestin được dùng cho trẻ suy dinh dưỡng nặng hoặc sụt cân nhiều. Thuốc giúp tăng cảm giác đói và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Nhưng điểm trừ là thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khiến bệnh nhân thay đổi nội tiết tố và gây ra các cục máu đông.

Một số loại thực phẩm bổ sung chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ

Một số loại thực phẩm bổ sung chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ

Oxandrolone (Oxandrin)

Là steroid đồng hóa hỗ trợ trẻ chậm tăng trưởng do ăn kém, thuốc có thể được kê đơn để tăng cường cảm giác thèm ăn và tăng cân khi bạn bị chấn thương nặng, nhiễm trùng và phẫu thuật.

Các loại thuốc, men vi sinh, vitamin tổng hợp khác

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các loại men vi sinh như Lactobacillus rhamnosus, Bifidobacterium lactis giúp cải thiện hệ vi sinh ruột – gián tiếp để tăng cảm giác thèm ăn. Đồng thời, bạn có thể dùng thêm các loại vitamin như A, B12, D, kẽm để hỗ trợ thêm. Tuy nhiên, đây không phải là chỉ định dành cho mọi trường hợp “ăn gì để kích thích vị giác”. Do đó, khuyến khích bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Thay đổi thói quen sống để trẻ ăn ngon miệng hơn

Ngoài các biện pháp giải quyết “ăn gì để kích thích vị giác” kể trên, gợi ý bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống của bé một cách gián tiếp như sau:

  • Thay đổi không khí bữa ăn gia đình bằng cách chia sẻ những câu chuyện hàng ngày, kể những câu chuyện thú vị, tạo thói quen cả nhà ăn cùng nhau cho bé
  • Hình thành thói quen ăn uống theo lịch cố định (3 bữa chính, 2–3 bữa phụ) giúp tạo cảm giác đói tự nhiên.
  • Cho bé ăn đa dạng nhiều loại thức ăn với nhiều cách chế biến

Bạn nên cho bé dùng nhiều loại thực phẩm khác nhau với nhiều cách chế biến

Bạn nên cho bé dùng nhiều loại thực phẩm khác nhau với nhiều cách chế biến

Đối với các bé lớn hơn, cha mẹ có thể cân nhắc cho bé tham gia:

  • Tham gia nấu ăn khiến 80% trẻ hứng thú với bữa ăn.
  • Hoạt động thể chất nhẹ (đi bộ, bơi, đạp xe) 30–60 phút trước bữa ăn để  kích thích trao đổi chất, tăng cảm giác đói.
  • Không dùng thiết bị điện tử trong bữa ăn, giúp bé chú ý hơn đến hương vị và ăn ngon miệng hơn

Nhu cầu calo hàng ngày của trẻ theo độ tuổi

Tuỳ vào độ tuổi mà nhu cầu ăn uống của từng bé sẽ khác nhau, do đó giải pháp cho từng trường hợp “ăn gì để kích thích vị giác” cũng sẽ có sự khác biệt cụ thể. Các bậc phụ huynh nên cho con em mình ăn uống theo nhu cầu năng lượng hàng ngày như sau:

Độ tuổi

Nhu cầu calo/ngày

1–3 tuổi

1000–1400 calo

4–8 tuổi

1200–2200 calo

9–13 tuổi

1600–2200 calo (nữ)

1800–2600 calo (nam)

14–18 tuổi

2000–2400 calo (nữ)

2400–3200 calo (nam)

 

Khi nào cần đưa trẻ đi khám vì mất vị giác hoặc biếng ăn kéo dài?

Bạn cần đưa bé đến Bệnh viện uy tín gần nhất nếu con có các biểu hiện như sau:

  • Mất vị giác trên 2 tuần không cải thiện
  • Sụt cân kéo dài
  • Mệt mỏi lâu ngày, rụng tóc, suy nhược, chóng mặt,...

Có thể nói, bài viết trên đã giải đáp chi tiết “ăn gì để kích thích vị giác”. Tình trạng này có thể khiến bé chán ăn, mệt mỏi và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện nếu kéo dài. Vì vậy, cha mẹ cần quan sát kỹ các dấu hiệu, linh hoạt trong cách chế biến món ăn và kiên trì xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con. Việc bổ sung thực phẩm đúng cách, kết hợp với lối sống khoa học và sự hỗ trợ y tế khi cần thiết sẽ giúp bé dần khôi phục cảm giác ngon miệng, ăn uống vui vẻ trở lại.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

7

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám