Mẹ sinh mổ ăn gì để nhiều sữa? Những thực phẩm lợi sữa tốt

Đào Thị Huyền

03-06-2024

goole news
16

"Mẹ sinh mổ ăn gì để nhiều sữa?" - là mối quan tâm của nhiều mẹ bầu sau khi sinh. Chế độ dinh dưỡng sau sinh là một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi mẹ bỉm. Sau quá trình sinh, cơ thể mẹ thường rất yếu nên cần được bổ sung những loại thực phẩm phù hợp để cơ thể mẹ nhanh chóng hồi phục, đồng thời có sữa cho bé bú. Vậy mẹ sau sinh mổ ăn gì để nhiều sữa và cơ thể khoẻ mạnh? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Sữa mẹ - Nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con: Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như vitamin, khoáng chất, chất đạm, các yếu tố vi lượng, chất bột đường mà con cần để phát triển khỏe mạnh. Trẻ được bú sữa mẹ sẽ phòng được suy dinh dưỡng và lớn nhanh.

Sữa mẹ an toàn cho bé: Sữa mẹ luôn duy trì ở một nhiệt độ ổn định, rất  thích hợp cho bé. Vì vậy sữa mẹ tuyệt đối an toàn, vô trùng, tươi ngon đối với bé.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu, tiêu hóa đối với trẻ: Sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ.

Sữa mẹ có lượng protein ít nên rất phù hợp với chức năng đào thải khi thận của trẻ chưa được trưởng thành. Bên cạnh đó, protein trong sữa mẹ chủ yếu là dạng lỏng hòa tan phù hợp với khả năng hấp thụ và tiêu hóa của trẻ. Đặc biệt, trong sữa mẹ chứa các protein kháng khuẩn giúp con có khả năng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, viruts gây bệnh.

Sữa mẹ giúp phát triển trí não cho bé: Bú sữa mẹ đem lại lợi ích trong việc phát triển trí não và ảnh hưởng cho đến tuổi trưởng thành. Bởi vì sữa mẹ chứa nhiều ARA, DHA - thành phần chính xây dựng mắt và não bộ của bé. Cho con bú sữa mẹ giúp tăng khả năng học tập của bé sau này, đặc biệt giúp tạo cầu nối cảm xúc giữa hai mẹ con.

Sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé: Nuôi con bằng sữa mẹ giúp ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như: nhiễm trùng đường tiêu hóa, đường hô hấp và nhiễm trùng tai. Ngoài ra, sữa mẹ góp phần bảo vệ bé khỏi dị ứng. Sữa mẹ cũng có tác dụng phòng ngừa các bệnh chuyển hóa tim mạch như cao huyết áp, lipid máu cao, béo phì và bệnh tiểu đường type 2.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu, tiêu hóa đối với trẻSữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu, tiêu hóa đối với trẻ

 

Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với sản phụ sau sinh mổ

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với những sản phụ sinh mổ, cụ thể như: 

  • Giúp vết mổ nhanh lành hơn và nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, đặc biệt giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. 
  • Chế độ dinh dưỡng giúp mẹ nhanh về sữa hơn, nguồn sữa dồi dào và đầy đủ dưỡng chất cho con bú. Chính vì vậy, chị em nên lựa chọn những thực phẩm lợi sữa. 
  • Chế độ ăn hợp lý, những loại thực phẩm tốt cho cơ thể giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn. Có nhiều loại thực phẩm vừa có lợi cho sữa vừa có tác dụng giảm cân hiệu quả mà không gây hại cho cơ thể và đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé. 

Ngược lại, nếu lựa chọn những thực phẩm không tốt có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và nguồn sữa cho bé, hoặc cũng có thể tăng nguy cơ bị sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt, nếu không có chế độ ăn khoa học, mẹ khó kiểm soát cân nặng khiến tự ti vì ngoại hình của mình. 

Vì vậy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sản phụ nói chung và sản phụ sinh mổ nói riêng. Do đó, chị em hãy lựa chọn những loại thực phẩm tốt, lành mạnh cho chính mình và bé. 

Mẹ sinh mổ ăn gì để nhiều sữa? Thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu

Sữa mẹ càng nhiều, ngon lành, đủ dinh dưỡng con càng khỏe mạnh. Vậy mẹ sinh mổ ăn gì để nhiều sữa? Dưới đây là những thực phẩm gọi sữa về nhiều các mẹ có thể tham khảo:

Rau xanh - sữa về nhiều không lo tăng cân

Sau khi sinh con mẹ ăn rau xanh đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Rau xanh có tác dụng giúp cải thiện nhan sắc, vóc dáng, bổ sung các vitamin, ngăn ngừa táo bón. Đặc biệt, rau xanh cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho nguồn sữa của người mẹ cho con mình. 

Một vài loại rau xanh giúp lợi sữa:

  • Rau lang: tốt sữa, thanh nhiệt, giải độc, giúp nhuận tràng
  • Rau đay: giải nhiệt, tốt sữa, chữa táo bón
  • Rau mồng tơi: nhuận tràng, tốt cho xương khớp
  • Hoa chuối: bổ máu, chữa táo bón, điều hòa kinh nguyệt, lợi sữa
  • Rau ngót: bổ máu, co bóp đẩy hết sản dịch ra ngoài

Sau sinh mẹ ăn rau xanh sữa về nhiều không lo tăng cânSau sinh mẹ ăn rau xanh sữa về nhiều không lo tăng cân

Các loại hạt

Các loại hạt như: hạt thì là, hạt bí, hạt vừng, các loại đậu tốt cho hệ tiêu hóa của người mẹ sau khi sinh. Hàm lượng axit folic trong các loại hạt này còn có tác dụng tái tạo lượng hồng cầu đã mất sau kì sinh nở và bổ máu cho mẹ. Ngoài ra, một số loại hạt còn cũng cấp nguồn sữa dồi dào và dinh dưỡng để có thể nuôi con mình phát triển khỏe mạnh.

Hoa quả tươi 

Các loại hoa quả tươi như cam, nho, bơ, chuối,..chứa nhiều dưỡng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe của các mẹ sau sinh. Một số dưỡng chất có thể kể đến như axit folic, kali,  sắt, kẽm, magie,vitamin A, vitamin C, vitamin D,... giúp sữa về nhiều và hỗ trợ chữa trị được táo bón hiệu quả.

Tinh bột

Đồ ăn tinh bột giúp đảm bảo hoạt động của tuyến sữa cho con mình. Vì vậy, mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa tinh bột để cung cấp nguồn sữa dồi dào cho con như: cơm, gạo lứt. khoai lang..

Móng giò heo 

Sau cuộc vượt cạn mất sức, để lấy lại sức khỏe sau sinh, ăn móng giò heo giúp lấy lại sức, về nhiều sữa rất bổ dưỡng cho cả mẹ và con. Một số cách chế biến móng giò heo cho các mẹ như: cháo móng giò hạt sen, chân giò lợn xào lăn, chân giò luộc..

Móng giò heo rất bổ dưỡng cho cả mẹ và conMóng giò heo rất bổ dưỡng cho cả mẹ và con

Các loại thịt nạc

Các loại thịt nạc như thịt bò, thịt gà, thịt heo chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm, ít chất béo rất phù hợp để nâng cao chất lượng sữa mẹ. Các mom nên bổ sung các loại thịt này trong bữa ăn hàng ngày để có một nguồn sữa tốt cho con mình.

Tôm, cua, cá 

Cua, cá, tôm là những thực phẩm giàu canxi, chất đạm và chất béo không chứa cholesterol vô cùng tốt cho cơ thể người mẹ.Tuy nhiên, các mẹcó tiền sử dị ứng với các thực phẩm trên tốt nhất là không nên ăn chúng. 

Sữa và các thực phẩm làm từ sữa

Mẹ uống 1 ly sữa ấm mỗi ngày có thể giúp kích thích tuyến sữa, giúp sữa  thơm ngon hơn và bé sẽ trở nên thèm sữa mẹ hơn.

Nước tối thiểu 2 lít 1 ngày 

Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng cung cấp nước cho lượng sữa của mẹ trở nên dồi dào hơn. Vậy nên ngoài việc ăn các thực phẩm lợi sữa trên, các mẹ hãy uống đủ 2 lít nước/ngày để có lượng sữa đủ cho con mình.

Các chất dinh dưỡng quyết định đến chất lượng sữa mẹ

Một số chất dinh dưỡng mà mẹ nên bổ sung vào bữa ăn để chất lượng sữa được nâng cao như:

Vitamin B1: hạt quả hạnh, cá, thịt lợn, bánh mì

Vitamin B2: hạnh nhân, phô mai, thịt đỏ, các loại hạt, cá có dầu và trứng

Vitamin B6:  chuối và trái cây khô, các loại hạt, cá, thịt gia cầm, thịt lợn

Vitamin B12: Động vật có vỏ, gan, cua và tôm

Choline: gan bò, gan gà, trứng gà, cá và đậu phộng

Vitamin A: rau có lá xanh đậm,  khoai lang, cà rốt, thịt nội tạng, trứng

Vitamin D: cá có dầu,  dầu gan cá, một số loại nấm và thực phẩm tăng cường

Selen: hạt điều, hải sản, cá, lúa mì

Iod: rong biển khô, sữa và muối iod

Folate: rau xanh, bơ, đậu, đậu lăng

Canxi: phô mai, rau xanh và các loại đậu, sữa, sữa chua

Sắt: thịt gia cầm, thịt đỏ, thịt lợn, hải sản, trái cây khô, đậu, rau xanh

Đồng: ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu, khoai tây

Kẽm: thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, hàu, thịt đỏ

"Mẹ sinh mổ ăn gì để nhiều sữa?" - Thực phẩm giàu kẽm giúp mẹ lợi sữa

Ngoài các chất dinh dưỡng trên, còn có nhiều yếu tố quyết định đến chất lượng sữa mẹ. Cụ thể:

Chế độ ăn uống của phụ nữ sau sinh: Những dưỡng chất người mẹ hấp thụ mỗi ngày một phần vào sữa để nuôi em bé, một phần dùng để nuôi cơ thể. Chính vì vậy, mẹ ăn uống đủ dinh dưỡng thì chất lượng sữa mới thực sự tốt.

Sức khỏe của người mẹ: Người mẹ có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt thì sữa tiết ra sẽ đảm bảo chất lượng. Ngược lại nếu hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ kém thì lượng sữa cung cấp cho con không thể chất lượng.

Lao động, làm việc hàng ngày: Nguồn sữa sẽ không chất lượng và nhiều khi mẹ bầu phải làm việc, vận động quá sức mỗi ngày.

Cảm xúc, tinh thần của người mẹ: Sự bài tiết sữa mẹ phụ thuộc nhiều vào tinh thần, cảm xúc của người mẹ. Vì vậy một bà mẹ có tinh thần thoải mái, không lo lắng, cáu gắt sẽ thường tiết ra nhiều sữa hơn.

Giấc ngủ của mẹ: Người mẹ thường xuyên mất ngủ đều không đủ sữa cho con bú.

Đẻ dày, đẻ nhiều: Việc đẻ nhiều con trong thời gian ngắn chắc chắn sức khỏe của người mẹ sẽ bị giảm sút đáng kể. Điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng bài tiết sữa của mẹ.

Thực đơn sau sinh mổ cần lưu ý những gì?

Để có thể cung cấp đầy đủ sữa cho bé sau khi sinh, duy trì lượng sữa cho con bú các bà mẹ phải có một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng và cần tránh những thực phẩm ảnh hưởng tới dòng sữa ngon của bé. Vậy thực đơn sau sinh mổ cần lưu ý những gì? Các mẹ có thể tham khảo những lời khuyên sau đây:

Cân đối hợp lý các chất dinh dưỡng: Một bữa ăn khoa học là phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm chất tinh bột, vitamin,  chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi và sắt. 

Chia ra nhiều bữa phụ và bữa chính: Ngoài 3 bữa ăn chính (sáng -trưa - tối) các mẹ nên chia thêm 2 - 3 bữa phụ để có thể hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Việc này vừa giúp các mom duy trì năng lượng đủ cho cả mẹ lẫn con và giúp mẹ không phải nạp quá nhiều thức ăn trong một bữa.

Thực đơn sau sinh mẹ cần chia nhỏ bữa ănThực đơn sau sinh mẹ cần chia nhỏ bữa ăn

Lựa chọn cách chế biến hợp lý: Ưu tiên món ăn được chế biến bằng cách ninh, luộc, hấp nấu chín. Tuyệt đối không được ăn đồ tái sống, đồ chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đồ cay để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Những thực phẩm sau sinh mẹ không nên ăn

Bên cạnh câu hỏi "Mẹ sinh mổ ăn gì để nhiều sữa?" để lựa chọn những nhóm thực phẩm mang lại cho các mẹ sau sinh một nguồn sữa thơm ngon và dồi dào. Thì câu hỏi "Mẹ không nên ăn gì khi sinh mổ" cũng được các mẹ quan tâm để tránh những thực phẩm gây ảnh hưởng xấu chất lượng sữa, con chán ăn và gặp những biểu hiện lạ. Dưới đây là những thực phẩm sau sinh mẹ không nên ăn:

Các loại gia vị 

Các loại gia vị như hành, ớt, tỏi có thể làm cho sữa có mùi hăng và vị khó chịu. Điều này có thể làm cho con chán ăn dẫn đến tình trạng bỏ bú. Nghiêm trọng hơn, các loại gia vị này có thể gây tổn thương đến dạ dày của bé và khiến bé gặp những triệu chứng lạ sau khi bú.

Thức ăn nhanh 

Thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, xúc xích là các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và có hàm lượng calo cao, ít chất dinh dưỡng. Việc ăn các loại thực phẩm này có thể khiến chất lượng sữa lại bị giảm trong khi cơ thể mẹ tăng cân rõ rệt. Ngoài ra, mẹ tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ khiến bé chán sữa và gây kích ứng cho dạ dày của bé. 

Đồ uống có chứa cafein

Mẹ sử dụng các đồ uống chứa cafein như cà phê, trà xanh,... cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Khi con ăn  làm cho trở nên khó ngủ, cáu kỉnh và rất dễ khóc. Từ đó, con chán ăn gây từ đó sức khỏe của bé sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.  

Đồ uống có gas

Các loại nước có gas có nồng độ đường cao, khi mẹ uống lượng đường này sẽ đi qua sữa mẹ mà vào cơ thể bé và gây ra những nguy hiểm. Các mẹ tốt nhất nên tránh sử dụng nước có gas để bảo vệ an toàn cho bé.

Sau sinh các mẹ tốt nhất nên tránh sử dụng nước có gas để bảo vệ an toàn cho béSau sinh các mẹ tốt nhất nên tránh sử dụng nước có gas để bảo vệ an toàn cho bé

Các thực phẩm ăn kiêng 

Trong thời gian cho con bú, mẹ cần có lượng calo cao hơn bình thường để có thể đủ cho cả mẹ lẫn con. Những thực phẩm ăn kiêng thường có lượng calo ít nên không đủ lượng cho cả mẹ lẫn bé. Vì vậy mẹ không nên sử dụng các thực phẩm ăn kiêng trong thời gian cho con bú để có thể duy trì lượng sữa cho bé.

Các thực phẩm có vị chua 

Các thực phẩm có vị chua gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của cả 2 mẹ con. Sau khi sinh hệ tiêu hóa của mẹ còn rất yếu, mà đồ chua lại chứa nhiều axit rất dễ gây tổn hại đến hệ tiêu hóa. Ngoải ra, đồ chua làm cho chất lượng sữa suy giảm và làm mất cân bằng pH. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn các loại trái cây có vị chua sau một tháng sinh để nguồn cung cấp vitamin C tốt cho hệ miễn dịch của mẹ và bé.

Đồ ăn lạnh

Các loại đồ ăn, đồ uống lạnh không chỉ gây hại cho răng mà còn gây hại cho tiêu hóa của mẹ sau sinh. Mẹ rất dễ bị buốt răng về lâu dài gây  rối loạn tiêu hóa, gây ra các cơn đau bụng dài ngày.

Đồ ăn lạnh có thể gây rối loạn tiêu hoá cho mẹ sau sinhĐồ ăn lạnh có thể gây rối loạn tiêu hoá cho mẹ sau sinh

Hy vọng các mẹ bỉm sữa đã có câu trả lời cho câu hỏi "Mẹ sinh mổ ăn gì để nhiều sữa?" Thực phẩm lợi sữa tốt nhất sẽ giúp cho các mẹ vừa mới sinh có sự lựa chọn hợp lý. Dựa vào đó, có thể lựa chọn những món ăn nhiều sữa cho mẹ sinh mổ vừa hợp khẩu vị, vừa mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào. Mọi thắc mắc cần giải đáp cũng như cần tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau khi sinh vui lòng liên hệ 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
8,304

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám