Bạch hầu thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bích Ngọc

11-07-2024

goole news
16

Bạch hầu thanh quản là một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, chúng có tốc độ lây lan nhanh và diễn biến phức tạp. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh như thế nào? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về bạch hầu thanh quản qua bài viết dưới đây. 

Bạch hầu thanh quản là gì?

Bạch hầu thanh quản là tình trạng người bệnh nhiễm bệnh bạch hầu mà vị trí vi khuẩn khu trú và sinh sản đầu tiên là thanh quản. Là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, khi mắc bệnh, người bệnh xuất hiện giả mạc ở mũi, hầu họng, thanh quản và tuyến hạnh nhân. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể như da, niêm mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. 

Bạch hầu thanh quản sẽ biểu hiện tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc do độc tố của Corynebacterium diphtheriae (vi khuẩn bạch hầu) gây ra. Chúng gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh. 

Bạch hầu thanh quản là tình trạng vi khuẩn bạch hầu khu trú và sinh sản ở thanh quảnBạch hầu thanh quản là tình trạng vi khuẩn bạch hầu khu trú và sinh sản ở thanh quản

Bệnh bạch hầu có thể lây nhiễm qua những đường sau: 

  • Lây nhiễm qua đường hô hấp: Là con đường lây truyền chính của bệnh. Vi khuẩn lây lan qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc thở. Nếu người khỏe mạnh hít phải những giọt bắn này, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. 
  • Lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp: Vi khuẩn sẽ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét hoặc vết thương trên da của người bệnh. Người khoẻ mạnh có thể mắc bệnh khi người bệnh chạm trực tiếp vào vết loét, vết thương hoặc sử dụng chung đồ vật như khăn tắm, khăn tay. 
  • Lây nhiễm qua đồ vật dính vi khuẩn: Vi khuẩn bạch hầu có thể sống sót trên đồ vật khoảng một vài ngày. Chính vì vậy, bệnh bạch hầu cũng có thể bị lây nhiễm khi sử dụng chung các vật dụng nhiễm vi khuẩn như đồ chơi, đồ dùng ăn uống, vật dụng cá nhân,... 

Bất kỳ ở độ tuổi nào đều có thể nhiễm bệnh bạch hầu do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, trẻ em trong độ tuổi từ 2-7 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Chính vì vậy, bệnh còn có tên gọi khác khá phổ biến là bạch hầu thanh quản ở trẻ. Bệnh bạch hầu thanh quản khá dễ gặp ở trẻ còn bú. 

Khi trẻ mắc bạch hầu thanh quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thần kinh, thận, hệ hô hấp, thậm chí là tử vong. Vì đây là bệnh lý có nhiều biến chứng nguy hiểm nên khi mắc bệnh cần được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế và theo dõi các biến chứng của bệnh. 

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất nên cần phát hiện sớm để tránh những biến chứng nguy hiểmTrẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất nên cần phát hiện sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra bạch hầu thanh quản

Nguyên nhân chính gây ra bệnh là trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs-Loeffler). Vi khuẩn bạch hầu là cầu trực khuẩn gram dương, có hình dạng dùi trống hoặc que, sắp xếp đặc trưng như hàng rào, không di động, không có vỏ và không tạo nha bào. Vi khuẩn chỉ sinh ra ngoại độc tố khi vi khuẩn nhiễm virus đặc biệt (gọi là thực khuẩn bào - bacteriophage). Thông thường, những chủng vi khuẩn có thể sản xuất độc tố mới có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm. 

Trực khuẩn thường sống lâu ở giác mạc và họng của người bệnh. Trong điều kiện thiếu ánh sáng, vi khuẩn có thể sống tới 6 tháng và tồn tại lâu trên vật dụng của người bệnh, áo choàng của nhân viên y tế,... Vi khuẩn bạch hầu chết ở nhiệt độ 58oC trong vòng 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời sẽ chết trong vài giờ. Ở môi trường phenol 1% và còn 60 độ thì vi khuẩn chỉ có thể sống được 1 phút. Bản chất của chúng là một loại protein có kháng nguyên đặc hiệu, độc tính cao và chịu nhiệt kém. 

Những triệu chứng mà người bệnh thường gặp

Các triệu chứng của bệnh bạch hầu thanh quản thường xuất hiện sau 2-5 ngày bị nhiễm bệnh. Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh như: 

  • Sốt nhẹ, có cảm giác ớn lạnh. 
  • Trẻ mắc bệnh thường có dấu hiệu khó chịu, quấy khóc, bỏ bú. 
  • Chảy nước mũi một hoặc hai bên, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ, lẫn máu. 
  • Khó thở, thở nhanh, trẻ có thể dừng bú để thở
  • Các hạch cổ bị sưng
  • Ho ông ổng
  • Khàn tiếng
  • Khó thở chậm thì hít vào, có tiếng rít thanh quản
  • Có màng màu xám dày ở hầu họng. 

Bạch hầu thanh quản có thể nhanh chóng tiến triển và rất nguy hiểm. Thanh quản là vị trí hẹp nhất của đường thở nên màng giả mạc khi phát triển ở đây, rất nhanh chóng gây tắc nghẽn hô hấp dẫn đến hôn mê và tử vong. 

Khi mắc bệnh, dấu hiệu đặc trưng của bạch hầu thanh quản là xuất hiện giả mạcKhi mắc bệnh, dấu hiệu đặc trưng của bạch hầu thanh quản là xuất hiện giả mạc

Xem thêm:

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

Bạch hầu thanh quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy để chẩn đoán chính xác bệnh bạch hầu và điều trị hiệu quả sẽ được tiến hành như thế nào? 

Phương pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán bệnh bạch hầu thanh quản thường được xác định qua các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Khi khám bệnh, nếu nghi ngờ mắc bạch hầu (dựa vào các triệu chứng, đặc điểm dịch tễ,...) thì cần xét nghiệm lấy giả mạc hoặc bệnh phẩm ở vị trí nghi ngờ bạch hầu. Tuy nhiên, nếu khám lâm sàng nghi nghị mắc bệnh thì cần điều trị ngay mà không cần chờ kết quả của cận lâm sàng. 

Các phương pháp chẩn đoán bạch hầu thanh quản gồm: 

  • Dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà người bệnh đang gặp phải. 
  • Thực hiện xét nghiệm vi sinh: Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm ở vị trí bị tổn thương. Nhuộm màu soi gram để xác định vi khuẩn bạch hầu. Nếu không thấy vi khuẩn bạch hầu có thể loại bỏ khả năng mắc bệnh. 

Việc chẩn đoán bệnh phải dựa vào việc cấy và định danh vi khuẩn nhưng để thực hiện quá trình này tốn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, chúng đem lại kết quả chính xác nhất, hỗ trợ trong việc điều trị bệnh. 

Thực hiện xét nghiệm vi sinh giúp chẩn đoán chính xác bệnhThực hiện xét nghiệm vi sinh giúp chẩn đoán chính xác bệnh

Phương pháp điều trị bệnh

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh bạch hầu thanh quản, người bệnh nên điều trị ngay lập tức. Phương pháp điều trị thường được áp dụng đối với bệnh nhân bị bạch hầu gồm: 

  • Chống độc tố bạch hầu: Thường được sử dụng thuốc chống độc tố bạch hầu. Thuốc sẽ được tiêm bằng đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp giúp trung hòa lượng độc tố do vi khuẩn gây ra. Cần thực hiện xét nghiệm dị ứng để đảm bảo người bệnh không dị ứng với thuốc kháng độc tố. 
  • Sử dụng thuốc kháng sinh. 
  • Cần cách ly đối tượng mắc bệnh vì có thể dễ dàng lây lan trong cộng đồng. 
  • Trong một số trường hợp giả mạc gây bít tắc đường hô hấp, cần thực hiện bóc tách giả mạc. 

Người bệnh cần được điều trị tích cực với một số loại thuốc Người bệnh cần được điều trị tích cực với một số loại thuốc 

Biện pháp phòng tránh bệnh bạch hầu thanh quản

Hiện nay, phần lớn trường hợp mắc bệnh bạch hầu nói chung và bạch hầu thanh quản nói riêng đều có khả năng chữa khỏi. Mặc dù vậy, không nên chủ quan mà cần chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vaccine bạch hầu

Có nhiều loại vaccine được dùng trong phòng ngừa bệnh bạch hầu, tuy nhiên cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, cung cấp loại vaccine có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo theo tiêu chuẩn của WHO và Bộ Y tế. Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp đầy đủ dịch vụ tiêm phòng bạch hầu với các loại vaccine phối hợp như: 

  • Vắc xin 6 in 1: Infanrix Hexa (Bỉ), Hexaxim (Pháp).
  • Vắc xin 5 in 1: Pentaxim (Pháp).
  • Vắc xin 4 in 1: Tetraxim (Pháp).
  • Vắc xin 3 in 1: Boostrix (Bỉ).

Bên cạnh tiêm vaccine đầy đủ, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh khác, như: 

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. 
  • Khi ho hoặc hắt hơi cần che miệng để hạn chế giọt bắn. 
  • Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là mũi họng hàng ngày. 
  • Không tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mắc bệnh. 
  • Nếu có dấu hiệu mắc bệnh cần cách ly và đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. 

Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh bạch hầu là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhấtTiêm vaccine phòng ngừa bệnh bạch hầu là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất

Bạch hầu thanh quản là căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Nếu phát hiện chậm trễ và không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt, bệnh lây thông qua những tiếp xúc hàng này nên có thể dễ dàng lây lan nhanh chóng. Do đó, việc chủ động tiêm vaccine phòng ngừa bệnh là cần thiết. Cha mẹ cần thực hiện tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch cho trẻ, đồng thời chủ động tự bảo vệ bản thân bằng cách tiêm phòng ngừa bệnh. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã chia sẻ những thông tin hữu ích đến bạn đọc về căn bệnh bạch hầu thanh quản. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh cần cách ly và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Quý khách có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua số hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại đặt lịch khám để được tư vấn và đặt lịch khám, lịch tiêm chủng nhanh chóng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
320

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám