Tìm hiểu bệnh bạch hầu: Dấu hiệu nhận biết sớm để điều trị kịp thời

Dương Thị Trà My

02-06-2021

goole news
16

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn gây ra, với tốc độ lây lan nhanh và có tỷ lệ tử vong lên tới 3%. Trong đó, trẻ em dưới 5 tuổi và người trên 60 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Vậy dấu hiệu nhận biết sớm để điều trị kịp thời bệnh bạch hầu là gì? Làm cách nào để phòng tránh bạch hầu? Cùng Phương Đông tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

 

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh có khả năng lây lan cao và nhanh chóng tạo thành dịch nếu không có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.

Bệnh bạch hầu là nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh còn có thể xuất hiện ở da và các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hay bộ phận sinh dục.

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là gì?

Đây là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu – tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae gây ra.

Bạch hầu có thể gây tử vong cho khoảng 3% người mắc bệnh. Ngay cả khi họ được điều trị, và tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ dưới 15 tuổi.

Bạch hầu có thể phòng ngừa nếu tiêm phòng vắc xin. Hiện nay trên thế giới đã có thuốc điều trị bệnh. Nhưng trong giai đoạn bệnh tiến triển vẫn có thể gây hại cho hệ thần kinh. Cũng như ảnh hưởng tới tim, thận của bệnh nhân.

Nguyên nhân mắc bệnh bạch hầu

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheria (họ Corynebacteriaceae) là nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch hầu. Vi khuẩn bạch hầu có 3 tuýp là Gravis, Mitis và Intermedius. Vi khuẩn này có thể tiết ra các độc tố làm tổn thương nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc lây gián tiếp khi tiếp xúc với vật dụng có chất bài tiết của bệnh nhân. Do đó bệnh có tốc độ lây lan nhanh; hơn thế nữa có thể xâm nhập qua vùng da tổn thương gây bệnh bạch hầu da.

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheria là nguyên nhân chính gây bệnh bạch hầu

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheria là nguyên nhân chính gây bệnh bạch hầu

Triệu chứng nhận biết của bệnh bạch hầu

Bệnh nhân mắc bạch hầu thường biểu hiện các triệu chứng đầu tiên sau 2-5 ngày nhiễm vi khuẩn. Tùy vào vị trí vi khuẩn lây nhiễm mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng dễ nhận biết:

Bạch hầu mũi trước

Sổ mũi, mũi chảy dịch nhầy có thể lẫn máu, có màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh này thường nhẹ do khả năng độc tố thâm nhập vào máu là khá thấp.

Bạch hầu ở họng và amidan

Mệt mỏi, đau họng, sốt nhẹ, chán ăn. Xuất hiện lớp giả mạc màu trắng xanh, dai, dính chắc vào amidan. Hoặc có thể bao phủ toàn bộ vùng hầu họng. Thể này khá nghiêm trọng bởi các độc tố có thể ngấm vào máu dẫn tới nhiễm độc toàn thân.  Một số bệnh nhân có thể gặp tình trạng sưng phù nề vùng dưới hàm, sưng hạch, cổ bạnh ra. Nặng hơn, bệnh nhân sẽ trở nên phờ phạc, xanh tái, hôn mê. Có thể tử vong trong vòng 10 ngày nếu không được điều trị.

Giả mạc màu trắng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh bạch hầu

Giả mạc màu trắng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh bạch hầu

Bạch hầu thanh quản

Sốt, khàn giọng, ho nhiều, có giả mạc tại thanh quản hoặc từ khu vực hầu họng lan xuống phía dưới. Đây là thể bệnh tiến triển nhanh và rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm, giả mạc có thể gây bít tắc đường thở dẫn tới tử vong.

Vi khuẩn bạch hầu cutaneous diphtheria gây bệnh trên da

Bên cạnh vi khuẩn Corynebacterium diphtheria; còn có thêm loại vi khuẩn bạch hầu thứ hai là cutaneous diphtheria. Khá hiếm gặp và thường ở thể nhẹ, gây ảnh hưởng tới da với triệu chứng: Da đỏ, sưng, đau, lở loét được bao phủ bởi một màng màu xám ở vùng hầu. Và cũng có thể phát triển trong bệnh bạch hầu trên da.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời như:

Gặp vấn đề về thở

Độc tố của vi khuẩn gây bệnh bạch cầu có thể gây tổn thương mô ngay lập tức cho khu vực nhiễm trùng. Phổ biến nhất đó là mũi và cổ họng. Bệnh có thể tạo ra lớp màng cứng màu xám mọc thành từng mảng lớn bao gồm vi khuẩn; các tế bào chết và các chất khác cản trở hô hấp khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, ho khan.

Đau tim

Bên cạnh việc gây tổn thương cho khu vực nhiễm trùng. Độc tố bạch hầu có thể  lây lan qua dòng máu làm tổn thương các mô khác trong cơ thể. Chẳng hạn như cơ tim, dẫn đến biến chứng viêm cơ tim… Viêm cơ tim thường biểu hiện với những bất thường nhỏ trên điện tâm đồ. Hoặc nghiêm trọng có thể dẫn tới suy tim, tim sung huyết và nguy hiểm nhất là đột tử. Khi viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày mắc bệnh, tiên lượng thường xấu, tỉ lệ tử vong cao.

Tổn thương thần kinh

Độc tố bạch hầu cũng có thể theo đường máu và gây tổn tưởng thần kinh. Cụ thể là dây thần kinh ở cổ họng khiến bệnh nhân khó nuốt (tuần thứ ba của bệnh), dây thần kinh ở tứ chi gây viêm, yếu cơ (tuần thứ 5 của bệnh). Bên cạnh đó, bệnh bạch cầu cũng có thể dẫn tới tình trạng viêm phổi và suy hô hấp do liệt cơ hoành.

Bạch hầu có thể gây tổn thương thần kinh của người bệnh

Bạch hầu có thể gây tổn thương thần kinh của người bệnh

Tử vong

Trường hợp bệnh nặng không có dấu hiệu sốt cao nhưng cổ sưng to, khó thở, rối loạn nhịp tim dẫn tới tê liệt hoàn toàn và có thể diễn tiến trầm trọng khiến bệnh nhân tử vong.

Một số biến chứng khác có thể xuất hiện ở bệnh nhân bạch hầu đó là: viêm kết mạc mắt, suy hô hấp do tắc nghẽn đường hô hấp. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn tới thoái hóa thận; hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.

Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường nào?

Trong vòng 6 tuần đầu kể từ khi nhiễm bệnh. Bệnh nhân có thể lây truyền bệnh cho những người xung quanh dù họ không biểu hiện bất kỳ triệu chứng gì. Dưới đây là những đường lây phổ biến của bệnh bạch hầu:

Qua đường hô hấp (giọt bắn trong không khí)

Những người xung quanh có thể hít phải vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae khi bệnh nhân bạch hầu hắt hơi hoặc ho phát ra giọt bắn có chứa mầm bệnh. Đây chính là đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh bạch hầu. Giúp bệnh lây lan nhanh chóng và có thể tạo thành dịch trong thời gian ngắn.

Bệnh bạch hầu thường lây qua đường hô hấp

Bệnh bạch hầu thường lây qua đường hô hấp

Qua vật dụng chứa mầm bệnh

Việc sử dụng chung những đồ vật với những người nhiễm bệnh đều làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Đặc biệt khi tiếp xúc với những vật dụng có chất dịch của bệnh nhân. Như cốc, bát, đũa, thìa, giấy ăn…

Đồ gia dụng bị ô nhiễm

Lây nhiễm bệnh bạch hầu thông qua các vật dụng dùng chung trong gia đình. Như đồ chơi, tay nắm cửa, khăn… khá hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng lây truyền bệnh. Vi khuẩn bạch hầu có thể lây nhiễm thông qua các vết thương hở khi chạm vào vật dụng có chứa vi khuẩn.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến nhất ở những đối tượng sau:

  • Người chưa tiêm phòng vắc xin bạch hầu (người lớn và trẻ nhỏ).
  • Những người sống chung với bệnh nhân mắc bạch hầu.
  • Người sống trong tập thể đông đúc, giữ vệ sinh kém.
  • Người đi qua, lưu trú tại khu vực đang có dịch bệnh bạch hầu.

Chẩn đoán bạch hầu như thế nào?

Để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân cần chủ động thăm khám và làm xét nghiệm chẩn đoán bạch hầu. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học, có rất nhiều phương pháp xét nghiệm bệnh bạch hầu nhanh và chính xác:

Xét nghiệm soi trực tiếp

Xét nghiệm soi trực tiếp là phương pháp chẩn đoán bạch hầu nhanh và chính xác

Xét nghiệm soi trực tiếp là phương pháp chẩn đoán bạch hầu nhanh và chính xác

Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh bạch hầu. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy màng giả mạc hoặc chất dịch tại vùng hầu họng hoặc vùng đang bị tổn thương làm bệnh phẩm. Bệnh phẩm này có thể được nhuộm qua Albert hoặc Methylen để phát hiện cũng như theo dõi sự phát triển của vi khuẩn. Nếu kết quả cho thấy vi khuẩn tồn tại, bệnh nhân sẽ được kiểm tra kỹ hơn và điều trị theo phác đồ phù hợp với tiến triển bệnh.

Xét nghiệm sinh học phân tử 

Phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử (tên quốc tế là Real time PCR) được áp dụng khá phổ biến nhằm chẩn đoán bệnh bạch hầu. Tương tự với phương pháp xét nghiệm soi trực tiếp, bác sĩ sẽ tiến hành lấy bệnh phẩm để xét nghiệm và phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn bạch hầu.

Bên cạnh 2 xét nghiệm trên, một số phương pháp khác có thể được áp dụng để chẩn đoán bệnh bạch hầu đó là: xét nghiệm nuôi cấy, phân lập, định danh. 

Những biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu

Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh bạch hầu có thể đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy phòng ngừa bệnh là việc làm cực kỳ cần thiết đối với mỗi người

Tiêm phòng

Chủ động tiêm phòng bạch hầu là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Hiện nay trẻ nhỏ từ 2 -24 tháng tuổi đều được tiêm phòng. Thông thường trẻ thường được tiêm mũi 3 trong 1 kết hợp bạch hầu  - uốn ván – ho gà

Tiêm phòng chính là biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất

Tiêm phòng chính là biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất

Vắc-xin 3 trong 1 thường được tiêm ở cánh tay hoặc đùi khi trẻ ở 5 độ tuổi này: 2 tháng - 4 tháng - 6 tháng - 15 đến 18 tháng - 4 đến 6 tuổi

Vắc xin bạch hầu đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên khi tiêm có thể gây ra một số tác dụng phụ như trẻ quấy khóc, buồn ngủ, sốt nhẹ, đau tại vết tiêm…

Ngăn chặn dịch bệnh

Khi dịch bạch hầu bùng phát mạnh mẽ, việc xác định nhanh, cách ly kịp thời và điều trị triệt để chính là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan. Bên cạnh việc điều trị cho bệnh nhân, cần theo dõi chặt chẽ những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Nếu chủ quan với vấn đề phòng chống dịch, dịch bạch hầu có thể bùng phát, lây lan nhanh chóng và rất khó có thể kiểm soát.

Bên cạnh đó, mỗi người cần nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh bằng cách:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi.
  • Giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh mũi họng hằng ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bạch hầu.
  • Đảm bảo nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng.
  • Nếu nghi ngờ mắc bệnh cần thăm khám, khai báo sớm để được cách ly và điều trị kịp thời.

Các biện pháp điều trị bệnh bạch hầu

Nguyên tắc điều trị bệnh bạch hầu đó là: phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân; sử dụng kháng độc đố bạch hầu và kháng sinh ngay để ngăn chặn biến chứng; theo dõi và xử lý kịp thời các biến chứng; chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.

Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân ngay từ khi cso dấu hiệu nghi ngờ bệnh bạch hầu

Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân ngay từ khi cso dấu hiệu nghi ngờ bệnh bạch hầu

Dưới đây là những phương pháp điều trị bạch hầu:

Kháng độc tố

Ngay khi nghi ngờ mắc bệnh, cần dùng ngay kháng độc tố bạch cầu. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ bệnh chứ không phụ thuộc vào lứa tuổi, cân nặng. Cần test trong da để phòng ngừa dị ứng, sốc phản vệ…(có thể sử dụng phương pháp Besredka)

  • Bạch hầu hầu họng, thanh quản: 20.000 - 40.000 UI
  • Bạch hầu mũi họng: 40.000 - 60.000 UI
  • Bạch hầu ác tính: 80.000 - 100.000 UI

Đối với các bệnh nhân thể nặng, có thể truyền tĩnh mạch SAD. Pha toàn bộ SAD trong 250-500ml nước muối 0,9% truyền tĩnh mạch chậm trong 2-4 giờ. Trong quá trình truyền, cần theo dõi các dấu hiệu phản vệ và sẵn sàng cấp cứu nếu sốc phản vệ xảy ra.

Kháng sinh

Đối với trường hợp nghi ngờ cần tiêm bắp sâu Penicillin G: 50.000 - 100.000 đơn vị/kg/ngày chia 2 lần, tiêm bắp 10-14 ngày cho đến khi hết giả mạc.

  • Hoặc Erythromycin uống: trẻ em 30-50mg/kg/ngày; người lớn 500mg x 4 lần/ngày dùng 14 ngày cho đến khi hết giả mạc.
  • Hoặc Azithromycin: trẻ em: 10-12 mg/kg/ngày, người lớn: 500mg/ngày x 14 ngày.

Hỗ trợ hô hấp

Không sử dụng liệu pháp oxy trừ khi có tắc nghẽn đường thở. Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu như thở rút lõm ngực nặng, bứt rứt (khó thở thanh quản độ II) cần chỉ định mở khí quản.

Một số bệnh nhân mắc bạch hầu cần tới sự hỗ trợ hô hấp

Một số bệnh nhân mắc bạch hầu cần tới sự hỗ trợ hô hấp

Điều trị hỗ trợ

  • Nếu trẻ sốt >39 độ C, mệt mỏi: dùng paracetamol để hạ sốt, giảm đau
  • Khuyến khích trẻ ăn uống, nghỉ ngơi
  • Trẻ gặp vấn đề ở hầu họng gây khó nuốt, có thể nuôi ăn qua ống sonde mũi dạ dày
  • Hạn chế thăm khám và thực hiện các thủ thuật xâm lấn khi không thực sự cần thiết.

Theo dõi

Theo dõi bệnh nhân mỗi 3 giờ/lần và bác sĩ cần đánh giá tình trạng của trẻ 2 lần/ngày, đặc biệt là tình trạng hô hấp để phát hiện sớm được dấu hiệu tắc nghẽn đường thở.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bạch hầu là bệnh lây truyền nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao. Chính vì vậy bệnh nhân cần được thăm khám ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ như: đau sưng họng, sưng hạch bạch huyết ở cổ, khó thở, sốt, ớn lạnh, xuất hiện giả mạc 2 bên thành họng với màu trắng ngà, xám đen, dai dính.

Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết trên đã giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về bệnh bạch hầu, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh bạch hầu tuy có thể điều trị nhưng có khả năng để lại di chứng cho bệnh nhân. Vì vậy tiêm phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe mỗi người. Bộ Y tế khuyến cáo trẻ dưới 5 tuổi cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh trong đó có bạch hầu. Người dân nếu có nhu cầu dự phòng bệnh bạch hầu cần lựa chọn địa chỉ uy tín như Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Trung tâm Tiêm chủng BVĐK Phương Đông là nơi quy tụ đỗi ngũ y bác sĩ chuyên môn cao

Trung tâm Tiêm chủng BVĐK Phương Đông là nơi quy tụ đỗi ngũ y bác sĩ chuyên môn cao

Trung tâm Tiêm chủng của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, có khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Với đầy đủ các loại vắc xin phối hợp có thành phần kháng nguyên bạch hầu có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Vắc xin tại Phương Đông được nhập trực tiếp từ các nhà phân phối uy tín trong và ngoài nước với đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, đảm bảo bảo quản trong nhiệt độ từ 2-8 độ C theo tiêu chuẩn của WHOBộ Y tế Việt Nam. Các dụng cụ y tế đảm bảo tiệt trùng và hệ thống các khoa phòng được khử khuẩn thường xuyên. Các bác sĩ và kỹ thuật viên là những người tận tình, kỹ thuật tốt, thao tác nhẹ nhàng, am hiểu tâm lý trẻ, giúp trẻ quên đi nỗi sợ bệnh viện.

Hệ thống phòng tiêm, phòng theo dõi sau tiêm tại Phương Đông được thiết kế theo mô hình khách sạn 5 sao sang trọng, hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích như khu vui chơi đầy sắc màu, tủ sách mini, điều hòa 2 chiều, wifi tốc độ cao miễn phí... Cho trẻ thỏa sức vui đùa, thoải mái về mặt tâm lý, không còn sợ hãi khi tiêm. 

Các bé sẽ được khám sàng lọc miễn phí bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa trước tiêm. Sau tiêm, trẻ được theo dõi tại chỗ trong vòng 30 phút nhằm xử lý kịp thời nếu có tình huống bất ngờ xảy ra. Trước khi ra về, cha mẹ sẽ được các chuyên gia hướng dẫn cách theo dõi thân nhiệt, nhịp thử, vị trí vết tiêm của trẻ tại nhà trong vòng 24 -48 giờ sau tiêm để đảm bảo sức khỏe.

Để đặt lịch tiêm và nhận tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng gọi ngay HOTLINE 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,064

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

Dịch bạch hầu chưa kết thúc, người dân cần nâng cao ý thức phòng ngừa

Bên cạnh việc tích cực phòng chống dịch Covid-19, người dân cũng cần nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng chống dịch bạch hầu.

29-08-2020

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám