Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn WHO

Nguyễn Mai Phương

21-01-2021

goole news
16

Bảng cân nặng thai nhi sẽ giúp mẹ tham khảo, đối chiếu nhằm theo dõi sự phát triển của con, biết được con đang thừa hay thiếu cân để từ đó có biện pháp thay đổi chế độ sinh hoạt, tập luyện sao cho phù hợp.

Cách đo chiều dài, cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Trong 7 tuần đầu tiên của thai kỳ, em bé mới chỉ ở dạng phôi thai, chưa hoàn thiện, kích thước còn rất nhỏ. Bởi vậy chiều dài và cân nặng của thai nhi sẽ được tính từ tuần thứ 8.

Từ tuần 8 đến 19, chân của bé uốn cong, rất khó để đo lường chính xác nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông, gọi là chiều dài đầu mông.

Từ tuần 20 đến 42, chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân. Trong khoảng thời gian này, kích thước của thai nhi sẽ tăng dần đều.

Từ tuần thứ 32 trở đi, những đường nét cuối cùng của cơ thể bé hoàn thiện, bé dần đạt đến kích thước tối đa khi ra đời.

Bảng cân nặng thai nhi

Quá trình phát triển của thai nhi trong 9 tháng

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần

Từ tuần thai thứ 8, mẹ có thể theo dõi bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi theo bảng chiều dài, cân nặng của thai nhi theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Tuổi thai

Chiều dài (cm)

Cân nặng (gram)

Tuần 8

1,6

1

Tuần 9

2,3

2

Tuần 10

3,1

4

Tuần 11

4,1

7

Tuần 12

5,4

14

Tuần 13

7,4

23

Tuần 14

8,7

43

Tuần 15

10,1

70

Tuần 16

11,6

100

Tuần 17

13

140

Tuần 18

14,2

190

Tuần 19

15,3

240

Tuần 20

25,6

300

Tuần 21

26,7

360

Tuần 22

27,8

430

Tuần 23

28,9

500

Tuần 24

30

600

Tuần 25

34,6

660

Tuần 26

35,6

760

Tuần 27

36,6

875

Tuần 28

37,6

1.005

Tuần 29

38,6

1.150

Tuần 30

39,9

1.320

Tuần 31

41,1

1.500

Tuần 32

42,4

1.700

Tuần 33

43,7

1.920

Tuần 34

45

2.150

Tuần 35

46,2

2.380

Tuần 36

47,4

2.620

Tuần 37

48,6

2.860

Tuần 38

49,8

3.080

Tuần 39

50,7

3.290

Tuần 40

51,2

3.460

Mẹ bầu có thể đối chiếu các chỉ số của bé trên phiếu siêu âm với bảng chiều dài, cân nặng thai nhi trên để theo dõi sự phát triển của bé. Trường hợp thai nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với số liệu trong bảng, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để thay đổi chế độ dinh dưỡng và vận động cho phù hợp.

Thai nhi bị thừa hay thiếu cân có sao không?

Thai nhi bị thừa cân có thể khiến cho quá trình sinh nở của thai phụ gặp nhiều nguy cơ như tổn thương đường sinh dục, khó sinh phải chuyển mổ, vỡ tử cung... Trẻ sơ sinh thừa cân dễ mắc phải các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, béo phì, bệnh về tiêu hóa...

Thai thiếu cân có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị suy nhược cơ thể. Bé sinh ra có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ mắc một số bệnh lý như viêm phổi...

Cần làm gì để con phát triển đúng chuẩn bảng cân nặng thai nhi?

Kiểm soát cân nặng khi mang thai

Mẹ bầu cần chú ý kiểm soát chế độ dinh dưỡng, tránh để xảy ra tình trạng lên cân quá nhiều hoặc quá ít khi mang thai. Trong cả thai kỳ, bà bầu nên tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10-15kg. Nếu mang đa thai, người mẹ có thể tăng khoảng 16-20kg trong cả thai kỳ. Trong tam cá nguyệt đầu, cân nặng của mẹ chỉ nên tăng tối đa không quá 1,5-2kg. 

Nếu bác sĩ cảnh báo thiếu cân, mẹ bầu cần phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg. Từ tuần thứ 14 đến 28, thai phụ có thể tăng 0.5kg/tuần, nhưng nếu thừa cân, mẹ sẽ cần giới hạn cân nặng tăng khoảng 0.2-0.3kg/tuần

Nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý

Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh xa căng thẳng và stress vì có thể làm ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cần ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh thức khuya.

>> Xem thêm: Vì sao bà bầu bị mất ngủ? Mách mẹ bầu 10 cách giúp ngủ ngon

Khám thai định kỳ

Mẹ bầu cần khám thai định kỳ với bác sĩ có chuyên môn để nắm rõ sự phát triển và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi. Nếu có sự chênh lệch lớn so với bảng cân nặng thai nhi, bác sĩ sẽ tư vấn giúp mẹ khắc phục tình trạng này.

Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ theo dõi quá trình phát triển của con

Trên đây là bảng cân nặng thai nhi theo tiêu chuẩn WHO. Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn, quý khách vui lòng liên hệ hotline 19001806 hoặc TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm:

>> Bảng cân nặng bé trai, bé gái chuẩn WHO

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
12,394

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám