Crohn là tình trạng viêm ruột xuyên thành mạn tính, còn gọi là viêm ruột từng vùng. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và ảnh hưởng tới bất kỳ bộ phận nào của đường tiêu hoá như ruột non, ruột già.
Crohn là tình trạng viêm ruột xuyên thành mạn tính, còn gọi là viêm ruột từng vùng. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và ảnh hưởng tới bất kỳ bộ phận nào của đường tiêu hoá như ruột non, ruột già.
Crohn là bệnh viêm ruột (Inflammatory Bowel Disease) lan sâu vào thành đường tiêu hóa gây loét, chảy máu. Bệnh có thể gặp ở tất cả lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở độ tuổi trẻ. Tình trạng viêm thường sẽ lan sâu tới các mô ruột và gây ra đau đớn, suy nhược, nhiều khi có thể biến chứng đe dọa tính mạng nếu người bệnh không sớm phát hiện và kịp thời điều trị.
Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh Crohn. Các biện pháp chăm sóc và điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng.
Nguyên nhân gây bệnh Crohn đến nay vẫn chưa được xác định. Bệnh từng được nghi ngờ là do chế độ ăn kiêng và tình trạng căng thẳng gây nên, tuy nhiên hiện nay các bác sĩ cho rằng dù những yếu tố này khiến tình trạng bệnh nặng hơn nhưng không phải nguyên nhân chính của bệnh. Các yếu tố di truyền và hệ miễn dịch có vai trò nhất định trong việc khiến bệnh phát triển, cụ thể:
Triệu chứng bệnh Crohn có thể xuất hiện ở tất cả các vị trí trong ống tiêu hóa, tuy nhiên chủ yếu nằm tại cuối ruột non. Các triệu chứng này từ nhẹ đến nặng, chúng phát triển từ từ, đôi khi xuất hiện đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu nào báo trước hay còn gọi là khoảng lặng.
Biểu hiện phổ biến nhất khi mắc bệnh Crohn là tiêu chảy mạn tính. Khi đó người bệnh đau bụng, sốt, chán ăn, sụt cân, bụng mềm sờ vào thấy chướng.
Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác của bệnh như:
Khi mắc Crohn cấp tính, người bệnh biểu hiện đau bụng, nhất là bên hố chậu phải do đó dễ nhầm với đau ruột thừa, viêm đại tràng mạn tính, hay sỏi niệu quản (nữ giới còn có thể nhầm với u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung), một số trường hợp sốt cao (39-40 độ C). Đau bụng do bệnh Crohn thường xảy ra sau khi ăn, kèm theo buồn đại tiện. Đau giảm hoặc hết sau khi người bệnh đi đại tiện. Phân lỏng hoặc lẫn máu trong phân. Ngoài ra người bệnh có thể buồn nôn, nôn.
Đối với Crohn mạn tính, bệnh phát triển từ từ, kéo dài lâu (khoảng hơn 2 năm). Người bệnh đau bụng âm ỉ, mệt mỏi, thiếu máu, da xanh, chán ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài gây mất nước, mất chất điện giải và chất dinh dưỡng dẫn đến gầy sút, thể trạng yếu.
Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi và giới tính tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh Crohn như sau:
Crohn không phải bệnh truyền nhiễm do đó không thể lây truyền từ người bệnh sang người lành, khỏe mạnh qua bất kỳ đường lây nhiễm nào.
Tuy nhiên, giống như các bệnh viêm ruột khác, bệnh Crohn có thể lây lan nội bộ, trong đường tiêu hóa của chính người bệnh. Có thể hạn chế tình trạng này bằng thuốc chống viêm, thuốc tiêu chảy, các liệu pháp dinh dưỡng như giảm tiếp xúc với các chất kích thích có trong thực phẩm, hoặc can thiệp bằng phẫu thuật.
Bệnh crohn có thể dẫn đến các biến chứng như sau:
Crohn thường dễ bị nhầm với các bệnh đường ruột khác do triệu chứng khá giống nhau. Do đó để chẩn đoán chính xác bệnh, cần dựa vào kết quả xét nghiệm (máu, phân), nội soi, chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang chuẩn bị (thụt tháo, có thuốc cản quang), chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ để quan sát chi tiết thành ruột.
Tùy theo triệu chứng và mức độ của bệnh mà phương pháp điều trị có thể khác nhau. Để việc điều trị hiệu quả, bác sĩ cần xác định rõ nguyên nhân, mức độ, vị trí tổn thương để có hướng điều trị cụ thể (bằng thuốc hay can thiệp phẫu thuật), chẳng hạn như:
Người bệnh khi thấy xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài (đau bụng, đi ngoài phân lỏng, có máu lẫn trong phân, buồn nôn, nôn…) kèm sốt cần đi khám bệnh sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách. Không nên tự chẩn đoán, tự mua thuốc chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể khiến bệnh nặng hơn và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Để phòng ngừa bệnh Crohn, trước hết người bệnh cần thay đổi chế độ ăn và lối sống nhằm kiểm soát triệu chứng, kéo dài thời gian giữa các đợt bùng phát bệnh. Hiện không có bằng chứng chắc chắn chế độ ăn là nguyên nhân dẫn tới bệnh Crohn, tuy nhiên một số thực phẩm có thể làm nặng thêm triệu chứng của bệnh như: sữa, thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn cay, rượu, nước có ga và đồ uống chứa caffeine. Bên cạnh đó, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, uống nhiều nước. Nếu trái cây tươi, rau sống làm người bệnh thấy khó chịu, có thể hấp trước khi dùng.
Bệnh Crohn cản trở ruột hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời chế độ ăn cũng bị hạn chế, người bệnh có thể cân nhắc bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất. Tuy nhiên bạn cần xin ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi dùng thực phẩm bổ sung.
Hút thuốc lá làm tăng tiến triển bệnh Crohn cũng như làm tình trạng bệnh diễn biến trầm trọng hơn. Người nghiện thuốc nếu mắc Crohn sẽ có nhiều khả năng tái phát, phải dùng nhiều thuốc và dễ phải phẫu thuật lặp lại. Các bác sĩ đều khuyến cáo bỏ hút thuốc để cải thiện sức khỏe cho đường tiêu hóa và sức khỏe tổng thể nói chung.
Căng thẳng, stress cũng được xem xét là một yếu tố làm triệu chứng của bệnh Crohn trở nên nặng hơn. Để hạn chế stress và căng thẳng, người bệnh nên tìm các biện pháp như: tập thể dục như thiền, yoga, liệu pháp phản hồi sinh học (Biofeedback), thư giãn và tập hít thở sâu.