Bệnh loãng xương là gì? Cách điều trị và phòng tránh loãng xương hiệu quả

Trần Hồng Nụ

22-06-2022

goole news
16

Loãng xương là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh có thể gây ra biến chứng gãy xương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động. Bởi vậy mà việc nắm rõ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh loãng xương luôn là điều cần thiết với mỗi người.

Loãng xương là gì?

Loãng xương còn gọi là chứng giòn xương, xốp xương. Đây là hiện tượng xương liên tục bị giảm trọng lượng, bên cạnh đó mật độ các chất trong xương ngày thưa dần.

hệ quả của tình trạng này là khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy hơn cho dù chỉ bị tác động bởi một lực nhẹ.

Sự khác biệt giữa xương bình thường và loãng xương

Sự khác biệt giữa xương bình thường và loãng xương

Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh loãng xương là tình trạng sụt cân và đau lưng. Bệnh này được xếp vào nhóm nguyên nhân chính gây gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương thường ở khu vực xương hông, cột sống và cổ tay. Một số xương bị gãy có thể không thể chữa lành được, nhất là xương hông.

Loãng xương được ví như một căn bệnh thầm lặng. Do nó chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Thậm chí, nhiều người còn nghĩ rằng, bệnh này là một quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi của khi tuổi già. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, loãng xương hoàn toàn có thể được ngăn ngừa; ngay cả khi do yếu tố tuổi tác.

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Các biến chứng loãng xương bao gồm gãy xương, biến dạng cột số và ảnh hưởng đến sức khỏe của một số cơ quan khác trong cơ thể người bệnh.

Gãy xương

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Hậu quả do bệnh loãng xương gây ra sẽ rất nặng nề. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh này là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương. Ở những người bị giảm mật độ xương nặng, chỉ cần một va chạm nhẹ cthôi cũng có nguy cơ cao bị gãy xương.

Xương cột sống, xương đùi, xương cẳng tay, cánh tay, cẳng chân đều là những xương dễ bị gãy nhất. Do phải chịu lực và bị tác động nhiều nhất. Còn gãy cổ xương đùi, gãy cổ tay, gãy khớp háng lại thường xuyên xuất hiện ở những người bệnh nhân loãng xương người cao tuổi.

Gãy cổ xương đùi do loãng xương

Gãy cổ xương đùi do loãng xương

Có tới 75% ca gãy cổ xương đùi ở phụ nữ và 25% ca ở nam giới trên 50 tuổi. Đều có nguyên nhân do loãng xương. Gãy xương gây đau đớn, biến dạng cơ thể, mất khả năng vận động, giảm đáng kể tuổi thọ của người bệnh. Theo ước tính, khi bị gãy xương đùi thì nguy cơ gãy xương trong tương lai cũng tăng 2.5 lần. Đặc biệt, 25% bệnh nhân gãy cổ xương đùi sẽ tử vong chỉ trong vòng một năm; 60% người gãy xương bị hạn chế vận động; 40% người không thể đi lại và phải phụ thuộc vào các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ.

Biến dạng cột sống

Biến dạng cột sống cũng là một trong những biến chứng của loãng xương. Tình trạng này sẽ xuất hiện khi bờ trước của đốt sống bị xẹp do mật độ xương giảm mạnh và các vi gãy.

Cột sống biến dạng không chỉ khiến người bệnh bị thấp đi. Mà còn gây chèn ép các cơ quan trong lồng ngực và ruột. Hệ quả là dẫn đến tình trạng khó thở, tiêu hóa kém, gặp nhiều khó khăn.

Cả hai nam và nữ giới khi bị biến dạng cột sống đều trở nên gầy gò, thiếu sức sống và không muốn hòa nhập với cộng đồng. Thậm chí việc lựa chọn quần áo vừa vặn với bản thân cũng rất khó khăn, dần dàn họ trở nên cô lập và dẫn đến trầm cảm.

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các cơ quan khác

Loãng xương hoàn toàn có thể gây tác động xấu tới nhiều cơ quan khác trên cơ thể người bệnh. Chẳng hạn như tình trạng thiếu máu do không cung cấp đủ chất dinh dưỡng để giữ cho xương chắc khỏe. Ngoài ra, khi bị gãy xương, người bệnh cũng ít vận động hơn. Do đó các xương khác cũng trở nên yếu đi và mất dần sự linh hoạt. Tình trạng này theo thời gian sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể.

Dấu hiệu bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương thường không có các triệu chứng rõ ràng. Bởi vậy, đa số người bệnh đều không biết mình bị giảm mật độ xương cho đến khi xương yếu đi và bị gãy chỉ do va đập nhẹ hoặc té ngã. Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, khi có biểu hiện lâm sàng tức đã có biến chứng thì cơ thể bệnh nhân đã mất trên 30% mật độ xương.

Đau lưng, đau cột sống liên tục là triệu chứng loãng xương điển hình

Đau lưng, đau cột sống liên tục là triệu chứng loãng xương điển hình

Xem thêm: Đau lưng: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Một số triệu chứng bệnh loãng xương gồm:

Giảm mật độ xương

Tình trạng này khiến xương ở cột sống bị xẹp hay gãy lún dẫn đến các cơn đau lưng cấp. Dáng đi lom khom, gù lưng, giảm chiều cao.

Đau nhức đầu xương

Đây là triệu chứng loãng xương rất dễ nhận thấy nhất. Lúc này, người bệnh sẽ thấy đau nhức các đầu xương dài. Thậm chí cảm giác đau còn giống như bị kim chích toàn thân

Đau ở một số vùng xương

Gồm cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối,... Đây là những bộ phận phải chịu lực nhiều trên cơ thể nên dễ bị đau khi gặp phải chấn thương. Cơn đau thường xuất hiện âm ỉ và kéo dài. Đau nhiều hơn khi đi lại, vận động, ngồi lâu về thuyên giảm khi người bệnh nằm nghỉ.

Ảnh hưởng đến dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa

Người bị loãng xương rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người do dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và dây thần kinh tọa đã bị ảnh hưởng.

Giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, cao huyết áp

Triệu chứng này thường xuất hiện ở người bị loãng xương đang trong lứa tuổi trung niên.

Ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương?

Ngoài việc tìm hiểu bệnh loãng xương là gì, triệu chứng loãng xương thì nhiều người còn thắc mắc đối tượng nào dễ mắc bệnh loãng xương nhất? Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, đa phần nam giới và nữ giới ở mọi chủng tộc đều có thể bị loãng xương. Tuy nhiên, những người phụ nữ lớn tuổi đã bị mãn kinh là người châu Á và da trắng có nguy cơ bị loãng xương cao nhất. 

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn chỉ ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương bao gồm yếu tố thay đổi được và yếu tố không thay đổi được. Trong đó, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương có thể thay đổi.

Yếu tố tăng nguy cơ mắc nệnh loãng xương có thể thay đổi

  • Ăn uống:

Việc không hấp thụ đầy đủ lượng canxi và vitamin D thông qua việc ăn uống; thói quen tiêu thụ quá nhiều protein, natri và caffeine mà lười ăn rau xanh, hoa quả có thể khiến xương tái tạo kém do thiếu canxi.

  • Lười vận động:

Việc không tập thể dục thường xuyên chắc chắn sẽ làm cho xương thiếu sự dẻo dai, bền bỉ, kém hấp thu các chất hơn, từ đó gia tăng nguy cơ bị loãng xương.

  • Hút thuốc lá, uống rượu bia:

Việc hút thuốc và uống rượu bia không chỉ tác động xấu tới sức khỏe toàn diện mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến xương khớp. Các nhà nghiên cứu đã so sánh những người hút thuốc lá với người không hút và thấy rằng; người đã và đang sử dụng thuốc có tần suất bị đau nhức cơ thể cao hơn 50%. Bên cạnh đó, những người uống nhiều rượu bia cũng có thể bị chuột rút và gầy yếu.

  • Cân nặng:

Ngừa thừa cân, béo phì sẽ gây áp lực lớn lên xương và các khớp. Từ đó làm tăng nguy cơ dẫn đến chứng viêm khớp, đau thắt lưng, gout và đau cơ xơ hóa.

  • Tính chất công việc:

Một công việc văn phòng, phải ngồi làm việc nhiều thì nguy cơ loãng xương sẽ gia tăng. Bên cạnh đó, điều này cũng gây ra các vấn đề về lưng và khiến dáng đi của bạn xấu hơn.

  • Sử dụng steroid:

Việc sử dụng các loại thuốc corticosteroid trong thời gian dài thường sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình tái tạo xương.

Người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương

Người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc loãng xương không thể thay đổi

  • Tuổi tác:

Khi trên 50 tuổi, con người sẽ có nguy cơ cao bị loãng xương. Nhất là những người lười vận động, ăn uống thiếu chất. Theo các bác sĩ, khoảng 30 tuổi, thì mật độ xương của một người sẽ đạt đến mốc đỉnh điểm. Kể từ đây, quá trình tái tạo xương mới sẽ chậm lại. Tuy nhiên phần xương cũ lại không ngừng thoái hóa. Ở một thời điểm nào đó, tốc độ thoái hóa xương sẽ bắt kịp và thậm chí là vượt qua tốc độ tạo ra xương mới.

  • Giới tính:

Phụ nữ có nguy cơ bị mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới. Nữ giới khi 20 sẽ bắt đầu bị thiếu hụt khối lượng xương. Từ 20 đến 80 tuổi, chị em đã mất khoảng 1/3 lượng mật độ xương. Trong khi con số này ở nam giới chỉ là ¼. Phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh bị thiếu hụt estrogen đã khiến xương bị yếu đi nhanh hơn.

  • Chủng tộc:

Theo nghiên cứu thì những người châu Á có vóc dáng nhỏ hơn các chủng tộc khác. Nên chắc chắn sẽ có khối lượng xương thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn trung bình của thế giới. Ngoài ra, phụ nữ châu Á cũng có thói quen ít dùng phô mai, sữa và các sản phẩm từ bơ sữa. Bởi vậy cũng dễ bị thiếu hụt canxi hơn.

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương:

Nếu trong gia đình có 1 thành viên từng bị loãng xương sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh này. Cho tới nay, các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm ra loại gen gây ra chứng loãng xương.

  • Thể trạng:

Cân nặng, vóc dáng cũng có liên quan mật thiết đến khối lượng xương. Người thấp bé nhẹ cân sẽ có khối lượng xương thấp. Do vậy mà tốc độ mất xương ở đối tượng này cũng nhanh hơn.

Nguyên nhân bệnh loãng xương

Xương là một cơ quan luôn luôn tồn tại trong trạng thái liên tục đổi mới. Cụ thể, xương mới sẽ liên tục được tạo ra và xương cũ cũng bị phá vỡ đi. Khi con người còn trẻ, xương mới sẽ được tái tạo nhanh hơn. Do đó khối lượng xương cũng tăng theo. Trung bình, một người có thể đạt được khối lượng xương cao nhất khi đủ 20 tuổi.

Sự lão hóa của cơ thể do yếu tố tuổi tác là nguyên nhân loãng xương

Sự lão hóa của cơ thể do yếu tố tuổi tác là nguyên nhân loãng xương

Để khỏe mạnh và phát triển bình thường. Xương cần nhận đủ các khoáng chất là canxi và phosphate. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống. Việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân chính gây bệnh loãng xương là sự lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh và suy giảm testosterone ở nam giới. Khi lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh chóng hơn xương mới được tạo ra. Từ đó mật độ xương cũng giảm đáng kể.

Ngoài ra, bệnh loãng xương cũng có liên quan đến khối lượng xương cao nhất mà một người đã đạt được khi còn trẻ. Khối lượng xương cao đồng nghĩa với việc bạn “dự trữ” được nhiều xương hơn. Ngược lại, chỉ số này càng ít thì khả năng bị loãng xương khi về già càng cao.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Loãng xương

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh loãng xương được áp dụng phổ biến hiện nay là;

  • Đo mật độ xương: Chụp X quang được áp dụng để đo mật độ xương tại khu vực cột sống thắt lưng, vùng cổ xương đùi hoặc cổ tay. Phương pháp này sẽ hấp thụ năng lượng kép (DEXA) để cho ra những hình ảnh cho biết lượng xương bị mất chỉ trong vài phút.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Mục đích của xét nghiệm máu là kiểm tra lượng nội tiết tố của nam hoặc nữ và tìm kiếm các nguy cơ làm tăng sự mất xương. Trong đó chủ yếu là sự thiếu hụt các loại vitamin hoặc khoáng chất trong cơ thể.

Xem thêm:

  • Chụp X-quang - Một số điều quan trọng cần phải biết

Đo mật độ xương giúp chẩn đoán bệnh loãng xương

Đo mật độ xương giúp chẩn đoán bệnh loãng xương

Biện pháp điều trị bệnh loãng xương

Việc điều trị loãng xương nhằm mục đích tái tạo xương, làm chậm quá trình lão hóa của xương và ngăn chặn các biến chứng do bệnh này gây ra.

Dùng thuốc chữa loãng xương

Thuốc chống hủy xương và thuốc tái tạo xương được các bác sĩ sử dụng để kìm hãm quá trình phân hủy xương đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo xương. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp bệnh nhân hấp thụ canxi tốt hơn.

  • Thuốc chống hủy xương (Bisphosphonates): Gồm các thuốc Alendronate, Clodronate, Etidronate, Pyrophosphate,... Tác dụng của thuốc là làm tăng khối lượng và độ cứng cáp của xương. Từ đó giảm nguy cơ gãy xương.
  • Thuốc tái tạo xương: Calcium vitamin D3, MK7 đều là những thuốc giúp tái tạo xương hiệu quả. Hai chất này khi được vận chuyển vào xương sẽ giúp kéo canxi từ các vị trí thừa đến xung xương. Đồng thời tránh nguy cơ hình thành sỏi thận, táo bón, xơ vữa động mạch và vôi hóa mô mềm. Bên cạnh đó, MK7 còn tăng lượng collagen trong xương. Nhờ đó mà xương được dẻo dai hơn, làm chậm quá trình mất xương do sinh lý. Đáng chú ý, Vitamin D còn giúp cơ thể người bệnh hấp thu canxi từ ruột vào máu tốt hơn.
  • Thuốc điều trị triệu chứng: Chủ yếu là các thuốc giảm đau.

Chú ý: Bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc điều trị loãng xương.

Thuốc Alendronate được dùng để điều trị loãng xương

Thuốc Alendronate được dùng để điều trị loãng xương

Điều trị biến chứng

Phương pháp điều trị ngoại khoa sẽ được áp dụng khi loãng xương gây ra biến chứng gãy xương. Cụ thể:

  • Gãy cổ xương đùi: Bắt vít xốp, thay chỏm xương đùi hoặc thay thế toàn bộ khớp háng cho người bệnh.
  • Lún xẹp thân đốt sống hoặc biến dạng cột sống: Phẫu thuật tạo hình thân đốt sống bằng kỹ thuật bơm xi măng qua da tạo hình đốt sống có bóng hoặc không bóng. Đây là phương pháp điều trị đơn giản, chỉ cần gây tê tại chỗ, bệnh nhân có thể đi lại ngay sau phẫu thuật xong. Và thời gian nằm viện rất ngắn, chỉ khoảng 2-3 ngày.

Liệu pháp thay thế hormone

Liệu pháp thay thế hormone (HRT) chứa estrogen thường được bác sĩ áp dụng cho phụ nữ mãn kinh bị bệnh loãng xương. Để ngăn ngừa tình trạng mất xương và giảm nguy cơ gãy xương. Nội tiết tố Estrogen cũng giúp chị em ngăn ngừa bệnh tim, cải thiện chức năng nhận thức và đường tiết niệu. Với cách này, người bệnh sẽ cần uống Raloxifen - một chất điều hoà chọn lọc thụ thể Estrogen mỗi ngày trong thời gian trên 2 năm với liều lượng 60mg/ngày.

Tuy nhiên, liệu pháp thay thế hormone chứa estrogen cũng tồn tại một số rủi ro. Bao gồm nguy cơ ung thư vú. Vì vậy, bác sĩ cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của phương pháp điều trị này để đưa ra quyết định chính xác.

Liệu pháp thay thế hormon tiềm ẩn nguy cơ gây ung thứ vú và bệnh tim mạch cho phụ nữ mãn kinh

Liệu pháp thay thế hormon tiềm ẩn nguy cơ gây ung thứ vú và bệnh tim mạch cho phụ nữ mãn kinh

Tương tự như phụ nữ, sự suy giảm nồng độ Testosterone ở nam giới cũng có mối quan hệ mật thiết với bệnh loãng xương. Vì vậy, liệu pháp tăng cường bổ sung Testosterone có thể góp phần cải thiện các triệu chứng loãng xương ở phái mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nam giới nên sử dụng thuốc để điều trị loãng xương hơn là việc bổ sung Testosterone. 

Cách khắc phục loãng xương tại nhà

Ngoài những biện pháp điều trị loãng xương nêu trên. Người bệnh có thể lựa chọn khắc phục các triệu chứng của bệnh bằng những biện pháp ngay tại nhà, bao gồm:

  • Hãy nói “Không” với thuốc lá: Hút thuốc là một trong những tác nhân làm tăng tỷ lệ mất xương và gãy xương. 
  • Hạn chế uống rượu hoặc không uống quá nhiều rượu: Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày có thể khiến sự hình thành xương bị giảm. Không những vậy, việc uống nhiều rượu ở người cao tuổi cũng làm tăng nguy cơ té ngã và gãy xương. 
  • Hạn chế tối đa các nguy cơ té ngã: Phụ nữ trung niên nên mang giày cao gót thấp dưới 5 phân. Tránh đi gót cao. Đồng thời nên giữ cho nhà sáng, an toàn. Tránh để vật dụng lung tung dưới sàn hay để sàn nhà ướt, trơn trượt. 

Phòng ngừa bệnh loãng xương

Để làm chậm tiến độ mất xương, phòng ngừa gãy xương hoặc giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Các chuyên gia Cơ xương khớp khuyên bạn nên thực hiện những biện pháp sau:

Bổ sung canxi hoặc ăn khẩu phần giàu canxi mỗi ngày

Một số loại thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại rau lá xanh, cá, đậu… Đối với người lớn từ 19 đến 50 tuổi nên hấp thụ 1000mg canxi mỗi ngày hoặc ăn đủ 3 bữa. Tuy nhiên, với nữ giới trên 50 tuổi nên bổ sung 1200mg canxi hoặc ăn 4 bữa mỗi ngày. Với nam giới trên 70 tuổi nên ăn 4 bữa hoặc bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày.

Khám sức khỏe định kỳ

  • Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ. Đo loãng xương để kiểm tra mật độ xương.
  • Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như diễn tiến các triệu chứng của bệnh.
  • Uống thuốc theo đơn và theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý mua hay bỏ thuốc được kê toa.
  • Cẩn trọng hơn khi dùng thuốc: Người có nguy cơ cao mắc loãng xương cần trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Xem chúng có nguy cơ gây giảm mật độ xương hay không.

Tập luyện và sinh hoạt theo chế độ

  • Thường xuyên tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp và các bài tập chịu tải trọng theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Ngừng sử dụng sản phẩm độc hại: Thuốc lá, đồ uống chứa gas, cồn, cà phê,...
  • Kiểm soát cân nặng: Duy trì trọng lượng tiêu chuẩn. Không để thiếu cân, thừa cân hay béo phì nhằm tránh gây áp lực lên xương.
  • Vận động, di chuyển cẩn thận hơn: Điều này có thể ngăn ngừa biến chứng gãy xương do loãng xương.

Điều trị loãng xương tại Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông

Trung tâm Cơ xương khớp Phương Đông là địa chỉ thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp nằm trong hệ thống của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Giúp đẩy lùi bệnh xương khớp, mang đến một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc cho người dân trên địa bàn Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Trung tâm Cơ xương khớp Phương Đông là địa chỉ điều trị bệnh loãng xương uy tín được nhiều người bệnh lựa chọn

Trung tâm Cơ xương khớp Phương Đông là địa chỉ điều trị các bệnh cơ xương khớp uy tín được nhiều người bệnh lựa chọn

Khám và điều trị bệnh tại Trung tâm Cơ xương khớp Phương Đông. Khách hàng sẽ hoàn toàn được trải nghiệm dịch vụ y tế 5 sao, đáp ứng mọi nhu cầu dù là khắt khe nhất

Ưu điểm khi thăm khám tại Bệnh viện Phương Đông

  • Quy tụ đội ngũ giáo sư, bác sĩ, chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm. Đứng đầu là PGS.TS.Bác sĩ Nguyễn Mai Hồng - Giám đốc Trung tâm cơ xương khớp - Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai.
  • Ứng dụng tiến bộ y học hiện đại trong chẩn đoán & điều trị bệnh lý cơ xương khớp.
  • Kết hợp phương pháp vật lý trị liệu hiện đại đem đến kết quả hồi phục tốt nhất cho người bệnh.
  • Trang thiết bị máy móc hiện đại. Cho kết quả hình ảnh sắc nét hỗ trợ tối đa quá trình thăm khám và điều trị như: Máy cộng hưởng từ 1.5T, 16 kênh; Multiva 1.5T; Hệ thống máy X- quang kỹ thuật số Dura Diagnost; Máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy; Ingenuity Elite….
  • Hội chẩn đa chuyên khoa với đội ngũ giáo sư, y bác sĩ ở nhiều chuyên khoa khác hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan.
  • Áp dụng đầy đủ các chính sách của BHYT, BHBL theo quy định của Nhà nước.
  • Đảm bảo công tác phòng chống dịch, người bệnh an tâm điều trị, không lo lây chéo.
  • Bệnh viện xanh rộng 100.000m2 với hàng vạn cây xanh.

Kết luận

Có thể thấy, loãng xương là căn bệnh diễn ra âm thầm. Gần như không có triệu chứng lâm sàng cho tới khi xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Nếu bị gãy xương hông hay nghiêm trọng hơn là ở cột sống có thể dẫn đến tàn tật vĩnh viễn và nguy cơ tử vong là rất cao. Bởi vậy mà mỗi người cần chủ động thăm khám sức khỏe. Nếu nằm trong danh sách những đối tượng dễ bị loãng xương hoặc khi nhận thấy các dấu hiệu loãng xương. Hãy đến bệnh viện để được kiểm tra. Mọi thắc mắc cần giải đáp cũng như đăng ký khám và điều trị bệnh viêm khớp tại Trung tâm Cơ xương khớp Phương Đông vui lòng gọi 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,004

Bài viết hữu ích?

Nguồn tham khảo

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp
19001806 Đặt lịch khám