Bệnh Gout nên ăn và kiêng gì? Chế độ ăn cho người bị Gout

Đào Thị Huyền

10-06-2021

goole news
16

Chế độ ăn có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Tuy nhiên, bệnh Gout nên ăn và kiêng gì? Chế độ ăn cho người bị Gout như thế nào là hợp lý không phải bất cứ người bệnh nào cũng biết câu trả lời. Để biết đáp án chính xác hãy cùng Bệnh viện Phương Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Khái niệm về bệnh Gout

Gout là một loại viêm khớp gây đau, sưng và viêm đột ngột ở khớp. Bệnh gout còn xảy ra ở gót chân, ngón chân cái, ngón tay, cổ tay, đầu gối. 

Bệnh gout xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Khi nồng độ axit uric cao, các tinh thể axit uric sẽ lắng đọng trong các khớp, gây đau dữ dội, viêm, sưng. Cơn đau này xảy ra vào ban đêm kéo dài từ 3-10 ngày. Có một số trường hợp do di truyển hoặc chế độ ăn uống thiếu khoa học dẫn đến bệnh gout.

Bệnh Gout nên ăn và kiêng gì? Chế độ ăn cho người bị Gout

Gout là một loại viêm khớp gây đau, sưng và viêm đột ngột ở khớp

Ảnh hưởng của thực phẩm đến bệnh gout?

Một số loại thực phẩm giàu purine có thể gây ra các cơn gout. Đối với những người khỏe mạnh bình thường  những thực phẩm nhiều purine không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, những người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric hiệu quả nên tiêu thụ quá nhiều purine sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn gout.

Để phòng ngừa các cơn gout, bcần hạn chế  thực phẩm nhiều purine như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, rượu, bia và một số loại rau, đường fructose và đồ ngọt….

Trong khi đó, các sản phẩm từ đậu nành, sữa ít béo, các chất bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh gout.

 Người bị gout nên ăn gì? Chế độ ăn cho người mắc bệnh

  • Trái cây: tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout. Trong đó quả anh đào làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể và giúp ngăn ngừa các đợt gout.
  • Rau quả: tất cả các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gout như đậu Hà Lan, nấm, khoai tây, cà tím và rau xanh
  • Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt và lúa mạch, yến mạch
  • Các loại đậu: đậu nành, đậu lăng, đậu phụ
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Dầu thực vật
  • Các loại hạt
  • Trứng

Người bị gout nên ăn nhiều rau củ quả

Tất cả trái cây, rau xanh đều tốt cho bệnh gout

Bệnh gút kiêng ăn gì?

Thịt đỏ, thực phẩm giàu đạm

Thịt đỏ chứa hàm lượng purine cao thường >150mg/100g. Một số loại thịt đỏ và thực phẩm giàu đạm cần tránh như: thịt trâu, hịt bò nạc, thịt chó, dê,…

Tuy nhiên, nếu bị bệnh nhẹ vẫn có thể sử dụng nhưng với lượng nhỏ <70g các loại thịt này mỗi ngày để không làm tăng nồng độ axit uric máu.

Nước giải khát, bia rượu

Đường fructose không chứa nhân purine nhưng có thể làm tăng nguy cơ bệnh gút dù chúng  có thể làm tăng nguy cơ bệnh gút. Các nghiên cứu cho thấy, những người đàn ông uống ít hoặc không uống nước ngọt ít có có nguy cơ mắc bệnh gút hơn  so với người thường xuyên sử dụng. Ngoài ra những đồ uống kích thích như bia rượu, nước giải khát cũng làm những cơn gout đau trầm trọng hơn.

Thực phẩm nhiều chất béo

Các món ăn nhiều chất béo, dầu mỡ làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải axit uric, gây lắng đọng tại khớp đồng thời gây nên tình trạng thừa cân, béo phì không tốt cho sức khoẻ.

Nội tạng động vật

Các món ăn từ nội tạng động vật như: tim, gan, thận… chứa lượng purine cao không tốt cho sức khoẻ người bệnh gút

Hải sản

Hải sản là nhóm thực phẩm chứa nhiều nhân purine. Do đó, người bệnh gout cũng cần kiêng ăn những thực phẩm như: cua, cá biển,  tôm, sò..

Hải sản là nhóm thực phẩm chứa nhiều nhân purine nên người  bị gout không nên ăn

Hải sản là nhóm thực phẩm chứa nhiều nhân purine nên người bị gout không nên ăn

Thực phẩm được dùng với lượng vừa phải

Bên cạnh những thực phẩm tránh, một số loại thịt dưới đây vẫn có thể được dùng với lượng vừa phải như:.

  • Thịt heo, thịt gà, thịt bò và thịt cừu
  • Cá hồi tươi hoặc đóng hộp

Thực đơn lâu dài cho người bị bệnh Gút

  • Hạn chế sử dụng nước chè, rượu, bia, cà phê
  • Ăn các loại quả không chua, nhiều rau xanh
  • Uống đủ nước hàng ngày, đặc biệt là nước khoáng kiềm

Hạn chế sử dụng nước chè, rượu, bia, cà phê

Bị gout nên hạn chế sử dụng nước chè, rượu, bia, cà phê

Chế độ sinh hoạt cho người bị bệnh Gout

Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh gout nên ăn và kiêng gì thì một số thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn giảm cảm giác khó chịu bao gồm:

Giảm cân

Khi thừa cân,  cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường trong máu. Việc kháng insulin cũng thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể. Do đó, giảm cân sẽ giúp bạn giảm mức axit uric và giảm đề kháng insulin.

Tập thể dục

Cách để ngăn ngừa các cơn gout là tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục không chỉ giúp giữ mức axit uric thấp mà còn giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.

Uống đủ nước

Nước giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu. Vì vậy khi bị gout bạn nên uống nước đầy đủ, ít nhất 2-3lit/ngày.

Chế độ sinh hoạt cho người bị bệnh Gout

Khi bị gout bạn nên uống nước đầy đủ, ít nhất 2-3lit/ngày

Hạn chế uống đồ uống có cồn

Các chất kích thích, đồ uống có cồn là một trong những nguyên nhân gây kích thích các đợt gout. Nguyên nhân là do cơ thể ưu tiên loại bỏ cồn thay vì loại bỏ axit uric, điều này làm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao.

Dùng thực phẩm bổ sung vitamin C

Bổ sung vitamin C giúp hỗ trợ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể đồng nghĩa với việc có thể làm giảm mức axit uric.  Mỗi ngày bạn nên bổ sung từ 500-1000mg vitamin C từ các loại quả như: cam, dâu tây nho, cà chua, dứa, bơ...

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được bệnh Gout nên ăn và kiêng gì? Chế độ ăn cho người bị Gout.  Việc tuân theo lối sống lành mạnh, kiểm soát chế độ ăn uống giúp bạn phòng ngừa sự tấn công đột ngột của các cơn gout. Đặc biệt đừng quên đăng ký khám bệnh định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm nhất từ đó có phương án xử lý kịp thời, Mọi thắc mắc cần giải đáp cũng như đăng ký sử dụng dịch vụ y tế tại Phương Đông vui lòng gọi 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,375

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám