Bệnh viêm não Nhật Bản có thể gây tử vong rất nhanh trong vòng 24 giờ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu ban đầu và các phương pháp điều trị bệnh trong bài viết dưới đây.
Bệnh viêm não Nhật Bản có thể gây tử vong rất nhanh trong vòng 24 giờ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu ban đầu và các phương pháp điều trị bệnh trong bài viết dưới đây.
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh truyền nhiễm gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do virus viêm não Nhật Bản - một Flavivirus thuộc họ Togaviridae nhóm B (còn gọi là bệnh viêm não Nhật Bản B). Virus viêm não Nhật Bản không chịu nhiệt, bất hoạt ở 56°C trong 30 phút và 100°C trong 2 phút, có thể tồn tại vài năm ở trạng thái đông lạnh.
Muỗi Culex, gia súc (trâu, bò, lợn, ngựa...) và chim chân dài là ổ chứa virus viêm não Nhật Bản thường gặp. Muỗi mang virus do hút máu từ động vật mắc bệnh rồi truyền cho con người khi đốt. Viêm não Nhật Bản có ổ dịch thiên nhiên khắp nơi. Bệnh có ở Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, vùng viễn đông Liên bang Nga, các đảo Thái Bình Dương và miền Bắc nước Úc. Khoảng 3 tỷ người trên thế giới đang sinh sống ở những vùng có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản.
Loài muỗi Culex là ổ chứa virus viêm não Nhật Bản
Ở Việt Nam, loài muỗi Culex xuất hiện đa số ở miền Bắc, đặc biệt ở vùng đồng bằng và trung du, sinh sản mạnh nhất là vào mùa hè và hoạt động mạnh vào buổi tối. Do đó mùa dịch bệnh viêm não Nhật Bản rơi vào các tháng 5, 6, 7, cao điểm là tháng 6, chu kỳ mỗi 3-5 năm một lần.
Bệnh viêm não Nhật Bản có thể gặp ở mọi độ tuổi, giới tính. Trong đó đối tượng có nguy cơ cao là trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm 87,5%) do có hệ miễn dịch yếu hơn người lớn và chưa được tiêm vắc xin đầy đủ. Nhiều trường hợp do không được tiêm phòng, quên tiêm mũi 3 viêm não Nhật Bản hay không tiêm nhắc lại hoặc cha mẹ nhầm với cảm cúm thông thường nên đưa trẻ đi điều trị bệnh viêm não Nhật Bản chậm trễ.
Thời kỳ ủ bệnh
Thời kỳ này kéo dài từ 5 đến 15 ngày, trung bình khoảng 1 tuần. Bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng của viêm não Nhật Bản dù là biểu hiện nào nên rất khó nhận biết.
Thời kỳ khởi phát
Sau thời kỳ ủ bệnh, viêm não Nhật Bản khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao 39-40°C, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn. Từ 1-2 ngày đầu xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn vận động nhãn cầu, rối loạn thần kinh trung ương, mất ý thức, yếu cơ, rối loạn vận động, xung huyết giãn mạch rõ. Ở một số trẻ có thể thấy đi lỏng, đau bụng, nôn giống như khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống.
Triệu chứng thời kỳ khởi phát viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Thời kỳ toàn phát
Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, virus xâm nhập nhu mô não và phá hủy các tế bào thần kinh. Người bệnh lúc này xuất hiện triệu chứng tổn thương não và tổn thương thần kinh khu trú. Các triệu chứng thời kỳ khởi phát không giảm mà tăng lên. Từ mê sảng,kích thích, rối loạn ý thức, bệnh nhân dần đi vào hôn mê sâu.
Xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy:
Thời kỳ toàn phát thường ngắn, bệnh nhân qua được thời kỳ này tiên lượng sẽ tốt hơn.
Thời kỳ lui bệnh
Bước sang tuần thứ 2, bệnh đỡ dần, nhiệt độ giảm và hết sốt vào khoảng ngày thứ 10 nếu không có bội nhiễm. Hội chứng não - màng não hay rối loạn thần kinh thực vật mất dần tuy nhiên các tổn thương thần kinh khu trú lại rõ hơn trước, có thể biểu hiện di chứng tâm thần, liệt tay chân, liệt các dây thần kinh sọ.
Thể ẩn: không mắc bệnh nhưng vẫn có đáp ứng miễn dịch.
Thể cụt: biểu hiện của nhiễm khuẩn, nhiễm độc (sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn), không có triệu chứng của hội chứng não - màng não.
Thể viêm màng não: thường gặp ở trẻ lớn, thanh niên.
Hiện tại bệnh viêm não Nhật Bản chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, do đó tiêm phòng vắc xin và diệt muỗi, chống muỗi trong môi trường sống là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất.
Viêm não Nhật Bản không điều trị kịp thời, đúng cách sẽ rất nguy hiểm bởi có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm tính mạng như:
Bệnh viêm não Nhật Bản có thể biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng
Tử vong thường xảy ra từ những ngày đầu từ khi có các triệu chứng hôn mê sâu, co giật. Do đó người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ cần được theo dõi tình trạng sát sao và nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
Viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong rất cao, thống kê khoảng 25-35% ở các nước nhiệt đới; khoảng 50% người sau khỏi bệnh phải chịu các di chứng thần kinh - tâm thần.
Các di chứng phổ biến nhất ở người bệnh viêm não Nhật Bản bao gồm:
Bệnh viêm não Nhật Bản có thể để lại di chứng gây ảnh hưởng đến khả năng học tập
Bệnh viêm não Nhật Bản mặc dù rất nguy hiểm và tỷ lệ tử vong khá cao, tuy nhiên vẫn có thể khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm để phát hiện bệnh như: xét nghiệm thường quy, xét nghiệm không đặc hiệu, xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm huyết thanh học.
Bao gồm các xét nghiệm để kiểm tra công thức máu, chức năng gan, chức năng thận. Ở người bệnh, xét nghiệm cho thấy lượng tiểu cầu giảm, thiếu máu, men gan tăng, bạch cầu tăng vừa phải.
Có thể chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản B bằng xét nghiệm thường quy
Đối với bệnh nhân bị rối loạn tri giác, các bác sĩ sẽ chọc dò thắt lưng để lấy dịch não tủy làm xét nghiệm. Áp lực dịch não tủy tăng, glucose trong dịch não ít tăng, protein tăng nhẹ, tế bào tăng nhẹ (< 100 tế bào/mm3). Bạch cầu đa nhân chiếm ưu thế lúc đầu, nhưng sau đó tế bào lympho chiếm ưu thế.
Xét nghiệm bằng chẩn đoán hình ảnh cũng có thể giúp phát hiện bệnh viêm não Nhật Bản. Thông qua chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ, bác sĩ sẽ thấy được những thay đổi tại đồi thị, hạch nền, trung não, cầu não, tủy, đo điện não đồ ghi nhận ức chế hoạt động não
Ngoài các phương pháp trên, người ta còn có thể chẩn đoán viêm não Nhật Bản bằng xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể IgM đặc hiệu của virus viêm não Nhật Bản trong dịch não tủy. Bên cạnh đó là tìm kháng thể IgM có ý nghĩa gợi ý nhiễm hoặc nhiễm chéo với tác nhân cùng họ (như sốt xuất huyết). Kết quả dương tính có được sau ít nhất là 9 ngày từ khi có triệu chứng đầu tiên. Nếu kết quả âm tính nhưng vẫn nghi ngờ bệnh, bạn có thể xét nghiệm lần hai.
Khi mắc bệnh viêm não Nhật Bản, việc điều trị chủ yếu tập trung vào giảm triệu chứng, bao gồm các phương pháp sau đây:
Để hạ sốt, trước hết cần cởi bớt quần áo cho bệnh nhân, chườm mát vào các vùng bẹn, nách, cổ. Ngoài ra, có thể dùng thuốc hạ nhiệt thông qua sonde, truyền tĩnh mạch hoặc thụt giữ trực tràng.
Hạ sốt bằng cách chườm mát tại các vùng trán, bẹn, nách, cổ
Sử dụng Seduxen thông qua sonde hoặc tiêm bắp/tĩnh mạch. Ngoài ra, bác sĩ có thể truyền tĩnh mạch nhỏ giọt Aminazin + Thiantan + Spartein. Với bệnh nhân co giật nhiều có thể dùng gardenal.
Chống phù não bằng cách truyền dịch ưu trương nhằm tăng áp lực thẩm thấu, rút nước ở các tổ chức, tế bào, khoang gian bào vào lòng mạch. Đối với phù não nặng, co giật, có thể dùng Corticoid để chống tích muối và nước ở tổ chức não, bình thường hóa sự thẩm thấu mạch máu.
Cho người bệnh thở oxy, hút đờm dãi, bổ sung điện giải kịp thời. Bên cạnh đó, dùng thuốc trợ tim và thuốc vận mạch khi cần thiết.
Dùng lượng kháng sinh phù hợp với trọng lượng người bệnh để ngăn ngừa bội nhiễm như ampicillin hoặc Cephalosporin thế hệ 3. Cùng với đó, người chăm sóc cần thường xuyên lau rửa cơ thể, vệ sinh răng miệng, thay đổi tư thế của người bệnh để hạn chế viêm loét da do tỳ đè, nằm lâu. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh phải đảm bảo đầy đủ protein và vitamin, khoáng chất.
Để nâng cao hiệu quả phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, nhất là trong mùa dịch cao điểm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp như sau:
Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản hữu hiệu
Viêm não Nhật Bản là bệnh nghiêm trọng, nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được bằng tiêm vắc xin, đây là biện pháp hiệu quả nhất vì vậy các bậc cha mẹ cần lưu ý cho con đi tiêm đúng lịch. Lưu ý phải tiêm đủ 3 mũi bởi nếu chỉ tiêm 1 mũi sẽ không đủ hiệu lực bảo vệ, chích ngừa viêm não Nhật Bản mũi 2 sẽ giúp tăng hiệu lực bảo vệ lên tới 80% và tiêm 3 mũi sẽ đạt hiệu quả bảo vệ đến 95% trong khoảng 3 năm và sau mỗi 3 năm nên tiêm nhắc lại 1 lần.
Jevax (Việt Nam) là vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản cho người lớn và trẻ từ 12 tháng trở lên. Trẻ em chưa đủ 36 tháng tuổi dùng liều 0.5ml; trẻ em từ đủ 36 tháng tuổi trở lên dùng liều 1ml. Vắc-xin Jevax chống chỉ định với những đối tượng sau:
Vắc xin Jevax ngừa bệnh viêm não Nhật Bản
Phác đồ tiêm Jevax có 3 mũi cơ bản như sau:
Sau mỗi 3 năm, trẻ nên tiêm nhắc lại một liều để duy trì khả năng miễn dịch cho đến 15 tuổi. Nhiều trường hợp phụ huynh chủ quan, không đưa con tiêm nhắc lại dẫn đến dịch viêm não Nhật Bản tái xuất hiện trong cộng đồng.
Imojev (Pháp) là vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản dành cho người lớn và trẻ từ đủ 9 tháng trở lên. Mỗi đối tượng được tiêm liêu 0,5 ml hoàn nguyên. Vắc-xin Imojev của Pháp được khuyến cáo là chống chỉ định với các đối tượng gồm:
Vắc xin Imojev
Đối với trẻ từ 9 tháng đến < 18 tuổi (chưa tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản lần nào), áp dụng tiêm Imojev theo phác đồ như sau:
Đối với người trưởng thành đủ 18 tuổi trở lên: Chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất.
JEEV (Ấn Độ) là vắc xin viêm não Nhật Bản dành cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên đến người lớn dưới 49 tuổi. JEEV có phác đồ tiêm 2 liều cơ bản như sau.
Người lớn từ 18-49 tuổi được khuyến cáo tiêm thêm 1 liều nhắc lại sau mũi 2 khoảng 12 tháng đạt hiệu quả ngừa bệnh cao nhất.
Vắc xin JEEV
Bên cạnh tác dụng, loại vắc xin thì một trong những vấn đề bố mẹ quan tâm nhất là chi phí. “Vacxin viêm não Nhật Bản bao nhiêu tiền” cũng là câu hỏi chung của khá nhiều bậc phụ huynh.
Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, vacxin viêm não Nhật Bản có chi phí cụ thể như sau: Jevax 1ml giá 170.000đ; Imojev 0,5ml giá 660.000đ; JEEV 3mcg/0,5ml có giá 340.000đ; JEEV 6mcg/0,5ml có giá 450.000đ. Quý khách lưu ý, giá trên có thể thay đổi tùy vào thời điểm nhập mua, vì vậy để biết giá chính xác, quý khách vui lòng liên hệ hotline 19001806.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, diễn biến rất nhanh và tỷ lệ di chứng cao. Do đó nếu phát hiện trẻ có các biểu hiện nghi ngờ như: sốt, đau đầu, buồn nôn, co giật, rối loạn ý thức... cần cho trẻ đi khám và điều trị càng sớm càng tốt để giảm thiểu di chứng. Bên cạnh đó, cha mẹ cần chủ động phòng bệnh cho con bằng việc thực hiện tiêm chủng đúng lịch, đúng liều, chủ động tiêm nhắc lại đến năm con 15 tuổi. Để được tư vấn chi tiết hoặc đặt lịch tiêm lẻ, tiêm trọn gói theo độ tuổi của con, quý cha mẹ vui lòng liên hệ hotline 19001806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, đội ngũ nhân viên sẽ nhanh chóng hỗ trợ.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.