Vì sao bị đau buốt trong xương ống chân? Làm thế nào để khắc phục?

Ngọc Anh

15-07-2025

goole news
16

Đau buốt trong xương ống chân có thể xảy ra khi gặp nhiều tai nạn trong cuộc sống hoặc là biến chứng của các bệnh lý cơ xương khớp như loãng xương, thoát vị đĩa đệm,... Để nhanh chóng trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường, bạn nên đi thăm khám sớm để được hướng dẫn điều trị đúng lúc, đúng cách. 

Bị đau buốt trong xương ống chân là gì?

Xương ống chân hay xương ống đồng, xương chày là xương nối giữa khớp gối và khớp cổ chân, có vai trò nâng đỡ thân trên và hỗ trợ đi, đứng, vận động linh hoạt. Vì nhiều nguyên nhân như tai nạn giao thông, chấn thương thể thao mà người bệnh có thể cảm thấy đau nhức hoặc buốt dọc theo phần trước hoặc bên trong xương chày. 

Bạn có thể nhận biết tình trạng bị đau buốt trong xương ống chân qua các biểu hiện điển hình dưới đây:

  • Đau âm ỉ, nhức nhối ở phía trước 1 hoặc cả 2 ống chân
  • Đau nhiều hơn khi vận động
  • Sưng nhẹ, đau đớn ở cẳng chân và rõ rệt hơn khi chạm vào

Các cơn đau buốt trong xương ống đồng có thể diễn ra ở 1 hoặc cả 2 chân

Các cơn đau buốt trong xương ống đồng có thể diễn ra ở 1 hoặc cả 2 chân

Nguyên nhân gây ra cơn đau nhức xương ống chân là gì?

Có rất nhiều lý do dẫn đến triệu chứng đau nhức ở xương cẳng chân, trong đó, các nguyên nhân phổ biến bao gồm: 

  • Tập luyện, chơi thể thao cường độ mạnh mà không khởi động trước dẫn đến đau nhức, mỏi cơ xương 
  • Mang vác vật nặng, làm việc nặng quá sức hoặc đứng lâu, đi lại nhiều khiến cơ xương phải chịu sức ép lớn và đau đớn nghiêm trọng
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý ở cơ xương khớp như viêm cơ, viêm xương khớp, ung thư xương ống chân, giãn tĩnh mạch,... cũng bị đau ở cẳng chân khi sinh hoạt
  • Vừa trải qua chấn thương hoặc va đập mạnh khi chơi thể thao, va chạm giao thông khiến khớp bị tổn thương và đau nhức
  • Chấn thương hoặc va đập mạnh làm tổn thương xương khớp
  • Trẻ em trong độ tuổi dậy thì có xương và sụn phát triển nhanh chóng nhưng cơ bắp tăng trưởng chậm cũng có thể có biểu hiện đau nhức
  • Chế độ ăn thiếu hụt canxi và vitamin từ thịt, cá, trứng, sữa,... có thể làm xương yếu hơn

Đau buốt trong xương ống chân có nguy hiểm không?

Có. Bạn không nên chủ quan nếu đang bị đau buốt trong xương ống chân. Mặc dù cơn đau có thể cải thiện sau vài ngày nhưng nếu không được điều trị đúng cách, cơn đau có thể kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần khiến người bệnh đi lại, sinh hoạt khó khăn, thậm chí suy giảm khả năng vận động. 

Do đó, bạn nên đến gặp các chuyên gia cơ xương khớp ngay nếu có các biểu hiện như sau:

  • Đau xương kéo dài trên 5 ngày
  • Đau kèm theo cứng khớp, viêm khớp và đỏ khớp
  • Đau âm ỉ, dữ dội suốt 24h
  • Cơn đau tăng lên khi vận động

Bạn nên điều trị ngay khi các cơn đau bắt đầu xuất hiện

Bạn nên điều trị ngay khi các cơn đau bắt đầu xuất hiện

Các phương pháp chẩn đoán khi bị đau buốt trong xương ống chân

Để đưa ra phương hướng điều trị phù hợp, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm phù hợp. Trước đó, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để đánh giá vùng chấn thương, quan sát và kiểm tra mức độ tổn thương.

  • Chụp X Quang: Phát hiện gãy, nứt, rạn xương hoặc bất thường cấu trúc của xương, khớp chân và các mô mềm xung quanh như dây chằng và cơ
  • Chụp MRI: Đây là công nghệ đánh giá bất thường của xương khớp và các bộ phận xung quanh mà phim chụp X Quang có thể bỏ qua.
  • Xét nghiệm máu: Đánh giá mức độ tăng giảm của bạch cầu trong máu, từ đó chỉ ra phản ứng viêm ở xương hoặc khớp
  • Xét nghiệm axit uric: Được thực hiện để hỗ trợ chẩn đoán bệnh gút và các nguyên nhân gây bệnh. Bởi trên thực tế, gút cũng có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau buốt ở xương ống chân.

Bạn sẽ được cân nhắc chụp X Quang để đánh giá chuyên sâu về tình trạng xương

Bạn sẽ được cân nhắc chụp X Quang để đánh giá chuyên sâu về tình trạng xương

Các biện pháp phòng tránh cơn đau buốt trong xương ống chân

Tin vui là chúng ta có thể chủ động phòng tránh các chấn thương ở xương cẳng chân bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt như sau:

  • Dành thời gian vận động và nghỉ ngơi hợp lý để giãn cơ bắp chân và xương ống chân, hạn chế vận động quá sức khiến các cơn đau quay lại
  • Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, tập luyện để hạn chế căng cơ, trật khớp hay bong gân. Hoặc bạn nên chuyển hẳn sang môn thể thao nhẹ nhàng, tốt cho sức khoẻ như bơi lội, đi bộ, tập yoga
  • Ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin D, protein, sắt và magie vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe xương khớp
  • Hạn chế tiêu thụ cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác
  • Massage cẳng chân và bàn chân trước khi đi ngủ thường xuyên
  • Ngâm chân trong nước muối mỗi tối trước khi đi ngủ

Có thể nói, bị đau buốt trong xương ống chân là triệu chứng phải được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

19

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp
19001806 Đặt lịch khám